Bệnh đau dạ dày và một số điều cần biết

Hung_Hoang
27/9/2022 9:20Phản hồi: 0
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp gồm những vấn đề ở dạ dày như: đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn,… Việc này gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những vậy, ở nhiều trường hợp, bệnh này còn gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh lý của các quý ông, quý bà, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Có 3 vị trí bị đau dạ dày phổ biến nhất:
• Đau vùng thượng vị: Đây là vùng ở trên rốn, dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan tới vùng ngực hoặc ra sau lưng.
• Đau vùng bụng giữa: vùng này còn gọi là vùng quanh rốn, có nhiều cơ quan nội tạng nên khó để phân biệt với những bệnh lý ở vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan tới vùng bụng phải. Người bệnh thường có triệu chứng ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng,…
• Đau vùng bụng dưới bên trái: người bệnh cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng khó tiêu, tức bụng, đầy hơi, nóng bụng,…
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Theo nghiên cứu khoa học, đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, một số nguyên nhân bị đau dạ dày như:
Do vi sinh vật
Các loại vi khuẩn, nấm gây tình trạng viêm loét dạ dày gây đau, xuất huyết. Trong đó, nhiều nhất nhất là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Trong nhiều trường hợp người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng không loét dạ dày. Uống nhiều rượu bia, đồ ăn độc hại tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, làm hại dạ dày.
Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống không hợp lí là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Những người có thói quen xấu trong ăn uống thường sẽ mắc bệnh liên quan tới dạ dày:
• Ăn uống không điều độ, không đúng giờ, ăn khuya.
• Để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
• Ăn quá nhiều đồ chua, cay, chiên rán.
• Vừa ăn vừa làm việc khác như: chơi game, xem tivi, đọc sách,…
• Dùng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, hư hỏng,…
• Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
Các thói quen ăn uống không khoa học đều gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì thế cần có thói quen ăn uống điều độ, hợp lý để bảo vệ sức khỏe.
Yếu tố tâm lý
Những người hay bị căng thẳng, stress, áp lực có nguy cơ đau dạ dày cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do căng thẳng, áp lực làm cho dạ dày tăng co bóp và tiết dịch, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa gây ảnh hưởng xấu đến chức năng dạ dày như: viêm hoặc ung thư tuyến tụy, viêm ruột, túi mật, hội chứng ruột kích thích,… Ngoài ra, đau dạ dày có thể là hậu quả của các bệnh lý ở tuyến giáp bởi tuyến này điều khiển chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Do dùng thuốc
Các thuốc kháng viêm không có steroid và thuốc kháng sinh liều cao gây ức chế hệ vi sinh vật gây hại trong dạ dày, dẫn tới nhiều hệ lụy như: loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
Tìm hiểu thêm về hệ tiêu hóa TẠI ĐÂY
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019