Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng cá ngừ, đe dọa ngành sushi của Nhật Bản

Nam Air
27/10/2022 7:28Phản hồi: 47
Biến đổi khí hậu làm giảm sản lượng cá ngừ, đe dọa ngành sushi của Nhật Bản
Cá ngừ vằn, ở VN gọi là cá ngừ sọc sưa, người Nhật gọi là katsuo, là một loại cá không thể thiếu trong ẩm thực của Nhật Bản, được sử dụng để ăn sống, làm khô cá, làm nước cốt cá ngừ. Takeo Nakajo, một ngư dân 70 tuổi có hơn 50 năm kinh nghiệm chuyên đánh bắt cá ngừ vằn ở Kure, tỉnh Kochi (không phải thành phố Kure của tỉnh Hiroshima), nhưng trong 2 năm trở lại đây, số lượng cá ngừ vằn mà ông và các ngư dân khác ở Kure bắt được đều béo, mập bất thường.

tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (10).jpg


Bình thường khi cá mập hơn, tức là nặng hơn, thì sẽ bán được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên ngư dân vùng Kure không nghĩ vậy, họ cho rằng biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp lên loài cá ngừ sọc dưa mà họ đánh bắt. Sản lượng cá ngừ vằn không chỉ bị đe dọa bởi tình trạng đánh bắt quá mức, mà nay còn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu toàn cầu.

tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (5).jpg
Ông Takeo Nakajo và đồng nghiệp ăn sáng trước khi ra khơi bắt cá ngừ vằn



“Nhiệt độ nước đã làm gì đó với lũ cá ngừ. Tôi có một linh cảm không lành rằng một ngày nào đó cá ngừ không tới vịnh biển này nữa.” Takeo Nakajo, thuyền trưởng của đoàn tàu Nakajomaru chuyên đánh bắt cá ngừ vằn ở đây 50 năm qua.

tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (11).jpg
Câu cá ngừ bằng phương pháp truyền thống, gọi là ipponzuri


Cầm một miếng sashimi cá ngừ vằn trên tay, bếp trưởng Noriaki Ito của nhà hàng trăm tuổi Tsukasa ở thành phố Kochi, tỉnh Kochi nói: “Tôi chưa từng thấy cá ngừ vằn có nhiều mỡ như năm nay. Tôi lo là biến đổi khí hậu sẽ làm tuyệt diệt những loài cá khác, bao gồm sò điệp chambara-gai, món đặc sản của thành phố Kochi".
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (3).jpg
Bếp trưởng Noriaki Ito đang quét wasabi lên miếng cá ngừ sống


Cá ngừ vằn sinh trưởng ở vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương, sau đó chúng sẽ theo dòng hải lưu ấm mà di trú lên các vùng biển phía Bắc vào mùa Xuân. Vào mùa này, vịnh Kochi hình lưỡi liềm trở thành một ngư trường sôi động với sản lượng cá ngừ vằn dồi dào.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (4).jpg

Quảng cáo



Trong 4 thập kỉ qua, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng lên 2 độ C, tính tới năm 2015, Phòng khí tượng thủy văn ở Kochi cho biết. Cá ngừ vằn béo mập hơn có thể là do nước biển ấm lên, chúng tìm được nhiều thức ăn hơn.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (6).jpg
Cá ngừ vằn được ướp đá, chuẩn bị bán đấu giá. Ở chợ đầu mối, cá tươi được bán đấu giá, ai bỏ giá cao nhất sẽ giành được quyền mua.


Nhưng về lâu dài, nhiệt độ nước ấm hơn sẽ ngăn cản nguồn dưỡng chất nổi bên mặt nước, dẫn tới việc các sinh vật phù du không có đủ nguồn thức ăn. Các loài cá nhỏ, thức ăn cho cá ngừ vằn cũng không đủ thức ăn, hậu quả là sản lượng cá ngừ sẽ giảm sút. Ông Hiroyuki Ukeda, phó chủ tịch Đại học Kochi nhận định.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (2).jpg

Cá ngừ vằn sinh trưởng ở vùng biển nhiệt đới của Thái Bình Dương, sau đó chúng sẽ theo dòng hải lưu ấm mà di trú lên các vùng biển phía Bắc vào mùa Xuân. Vào mùa này, vịnh Kochi hình lưỡi liềm trở thành một ngư trường sôi động với sản lượng cá ngừ vằn dồi dào.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (7).jpg
Chế biến cá ngừ vằn để làm khô

Quảng cáo




Trong 4 thập kỉ qua, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng lên 2 độ C, tính tới năm 2015, Phòng khí tượng thủy văn ở Kochi cho biết. Cá ngừ vằn béo mập hơn có thể là do nước biển ấm lên, chúng tìm được nhiều thức ăn hơn.

Nhưng về lâu dài, nhiệt độ nước ấm hơn sẽ ngăn cản nguồn dưỡng chất nổi bên mặt nước, dẫn tới việc các sinh vật phù du không có đủ nguồn thức ăn. Các loài cá nhỏ, thức ăn cho cá ngừ vằn cũng không đủ thức ăn, hậu quả là sản lượng cá ngừ sẽ giảm sút. Ông Hiroyuki Ukeda, phó chủ tịch Đại học Kochi nhận định.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (12).jpg
So sánh 2 miếng cá ngừ vằn, miếng bên phải là cá loại ngon, miếng bên trái là cá nhiều mỡ hơn bình thường, lớp mỡ màu hồng, rất dễ thấy bằng mắt thường


Bên cạnh việc lo ngại giảm sản lượng hải sản, Nhật Bản còn đối mặt với tình trạng dân số già, khiến cho nước này không có đủ lực lượng lao động kế thừa nghiệp ngư dân đánh bắt cá, cũng như người làm trong lĩnh vực chế biến hải sản, các loại gia vị sử dụng cho món sushi, sashimi và nhiều thứ khác.
"Ở Kure, số lượng ngư dân liên tục giảm trong 3 thập kỉ qua." Ông Takahiro Tanaka, một chuyên gia vị giác đời thứ 4 chuyên thẩm định mùi vị cá ngừ vằn cho biết.


Chúng tôi có thể phân biệt rõ mùi vị của các loài cá ngừ, hệt như nông dân trồng nho ở Pháp biết loại nào để làm rượu vang vậy. Thị trấn Nakatosa này có lẽ là nơi cuối cùng ở Nhật Bản còn tồn tại món cá ngừ vằn trong văn hóa ẩm thực hàng ngày. Khi mà không còn ngư dân, văn hóa này cũng sẽ biến mất.

Ông Takeo Nakajo từng hỏi đứa cháu nội về việc kế thừa ngư nghiệp gia đình, nhưng nó lắc đầu và chọn ôn thi làm công chức địa phương.

Chính quyền thành phố Kochi nói rằng sản lượng cá ngừ vằn khai thác được hiện nay chỉ còn bằng 1/4 so với thập niên 1980. Nếu cứ đà này diễn ra, chúng ta sẽ không còn được ăn cá ngừ vằn trong tương lai gần.

tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (8).jpg
Sản xuất nước cốt cá ngừ, katsuobushi


Từ hàng chục cơ sở sản xuất katsuobushi (nước cốt cá ngừ) hoạt động nhộn nhịp ở Kochi nhiều năm trước, bây giờ số lượng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Ông Taichi Takeuchi, chủ một cơ sở katsuobushi nói "tôi không biết xưởng này còn hoạt động được bao lâu nữa."

Không chỉ có cá ngừ, mà wasabi, tinh hoa của nền ẩm thực của Nhật Bản cũng cùng chung số phận.
Bão nhiệt đới và nhiệt độ ngày càng nóng đã làm sản lượng wasabi ở Okutama, vùng núi phía tây Tokyo, trong suốt nhiều năm qua.
tinhte-ca-ngu-van-nhat-ban (9).jpg
Ông Mashahiro, chủ trang trại trồng wasabi


"Không biết số phận trang trại này rồi sẽ ra sao", ông Masahiro Hoshina, 72 tuổi, chủ một trang trại trồng cây wasabi lo ngại.

Số lượng nông dân trồng wasabi đã giảm 3/4 so với thập niên 1950, sản lượng canh tác cũng mất đi rất nhiều. Nếu cứ đà này, wasabi không còn thì món sushi cũng tuyệt chủng luôn.

"Sashimi cá phải ăn với wasabi, sự kết hợp của 2 thứ này là một môn nghệ thuật, không thể thiếu một trong hai. Tôi không dám nghĩ tới một tương lai Nhật Bản không có 2 thứ đó." Ông Ukeda nói.

tinhte-wasabi.jpg


Theo Reuters
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

om mani
ĐẠI BÀNG
2 năm
sushi thì cá hồi vẫn đỉnh nhất với mình, cá ngừ ăn khônh ngon bằng
@Nam Air toàn giun sáng không gớm quá bác nhỉ,hic
@Vịt Yêu Spa khử tanh khử mùi mất hết , mất luôn vị có luôn . ăn cá như ăn mực luôn . thấy chưa
@toilachi9 đối với cá, giun nó sống ở trong cơ trong thịt luôn, ghê thật
Mắc ói quá
Bây giờ giới trẻ Nhật cũng thích ăn thịt và fast food (gà) rồi.
@Jake Sumo mình cực ấn tượng với món gà KFC ở Nhật vì nó quá mặn luôn 😆
Không liên quan nhưng ảnh và màu ảnh đẹp quá anh.
Bảo sao dạo này đắt thế !
Thôi kệ ăn đã !
image.jpg
hipppo
CAO CẤP
2 năm
Rất thích ăn các món tươi sống mà không qua đun nấu, như rau sống, muối dưa, muối cà, nộm, dưa bao tử, măng ớt,...Còn thịt cá sống thì chịu.
@hipppo Ăn đi rồi nghiện bác, vn mình nhiều món gỏi sống lắm này. Có điều không raw như nhật mà trộn nhiều gia vị hơn.
@hipppo Ăn chín uống sôi vẫn sống lâu hơn.
Otoro vẫn là ngon nhất, đắt nhất 😁
Khai thác cho cố vô rồi đỗ thừa biến đổi khí hậu 😆
món yêu thích của tui
Trừ con đuông dừa ra thì từ bé đến giờ chưa từng thử món thịt nào sống 100% chưa qua chế biến cả 😉. Tui thật bất hạnh mà.😩
Biến đổi khí hậu khiến cho việc chăn nuôi Tôm dưới Sóc Trăng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
@B1tches keep reporing but can't stop Thứ nhất là thời tiết thất thường. Thứ 2 là nước biển dâng, có vẻ như người dân ko còn dựa theo kinh nghiệm nào giờ đc nữa.
@SoGetSu cho mình hỏi là từ trước tời giờ thời tiết có thất thường ko? Lúc nào chẳng nắng rồi mưa này nọ. Mà mực nước biển liên quan gì tới nuôi tôm nước ngọt trong đất liền nhỉ?
@B1tches keep reporing but can't stop Hy vọng mày có não, có nhận thức và có chút kiến thức.
@SoGetSu ừ thì mình ngu mới hỏi bạn đó =)) mời mày giải thích đi, thằng não bự
mình vẫn thích sashimi cá hồi hơn, mềm và béo. và sashimi mực, ngọt và giòn
vậy cá sẽ di cư tới những vùng lạnh hơn
ngệ nhân sẽ giảm
cỡ 40 năm nữa ,khi những con cá ngon xuât hiện lại ,thì nhu cầu sẽ tăng trở lại ,thu nhập cao sẽ thu hut ngệ nhân gia nhập thị trường : )
Con này cá nhân ăn thấy k ngon
Samol vẫn là chân ái
Món này mình thích hơn cá hồi.
Vũ!
CAO CẤP
2 năm
Chưa ăn món này bao giờ 😀
ăn sống quen đi mấy nữa hết khí đốt quen là vừa.
Cười ra nước mắt
ở Nhật cũng kì, thấy con cá béo mập mà lại lo ra đủ thứ chuyện. Chứ gặp ở xứ mình thì lại đua nhau đi bắt rồi đội giá bán và kêu là "được mùa".

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019