Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Mamoa ở Hawaii vừa đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change vào đầu tuần trước.
Nghiên cứu này được các nhà khoa học tiến hành theo cách tìm kiếm 1 cách hệ thống những ví dụ thực tiễn về ảnh hưởng của 10 loại hình khí hậu cực đoan chịu tác động xấu bởi hiện tượng nhà kính đối với các bệnh tật trên người. Các loại hình khí hậu cực đoan ở đây bao gồm nhiệt độ ấm lên, hạn hán, các đợt nắng nóng, cháy rừng, mưa to, lụt lội, bão, nước biển dâng cao, thay đổi cấu trúc hoá học của sinh học dựa theo vùng địa lý và sự thay đổi bề mặt đất.
Sau khi nghiên cứu hơn 70 nghìn báo cáo về sự liên quan giữa biến đổi khí hậu và bệnh tật, nhóm đã phát hiện tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên đều đang diễn ra nhiều hơn, khốc liệt hơn do nhiệt độ trái đất tăng. Và tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến các dịch bệnh được gây nên bởi virus, vi khuẩn, động vật, nấm và thực vật. Chi tiết hơn thì trong số 375 loại bệnh trên người được nghiên cứu đã có 218 loại bệnh bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Mối quan hệ giữa các hiện tượng khí hậu cực đoan với bệnh tật
Điều đáng lo ngại là biến đổi khí hậu đã đem các mầm bệnh đến gần với con người hơn. Ví dụ như thời tiết nóng ẩm hơn do mưa nhiều làm tăng lượng muỗi, ve, rận, chim và động vật có vú thường mang virus hay vi khuẩn gây nên các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết... Điều này đặc biệt đúng với muỗi bởi sau mỗi khi có lũ lụt hay bão, lượng muỗi tăng mạnh, làm nguy cơ truyền bệnh cũng tăng theo. Câu chuyện các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng có thể do tác động của khí hậu làm động vật không thể ở chỗ của mình mà đi gần hơn tới con người, và cả hướng ngược lại. Các nhà khoa học cũng liên hệ các đợt nắng nóng với các bệnh liên quan đến nguồn nước bị nhiễm khuẩn nhưng vẫn phải sử dụng do thiếu nước. Còn với bão, lũ, nước biển dâng thì làm tăng các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm gan, các bệnh đường hô hấp và bệnh về da...
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng chính những hiện tượng thời tiết kiểu này đang dần hệ miễn dịch của con người bởi nó phải chống lại các nguy cơ bệnh tật nhiều hơn so với ngày trước. Họ lo ngại nếu tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra quá nhanh và mạnh như hiện tại cơ thể con người sẽ không thể kịp thích nghi mà sẽ dẫn đến tình trạng chọn lọc tự nhiên, cá thể nào khoẻ mới có thể sống sót. Theo đánh giá với việc biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến hơn 1 nghìn đường truyền bệnh như trong nghiên cứu thì việc để tất cả mọi người có thể thích nghi là điều không tưởng.
Chính vì vậy việc giảm lượng khí thải nhà kính và giảm tốc độ tăng nhiệt độ Trái đất sẽ là cách làm đúng vào thời điểm hiện tại và cả tương lai. Bởi chỉ như vậy con người mới có thêm thời gian để thích nghi với 1 thế giới ngày càng khắc nghiệt.
Tham khảo Nature
Nghiên cứu này được các nhà khoa học tiến hành theo cách tìm kiếm 1 cách hệ thống những ví dụ thực tiễn về ảnh hưởng của 10 loại hình khí hậu cực đoan chịu tác động xấu bởi hiện tượng nhà kính đối với các bệnh tật trên người. Các loại hình khí hậu cực đoan ở đây bao gồm nhiệt độ ấm lên, hạn hán, các đợt nắng nóng, cháy rừng, mưa to, lụt lội, bão, nước biển dâng cao, thay đổi cấu trúc hoá học của sinh học dựa theo vùng địa lý và sự thay đổi bề mặt đất.
Sau khi nghiên cứu hơn 70 nghìn báo cáo về sự liên quan giữa biến đổi khí hậu và bệnh tật, nhóm đã phát hiện tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên đều đang diễn ra nhiều hơn, khốc liệt hơn do nhiệt độ trái đất tăng. Và tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến các dịch bệnh được gây nên bởi virus, vi khuẩn, động vật, nấm và thực vật. Chi tiết hơn thì trong số 375 loại bệnh trên người được nghiên cứu đã có 218 loại bệnh bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Mối quan hệ giữa các hiện tượng khí hậu cực đoan với bệnh tật
Điều đáng lo ngại là biến đổi khí hậu đã đem các mầm bệnh đến gần với con người hơn. Ví dụ như thời tiết nóng ẩm hơn do mưa nhiều làm tăng lượng muỗi, ve, rận, chim và động vật có vú thường mang virus hay vi khuẩn gây nên các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết... Điều này đặc biệt đúng với muỗi bởi sau mỗi khi có lũ lụt hay bão, lượng muỗi tăng mạnh, làm nguy cơ truyền bệnh cũng tăng theo. Câu chuyện các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng có thể do tác động của khí hậu làm động vật không thể ở chỗ của mình mà đi gần hơn tới con người, và cả hướng ngược lại. Các nhà khoa học cũng liên hệ các đợt nắng nóng với các bệnh liên quan đến nguồn nước bị nhiễm khuẩn nhưng vẫn phải sử dụng do thiếu nước. Còn với bão, lũ, nước biển dâng thì làm tăng các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm gan, các bệnh đường hô hấp và bệnh về da...
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng chính những hiện tượng thời tiết kiểu này đang dần hệ miễn dịch của con người bởi nó phải chống lại các nguy cơ bệnh tật nhiều hơn so với ngày trước. Họ lo ngại nếu tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra quá nhanh và mạnh như hiện tại cơ thể con người sẽ không thể kịp thích nghi mà sẽ dẫn đến tình trạng chọn lọc tự nhiên, cá thể nào khoẻ mới có thể sống sót. Theo đánh giá với việc biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến hơn 1 nghìn đường truyền bệnh như trong nghiên cứu thì việc để tất cả mọi người có thể thích nghi là điều không tưởng.
Chính vì vậy việc giảm lượng khí thải nhà kính và giảm tốc độ tăng nhiệt độ Trái đất sẽ là cách làm đúng vào thời điểm hiện tại và cả tương lai. Bởi chỉ như vậy con người mới có thêm thời gian để thích nghi với 1 thế giới ngày càng khắc nghiệt.
Tham khảo Nature