Vào ngày 1 tháng 6, Bộ Tư Pháp Mỹ (ở New York) thông báo quyết định bắt và khởi tố nhân viên cũ của OpenSea tên Nate Chastain vì tội giao dịch nội bộ và rửa tiền [1]. Việc bắt và khởi tố ông Chastain là một lời cảnh báo cho những ai đã nhúng chàm liên quan tới crypto sẽ sớm có ngày bị sờ gáy. Đối với những ai có suy nghĩ dùng chế độ ẩn danh của blockchain để giao dịch phi pháp và lừa đảo, đây là lời cảnh tỉnh.
Cho những anh em chưa biết, OpenSea là một sàn giao dịch để mua bán các NFT, ngắn gọn là quyền sở hữu số của những nội dung kỹ thuật số (hình ảnh, nhạc, tên miền, v.v). Chi tiết NFT là gì, anh em có thể tham khảo bài viết cũ của mình ở đây.
Theo văn bản pháp luật của Bộ Tư Pháp Mỹ [1], ông Chastain bị khởi tố hai tội danh: (1) giao dịch nội bộ (insider trading), (2) rửa tiền (money laundering).
Ông Damian Williams, đứng đầu Sở Tư Pháp của quận phía nam của New York phát biểu: “NFT tuy mới không đồng nghĩa giao dịch nội bộ là mới”, tức là vẫn có thể bị khởi tố. Cá nhân ông Chastain hiện nay vẫn khẳng định bản thân mình vô tội. Nhưng cá nhân mình đoán ông này sẽ thoả thuận ngoài toà với bên Tư pháp Mỹ, vì chứng cứ trên blockchain đã hết sức rõ ràng do tất cả lợi nhuận bất chính đều được gửi về cái ví chính của ông này. Mỗi tội danh, nếu bị kết ảnh sẽ phải ngồi tù cao nhất là 20 năm.
Mình biết nhiều anh em biết đến blockchain, vẫn hay nghe nói là crypto dùng cho tội phạm, rồi rửa tiền do chế độ ẩn danh. Mình có thể khẳng định với anh em điều này là có, nhưng không phổ biến như tiền mặt. Lý do:
Trước vụ này, có 1 vụ khác liên quan tới crypto là 2 vợ chồng Ilya Lichtenstein (34 tuổi), Heather Morgan(31 tuổi), bị Bộ Tư Pháp Mỹ bắt và khởi tố hồi tháng 2, năm 2022 tại do liên quan tới vụ hack khoảng 120,000 BTC của sàn Bitfinex vào năm 2016 [3]. Hai vợ chồng này đã rửa được khoảng 25,000 BTC, số BTC còn lại đã được Bộ Tư Pháp Mỹ thu giữ.
Đã nghiên cứu blockchain, và crypto một thời gian, mình có thể khẳng định với anh em, phạm tội liên quan tới blockchain và sử dụng crypto là quyết định hết sức ngu xuẩn. Nguyên do là có một thực tế nhiều anh em có thể chưa biết, tội phạm liên quan tới crypto, lúc nào cũng sẽ cần một sàn giao dịch tập trung để rửa số crypto đó ra các đồng tiền pháp định như USD, EUR để sử dụng do các giao dịch giá trị lớn vẫn chưa chấp nhận crypto. Nên chỉ cần cơ quan thực thi pháp luật khi có trát của toà để yêu cầu các sàn đó công bố danh tính thì họ phải tuân thủ. Như cặp vợ chồng bên trên, có tạo ra hàng trăm ví, và cả các tài khoản giả mạo trên sàn tập trung, thì vẫn không thể trốn khỏi.
Hiện nay, tội phạm sử dụng crypto không những không giảm mà còn có xu hướng tăng, như bài báo của Forbes, họ thống kê lại thì không phải 0.34% trong năm 2020, mà là 0.62%. Điều này xuất pháp từ việc nhiều nhà đầu tư ham kiếm lợi nhanh, mà bị lừa. Cộng thêm việc các công cụ chế tài của các nước cho crypto chưa đầy đủ, nên các vụ án liên quan tới crypto vẫn còn đó. Chính các công cụ chế tài chưa đầy đủ, dẫn tới việc các sàn giao dịch tập trung vẫn để cho tội phạm sử dụng như một nơi rửa tiền. Một khi luật rõ ràng hơn, công cụ chế tài đầy đủ, thì các sàn này phải tuân thủ và tham gia vào việc chống rửa tiền thì tội phạm liên quan tới crypto mới giảm được. Không giống như tiền mặt, những giao dịch phi pháp nó sẽ được ghi lại vĩnh viễn trên blockchain, một khi đã dính chàm, nó sẽ theo một người suốt đời. Hai trường hợp bên trên là ví dụ rõ ràng nhất. Hy vọng, đây là lời cảnh tỉnh cho những ai có ý định dùng blockchain để lừa gạt và phạm pháp biết mà chùn tay.
Nguồn: [1], [2], [3]
Cho những anh em chưa biết, OpenSea là một sàn giao dịch để mua bán các NFT, ngắn gọn là quyền sở hữu số của những nội dung kỹ thuật số (hình ảnh, nhạc, tên miền, v.v). Chi tiết NFT là gì, anh em có thể tham khảo bài viết cũ của mình ở đây.
Theo văn bản pháp luật của Bộ Tư Pháp Mỹ [1], ông Chastain bị khởi tố hai tội danh: (1) giao dịch nội bộ (insider trading), (2) rửa tiền (money laundering).
- Về tội danh số 1, ông Chastain khi còn là nhân viên cũ của OpenSea, giữ chức giám đốc sản phẩm (Head of Product) phụ trách việc quyết định NFT nào sẽ được “feature” trên trang chủ. Thông thường những NFT được feature trên trang chủ, sẽ có giá sang tay rất cao. Nếu may mắn mua ngay lúc mở bán sau khi đưa lên trang chủ, một người có thể kiếm lời nhanh khoảng 2-3 lần, tuỳ giá trị, dao động khoảng 4000-5000 USD/lần. Ông Chastain lợi dụng quyền hành của mình, đã mua những NFT trước được bản thân quyết định được feature trên trang chủ, rồi bán lại để thu lợi. Hành động này được quy vào tội giao dịch nội bộ, tức sử dụng thông tin nội bộ có ảnh hưởng tới giá cả của một thứ được giao dịch công khai (ví dụ cổ phiếu, hay hồ sơ đấu thầu) để thu lợi bất chính. Tổng cộng, ông Chastain này đã thực hiện 11 lần giao dịch nội gián để mua tổng cộng 45 NFT, thu lợi khoảng 2-5 lần số tiền bỏ ra (khoảng 200,000-400,000 USD).
- Về tội danh số 2, rửa tiền. Ông Chastain sử dụng hàng chục các ví ẩn danh do bản thân tạo ra để mua bán các NFT, thu lợi bất chính, và chuyển tiền về cho bản thân.
Ông Damian Williams, đứng đầu Sở Tư Pháp của quận phía nam của New York phát biểu: “NFT tuy mới không đồng nghĩa giao dịch nội bộ là mới”, tức là vẫn có thể bị khởi tố. Cá nhân ông Chastain hiện nay vẫn khẳng định bản thân mình vô tội. Nhưng cá nhân mình đoán ông này sẽ thoả thuận ngoài toà với bên Tư pháp Mỹ, vì chứng cứ trên blockchain đã hết sức rõ ràng do tất cả lợi nhuận bất chính đều được gửi về cái ví chính của ông này. Mỗi tội danh, nếu bị kết ảnh sẽ phải ngồi tù cao nhất là 20 năm.
Mình biết nhiều anh em biết đến blockchain, vẫn hay nghe nói là crypto dùng cho tội phạm, rồi rửa tiền do chế độ ẩn danh. Mình có thể khẳng định với anh em điều này là có, nhưng không phổ biến như tiền mặt. Lý do:
- Mặc dù ví là ẩn danh, tức là anh em sẽ không biết ví đó thuộc về ai trừ khi người đó công bố, nhưng những giao dịch là thông tin đại chúng, ai cũng có quyền kiểm tra và không thể xoá bỏ. Nên một khi giao dịch phạm pháp xảy ra, nó sẽ ở đó suốt đời.
- Do khả năng có thể bị truy xét, nên tỷ lệ các giao dịch phạm pháp sử dụng crypto, theo Forbes chiếm chỉ khoảng 0.62% [2].
Trước vụ này, có 1 vụ khác liên quan tới crypto là 2 vợ chồng Ilya Lichtenstein (34 tuổi), Heather Morgan(31 tuổi), bị Bộ Tư Pháp Mỹ bắt và khởi tố hồi tháng 2, năm 2022 tại do liên quan tới vụ hack khoảng 120,000 BTC của sàn Bitfinex vào năm 2016 [3]. Hai vợ chồng này đã rửa được khoảng 25,000 BTC, số BTC còn lại đã được Bộ Tư Pháp Mỹ thu giữ.
Đã nghiên cứu blockchain, và crypto một thời gian, mình có thể khẳng định với anh em, phạm tội liên quan tới blockchain và sử dụng crypto là quyết định hết sức ngu xuẩn. Nguyên do là có một thực tế nhiều anh em có thể chưa biết, tội phạm liên quan tới crypto, lúc nào cũng sẽ cần một sàn giao dịch tập trung để rửa số crypto đó ra các đồng tiền pháp định như USD, EUR để sử dụng do các giao dịch giá trị lớn vẫn chưa chấp nhận crypto. Nên chỉ cần cơ quan thực thi pháp luật khi có trát của toà để yêu cầu các sàn đó công bố danh tính thì họ phải tuân thủ. Như cặp vợ chồng bên trên, có tạo ra hàng trăm ví, và cả các tài khoản giả mạo trên sàn tập trung, thì vẫn không thể trốn khỏi.
Hiện nay, tội phạm sử dụng crypto không những không giảm mà còn có xu hướng tăng, như bài báo của Forbes, họ thống kê lại thì không phải 0.34% trong năm 2020, mà là 0.62%. Điều này xuất pháp từ việc nhiều nhà đầu tư ham kiếm lợi nhanh, mà bị lừa. Cộng thêm việc các công cụ chế tài của các nước cho crypto chưa đầy đủ, nên các vụ án liên quan tới crypto vẫn còn đó. Chính các công cụ chế tài chưa đầy đủ, dẫn tới việc các sàn giao dịch tập trung vẫn để cho tội phạm sử dụng như một nơi rửa tiền. Một khi luật rõ ràng hơn, công cụ chế tài đầy đủ, thì các sàn này phải tuân thủ và tham gia vào việc chống rửa tiền thì tội phạm liên quan tới crypto mới giảm được. Không giống như tiền mặt, những giao dịch phi pháp nó sẽ được ghi lại vĩnh viễn trên blockchain, một khi đã dính chàm, nó sẽ theo một người suốt đời. Hai trường hợp bên trên là ví dụ rõ ràng nhất. Hy vọng, đây là lời cảnh tỉnh cho những ai có ý định dùng blockchain để lừa gạt và phạm pháp biết mà chùn tay.
Nguồn: [1], [2], [3]