Bốn năm kể từ khi chính quyền tổng thống Joe Biden coi cuộc đua tự chủ công nghệ gia công bán dẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu, bộ trưởng thương mại, bà Gina Raimondo đã đưa ra quan điểm cho rằng, những nỗ lực giới hạn phía Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn gần như chẳng kìm hãm được tốc độ phát triển ngành bán dẫn của đất nước này. Trái lại, thứ quan trọng hơn là những khoản trợ cấp của chính phủ liên bang để kích thích đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn nước Mỹ. Đó mới là thứ có thể giúp Mỹ dẫn trước Trung Quốc về công nghệ bán dẫn.
Trong cuộc phỏng vấn với bà Raimondo, bà cho biết: “Cố kìm hãm Trung Quốc là hành động vô ích.”
Gói hỗ trợ trị giá 53 tỷ USD thông qua đạo luật CHIPS and Science Act, thứ kích thích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào mảng gia công bán dẫn nội địa nước này, cũng như sáng tạo khoa học, theo bà “là thứ quan trọng hơn quy định kiểm soát xuất khẩu.”
Tổng thống Joe Biden đã biến những chính sách công nghiệp trở thành nền tảng cho công cuộc hồi sinh nền kinh tế Mỹ. Hồi đầu tháng 12, ông Biden đã có những tuyên bố tích cực về đạo luật CHIPS, cũng như những đạo luật khác, gọi chúng là “khoản đầu tư quan trọng nhất ở nước Mỹ kể từ khi đạo luật New Deal năm 1933 được thông qua.”
Trong cuộc phỏng vấn với bà Raimondo, bà cho biết: “Cố kìm hãm Trung Quốc là hành động vô ích.”
Gói hỗ trợ trị giá 53 tỷ USD thông qua đạo luật CHIPS and Science Act, thứ kích thích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào mảng gia công bán dẫn nội địa nước này, cũng như sáng tạo khoa học, theo bà “là thứ quan trọng hơn quy định kiểm soát xuất khẩu.”
Tổng thống Joe Biden đã biến những chính sách công nghiệp trở thành nền tảng cho công cuộc hồi sinh nền kinh tế Mỹ. Hồi đầu tháng 12, ông Biden đã có những tuyên bố tích cực về đạo luật CHIPS, cũng như những đạo luật khác, gọi chúng là “khoản đầu tư quan trọng nhất ở nước Mỹ kể từ khi đạo luật New Deal năm 1933 được thông qua.”
Chính quyền ông Biden cũng đã đẩy mạnh những nỗ lực ngăn chặn những doanh nghiệp và tập đoàn Trung Quốc mua những con chip xử lý từ những tập đoàn của Mỹ, hay những thiết bị gia công bán dẫn. Cùng lúc, họ cũng kêu gọi những đồng minh của Mỹ, bao gồm cả Nhật Bản và Hà Lan tham gia vào những nỗ lực chung để giới hạn khả năng tiếp cận công nghệ gia công bán dẫn của chính quyền Bắc Kinh.
Bà Raimondo, bộ trưởng thương mại Mỹ, chính là người chịu trách nhiệm triển khai chiến lược hồi sinh nền kinh tế cũng như ngành công nghiệp Mỹ, cùng lúc triển khai chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Bà đã vận động hành lang rất nhiều nhà lập pháp ở đồi Capitol để họ thông qua những dự thảo luật lớn để củng cố kế hoạch kinh tế, tăng cường kiểm soát xuất khẩu, và đẩy mạnh tái cơ cấu bộ thương mại Mỹ, từ một bộ máy quan liêu chậm chạp trở thành đơn vị với những động thái nỗ lực mở rộng cả ngành chip bán dẫn Mỹ.
Những nỗ lực ấy khiến bà Raimondo đi đến kết luận rằng những nỗ lực kiểm soát những công nghệ nhạy cảm, không để chúng rơi vào tay của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn là điều quan trọng. Nhưng theo bà, kiểm soát xuất khẩu công nghệ bán dẫn trong mắt chính quyền Bắc Kinh chỉ tương đương với những cái gờ giảm tốc nếu xét tới nỗ lực thống trị ngành công nghệ toàn cầu của Trung Quốc:
“Cách duy nhất để đánh bại Trung Quốc là phải dẫn trước họ. Chúng ta phải chạy nhanh hơn, sáng tạo mạnh hơn họ. Đó là cách duy nhất để chiến thắng.”
Bình luận kể trên được bà Raimondo đưa ra trong những ngày cuối cùng ở vị trí bộ trưởng thương mại của bà dưới thời chính quyền tổng thống Joe Biden. Chính quyền tổng thống Trump, được thiết lập sau khi ông làm lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tới, rất có khả năng sẽ thay đổi nhiều quy định của chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn Mỹ.
Ở nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền của ông Trump cũng đã có những nước đi mạnh tay để giới hạn khả năng mua sắm thiết bị bán dẫn nói riêng và tiếp cận công nghệ phương Tây nói chung của Trung Quốc. Trong số đó, Huawei Technologies bị ảnh hưởng mạnh nhất, khi gã khổng lồ thiết bị viễn thông này được coi là đầu tàu của ngành công nghệ Trung Quốc.
Quảng cáo
Tuy nhiên, kể tử khi đắc cử hồi đầu tháng 11, ông Trump đã không thiếu những lần đề cập tới khả năng rằng ông sẽ không tiếp tục áp dụng những quy định và chính sách như thời ông Biden. Tháng 10, khi thực hiện chiến dịch tranh cử, ông Trump từng đưa ra tuyên bố “thỏa thuận hỗ trợ ngành chip bán dẫn thực sự tệ.” Thay vì những khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp Mỹ, ông Trump đề xuất áp dụng hàng rào thuế quan “cao tới mức họ phải đến đây xây dựng nhà máy sản xuất chip mà chúng ta không phải hỗ trợ đồng nào.”
Người phát ngôn của đội ngũ chuyển giao chính quyền từ tổng thống Biden sang tổng thống Trump, Kush Desai nói rằng, tổng thống đắc cử đã lên kế hoạch chiến lược kinh tế trong nhiệm kỳ thứ hai bao gồm “tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập, cắt giảm quy định quản lý và bung tỏa nguồn năng lượng Mỹ.”
Ông Trump cũng đề xuất đẩy nhanh cấp phép cho những công ty có kế hoạch đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào nền kinh tế Mỹ. Điều này có khả năng sẽ giúp các doanh nghiệp được miễn việc đánh giá nghiên cứu tác động của quá trình kinh doanh đối với môi trường. Chính sách này có lẽ là nguyên nhân khiến SoftBank cam kết đầu tư 100 tỷ USD vào ngành trí tuệ nhân tạo và những công nghệ tiên tiến khác trên đất Mỹ.
Bà Raimondo đồng ý rằng hiện tại đang có những quy định cản trở khả năng cạnh tranh của nước Mỹ, nhưng “trao cho các công ty một tấm séc trắng để họ làm bất kỳ điều gì họ muốn có thể sẽ là một sai lầm lớn.”
Nhưng với chính bản thân chính quyền ông Biden, việc triển khai đạo luật CHIPS cũng đang gặp không ít trở ngại. Phần lớn nguồn tài trợ thúc đẩy sản xuất đã được chuyển cho những nhà sản xuất chip lớn, bao gồm Intel. Họ đủ điều kiện để nhận gần 8 tỷ USD tiền tài trợ của chính quyền liên bang. Vấn đề lại nằm ở chỗ, Intel đang phải vật lộn để bắt kịp với tốc độ phát triển của các đơn vị gia công bán dẫn ở Hàn Quốc hay Đài Loan. Và sau một loạt những kết quả kinh doanh không tốt, đầu tháng 12, CEO Pat Gelsinger đã bị buộc từ chức.
Quảng cáo
Bà Raimondo cho biết, bộ thương mại Mỹ đã đưa ra những biện pháp bảo vệ khoản hỗ trợ vào hợp đồng thỏa thuận mà chính quyền ký với các doanh nghiệp. Nếu Intel không làm những gì họ đã hứa, khoản hỗ trợ sẽ bị cắt: “Chúng tôi tin họ sẽ thành công, và chúng tôi muốn họ thành công. Cùng lúc, họ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh.”
Vài nhà phân tích đặt ra câu hỏi, liệu Mỹ có đang tập trung quá nhiều vào sản xuất chip mà không rót đủ tiền vốn hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ bán dẫn hay không.
Chris Miller, giáo sư trưởng Fletcher thuộc đại học Tufts, tác giả cuốn Chip War cho rằng: “Có vài người bày tỏ sự thất vọng, khi tham vọng nghiên cứu phát triển công nghệ bán dẫn đang kém hơn tham vọng mà các nhà lập pháp Mỹ kỳ vọng và khuyến khích.”
Giáo sư Miller cho rằng, sự mất cân bằng này là dễ hiểu, vì 80% nguồn tiền tài trợ trong quỹ thuộc đạo luật CHIPS đều được dành cho mục đích sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, bộ thương mại, hiện đang đóng vai trò trung tâm trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ, có thể sẽ cần tập trung kích thích nghiên cứu để giữ cho nước Mỹ dẫn đầu cả thế giới về tiến bộ công nghệ.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục mua được, hoặc tự sản xuất những cỗ máy gia công bán dẫn, dù nhiều công ty tại đây đã bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của bộ thương mại Mỹ. Các quan chức chính quyền Biden khẳng định rằng, chip của Trung Quốc vận hành kém hơn chip do các công ty Mỹ thiết kế, vì thế lợi thế trong tay các công ty trong nước hay của quân đội Mỹ vẫn tồn tại.
Khi bà Raimondo đến thăm Trung Quốc vào năm ngoái, Huawei đã chọn đúng thời điểm này để tung ra thế hệ smartphone Mate 60 series, với con chip tự sản xuất nhờ sự hỗ trợ của SMIC. Các quan chức Hoa Kỳ coi đây là một hành động khoe khoang từ phía Bắc Kinh, rằng quy định kiểm soát và cấm vận của Mỹ không khiến tiến trình phát triển công nghệ của Trung Quốc bị chậm lại.
Còn như tuyên bố của bà Raimondo trước đây: Chip xử lý vận hành những thiết bị của Trung Quốc không tốt như chip bán dẫn các doanh nghiệp Mỹ tạo ra, và rằng “đấy không phải những chiếc điện thoại tốt.”
Theo Wall Street Journal