Các nhà khoa học tại trường đại học Bochum cho biết họ đang thử nghiệm lâm sàng 1 bộ xét nghiệm máu mới sử dụng bộ cảm biến miễn dịch và tia hồng ngoại để phát hiện khả năng 1 người có thể bị mắc bệnh Alzheimer hay không trước khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Thời gian phát hiện sớm và cảnh báo nguy cơ mắc bệnh có thể lên tới 17 năm.
Bộ cảm biến này có khả năng phát hiện sự cuộn gập dấu ấn sinh học của protein amyloid-beta, và với những người bị mắc Alzheimer, việc cuộn gập này sẽ làm tích tụ dần ở trong não, và dần dần sẽ phát triển thành bệnh. Nhóm đã lấy các mẫu máu được thu thập và làm đông lạnh từ năm 2000 đến 2002 của những người từ 50 đến 75 tuổi không có triệu chứng bệnh. Sau đó chọn ra 68 người có chẩn đoán bị Alzheimer trong quá trình 17 năm theo dõi và so sánh với 240 mẫu chứng không được phân tích. Kết quả là dựa vào công nghệ cảm biến miễn dịch và hồng ngoại nhóm xác định được các mẫu máu từ hồi 2000 của 68 bệnh nhân này có mật độ protein sợi thần kinh đệm GFAP khác biệt với người không mắc bệnh, kể cả khi họ chưa có bất dứ dấu hiệu nào của bệnh. Nếu đem kết quả của công nghệ này cùng với kết quả đánh giá cuộn gập dấu ấn sinh học amyloid-beta thì độ chính xác còn cao hơn nữa.
Một ví dụ về cách thức immuno-infrared sensor hoạt động
Các nhà nghiên cứu hy vọng bộ xét nghiệm này sẽ giúp làm giảm sự thất bại trong việc thử nghiệm lâm sàng các dạng thuốc chữa Alzheimer bởi thường thì chúng không phát hiện được sớm nguy cơ bệnh đúng lúc. Chưa kể để đánh giá kết quả vẫn phải dùng các thiết bị chụp chiếu đắt tiền như PET hay các xét nghiệm phải lấy mẫu tủy sống, 1 trải nghiệm rất đau đớn, rồi chạy bằng máy ELISA.
Họ đã mở công ty có tên BetaSENSE để có thể sớm đưa công nghệ này ra thị trường, nhằm giúp giúp sàng lọc sớm những người có nguy cơ bị mất trí khi mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra nhóm cũng kỳ vọng công nghệ mới sẽ giúp những người mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Huntington và cả hội chứng xơ cứng teo cơ một bên nữa.
Tham khảo Ruhr-Universität Bochum
Bộ cảm biến này có khả năng phát hiện sự cuộn gập dấu ấn sinh học của protein amyloid-beta, và với những người bị mắc Alzheimer, việc cuộn gập này sẽ làm tích tụ dần ở trong não, và dần dần sẽ phát triển thành bệnh. Nhóm đã lấy các mẫu máu được thu thập và làm đông lạnh từ năm 2000 đến 2002 của những người từ 50 đến 75 tuổi không có triệu chứng bệnh. Sau đó chọn ra 68 người có chẩn đoán bị Alzheimer trong quá trình 17 năm theo dõi và so sánh với 240 mẫu chứng không được phân tích. Kết quả là dựa vào công nghệ cảm biến miễn dịch và hồng ngoại nhóm xác định được các mẫu máu từ hồi 2000 của 68 bệnh nhân này có mật độ protein sợi thần kinh đệm GFAP khác biệt với người không mắc bệnh, kể cả khi họ chưa có bất dứ dấu hiệu nào của bệnh. Nếu đem kết quả của công nghệ này cùng với kết quả đánh giá cuộn gập dấu ấn sinh học amyloid-beta thì độ chính xác còn cao hơn nữa.
Một ví dụ về cách thức immuno-infrared sensor hoạt động
Các nhà nghiên cứu hy vọng bộ xét nghiệm này sẽ giúp làm giảm sự thất bại trong việc thử nghiệm lâm sàng các dạng thuốc chữa Alzheimer bởi thường thì chúng không phát hiện được sớm nguy cơ bệnh đúng lúc. Chưa kể để đánh giá kết quả vẫn phải dùng các thiết bị chụp chiếu đắt tiền như PET hay các xét nghiệm phải lấy mẫu tủy sống, 1 trải nghiệm rất đau đớn, rồi chạy bằng máy ELISA.
Họ đã mở công ty có tên BetaSENSE để có thể sớm đưa công nghệ này ra thị trường, nhằm giúp giúp sàng lọc sớm những người có nguy cơ bị mất trí khi mắc bệnh Alzheimer. Ngoài ra nhóm cũng kỳ vọng công nghệ mới sẽ giúp những người mắc các bệnh liên quan đến thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Huntington và cả hội chứng xơ cứng teo cơ một bên nữa.
Tham khảo Ruhr-Universität Bochum