Cuối giai đoạn chiến tranh lạnh thập niên 1980, quân đội Mỹ đã đề xuất chế tạo một mẫu trực thăng trinh sát và tấn công hạng nhẹ có khả năng tàng hình. Nó được dự kiến sẽ thay thế cho toàn bộ các trực thăng có cùng tính năng là UH-1, AH-1, OH-6 và OH-58 trước đó bằng một loại trực thăng duy nhất. Hai nhà thầu khi này là Boeing và Sikorsky đã nhận trách nhiệm thiết kế và chế tạo chiếc trực thăng đa nhiệm này. Nhưng cuối cùng chỉ có hai chiếc xuất xưởng và đi vào hoạt động, với tổng số tiền nghiên cứu và phát triển lên đến khoảng 7 tỷ USD (thời giá năm 2004), biến nó thành mẫu trực thăng có giá đắt nhất mọi thời đại tính trên tổng chi phí.
Boeing–Sikorsky RAH-66 Comanche có thiết kế thừa hưởng nhiều từ mẫu máy bay tàng hình F117 cùng thời với nhiều góc cạnh, kết hợp cùng các vật liệu composite và lớp sơn đặc biệt chống phản xạ tín hiệu radar. Tuy nhiên buồng lái của hai thành viên phi hành đoàn và các vị trí dễ bị tổn thương vẫn được bọc giáp Kevlar chống đạn. Thay vì có 4 cánh như các trực thăng thông thường, cánh quạt chính của RAH-66 có đến 5 cánh và được thiết kế có phần cong nhẹ ở đầu mỗi cánh. Đặc điểm này giúp nó giảm độ ồn cánh quạt xuống còn khoảng 1/2 so với các trực thăng chiến đấu khá, nhằm tăng cường tính năng bí mật. Chưa dừng lại ở đó, cánh quạt sau của trực thăng cũng được làm ẩn vào bên trong để hạn chế bộc lộ tín hiệu radar.
Cánh quạt này còn kiêm một chức năng khác là hút luồng khí nóng từ động cơ, hoà trộn cùng không khí lạnh trước khi xả ra bên ngoài, nhằm giảm tối đa lượng nhiệt toả ra. Nó có thể hạ nhiệt độ dòng khí nóng xuống chỉ còn 1/4 so với thông thường để giảm tín hiệu hồng ngoại, giúp máy bay lẩn tránh tốt hơn trước các loại vũ khí tầm nhiệt.
Hệ thống điều khiển trên RAH-66 cực kỳ hiện đại khi nó ra mắt với hệ thống lái Fly-by-wire. Các lệnh từ phi công sẽ được chuyển thành tín hiệu điện và đi đến máy tính, tại đây máy tính sẽ ra lệnh tương ứng để điều khiển máy bay. Về cơ bản, hệ thống này sẽ giúp phi hành đoàn đơn giản tối đa các thao tác lái để tập trung vào nhiệm vụ. Phi công cũng được trang bị hệ thống quan sát bằng mũ HUD kết hợp cùng các màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái, tương tự như trên dòng máy bay chiến đấu F35 ngày nay.
Mũ HUD có một màn hình bên trong, màn hình này sẽ hiển thị thông tin theo góc nhìn của phi công. Nó hoạt động tương tự như một chiếc kính tăng cường thực tế ảo để giám sát 360 độ xung quanh trực thăng. Phi công của RAH-66 có thể nhắm bắn mục tiêu bằng cách nhìn về hướng của vị trí cần tấn công, mũ sẽ khoá mục tiêu, khi đó chỉ cần chọn vũ khí và nhấn nút khai hoả để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thực hiện phi vụ trinh sát, RAH-66 thường mang theo radar Longbow trên đỉnh của cánh quạt chính, với tầm quét khoảng 4 km. Vị trí đặt radar này cho phép nó có thể quét được góc lớn hơn, và phát hiện được vật thể sau các công trình hay ngọn đồi.
Boeing–Sikorsky RAH-66 Comanche có thiết kế thừa hưởng nhiều từ mẫu máy bay tàng hình F117 cùng thời với nhiều góc cạnh, kết hợp cùng các vật liệu composite và lớp sơn đặc biệt chống phản xạ tín hiệu radar. Tuy nhiên buồng lái của hai thành viên phi hành đoàn và các vị trí dễ bị tổn thương vẫn được bọc giáp Kevlar chống đạn. Thay vì có 4 cánh như các trực thăng thông thường, cánh quạt chính của RAH-66 có đến 5 cánh và được thiết kế có phần cong nhẹ ở đầu mỗi cánh. Đặc điểm này giúp nó giảm độ ồn cánh quạt xuống còn khoảng 1/2 so với các trực thăng chiến đấu khá, nhằm tăng cường tính năng bí mật. Chưa dừng lại ở đó, cánh quạt sau của trực thăng cũng được làm ẩn vào bên trong để hạn chế bộc lộ tín hiệu radar.
Cánh quạt này còn kiêm một chức năng khác là hút luồng khí nóng từ động cơ, hoà trộn cùng không khí lạnh trước khi xả ra bên ngoài, nhằm giảm tối đa lượng nhiệt toả ra. Nó có thể hạ nhiệt độ dòng khí nóng xuống chỉ còn 1/4 so với thông thường để giảm tín hiệu hồng ngoại, giúp máy bay lẩn tránh tốt hơn trước các loại vũ khí tầm nhiệt.
Hệ thống điều khiển trên RAH-66 cực kỳ hiện đại khi nó ra mắt với hệ thống lái Fly-by-wire. Các lệnh từ phi công sẽ được chuyển thành tín hiệu điện và đi đến máy tính, tại đây máy tính sẽ ra lệnh tương ứng để điều khiển máy bay. Về cơ bản, hệ thống này sẽ giúp phi hành đoàn đơn giản tối đa các thao tác lái để tập trung vào nhiệm vụ. Phi công cũng được trang bị hệ thống quan sát bằng mũ HUD kết hợp cùng các màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái, tương tự như trên dòng máy bay chiến đấu F35 ngày nay.
Mũ HUD có một màn hình bên trong, màn hình này sẽ hiển thị thông tin theo góc nhìn của phi công. Nó hoạt động tương tự như một chiếc kính tăng cường thực tế ảo để giám sát 360 độ xung quanh trực thăng. Phi công của RAH-66 có thể nhắm bắn mục tiêu bằng cách nhìn về hướng của vị trí cần tấn công, mũ sẽ khoá mục tiêu, khi đó chỉ cần chọn vũ khí và nhấn nút khai hoả để hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thực hiện phi vụ trinh sát, RAH-66 thường mang theo radar Longbow trên đỉnh của cánh quạt chính, với tầm quét khoảng 4 km. Vị trí đặt radar này cho phép nó có thể quét được góc lớn hơn, và phát hiện được vật thể sau các công trình hay ngọn đồi.
Vừa là trực thăng trinh sát, vừa là trực thăng tấn công hạng nhẹ nên nó cũng mang theo vũ khí giấu ở hai khoang trong thân với 6 giá treo. Vũ khí trực thăng mang theo có thể tấn công mặt đất như tên lửa AGM-114 Hellfire, hay Hydra 70 (loại 70 mm); đồng thời có thể tấn công trên không với tên lửa AIM-92 Stinger. Trong các nhiệm vụ không yêu cầu tàng hình, RAH-66 còn được lắp thêm cặp cánh phụ giúp tăng lượng vũ khí mang theo lên hơn gấp hai lần, hoặc trang bị hai thùng chứa nhiên liệu ngoài (dung tích khoảng 400 lít/thùng) để tăng tầm hoạt động. Vị trí mũi trực thăng cũng có một khẩu pháo xoay 3 nòng XM301 loại 20 mm, và nó cũng có khả năng di chuyển ẩn vào trong thân máy bay để tăng khả năng lẩn tránh radar.
Thông tin chi tiết Boeing–Sikorsky RAH-66
- Nhà sản xuất: Boeing và Sikorsky (Hoa Kỳ)
- Chiều dài: 14,28 mét
- Chiều rộng: 2,03 mét (ở vị trí rộng nhất)
- Chiều cao: 3,37 mét
- Phi hành đoàn: 2 người
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 18 tấn
- Động cơ: 2 động cơ LHTEC T800-LHT-801, công suất mỗi động cơ 1.166 kW
- Tốc độ tối đa: 307 km/h
- Tầm hoạt động: 485 km
- Trần bay: 4.500 mét
- Tốc độ lên cao: 152,4 mét/phút
- Hệ thống trinh sát: Radar Longbow, tầm quét 8km, theo dõi 128 mục tiêu cùng lúc
- Hệ thống vũ khí:
- Khoang vũ khí bên trong (chế độ tàng hình): 6 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, hoặc 12 tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, hoặc 24 tên lửa không đối đất Hydra 70 (loại 70 mm)
- Cánh phụ bên ngoài (chế độ không tàng hình): 8 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, 16 tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, hoặc 56 tên lửa không đối đất Hydra 70 (loại 70 mm)
Nhiệm vụ chủ yếu của RAH-66 là trinh sát, lập bản đồ, tấn công các mục tiêu nhỏ như bon-ke và xe tăng, đồng thời xác định toạ độ mục tiêu cho các lực lượng đồng minh mang vũ khí mạnh hơn thực hiện nhiệm vụ.
Dù mang nhiều công nghệ tiên tiến, nhưng trực thăng RAH-66 cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Lớp vỏ chống phản xạ radar của nó dễ bong tróc khi hoạt động trong điều kiện mưa ẩm, và chi phí bảo trì rất đắt đỏ. Do bay hoạt động ở độ cao không lớn, trực thăng thường dễ bị tổn thương bởi các vũ khí tầm thấp. Cuối cùng, do tốc độ dự án bị trì trệ, quân đội Mỹ đã quyết định dừng chế tạo và chuyển sang các dự án UAV tiềm năng hơn, hay các dự án trực thăng chuyên dụng cho từng yêu cầu thay vì một trực thăng đa năng, phức tạp và tốn kém như RAH-66. Hiện chỉ có 2 chiếc trực thăng duy nhất loại này được đưa vào hoạt động, và chúng cũng chỉ thực hiện các nhiệm vụ cần tính bí mật, ít được công khai.
Theo (1), (2)