Bức ảnh chụp tia sét đầu tiên trong lịch sử và đóng góp của nó cho khoa học

blueJune
30/5/2022 10:50Phản hồi: 11
Bức ảnh chụp tia sét đầu tiên trong lịch sử và đóng góp của nó cho khoa học
Trong thế giới nhiếp ảnh kĩ thuật số tiên tiến của hiện tại, có lẽ chúng ta khó có thể tưởng tượng rằng việc chụp ảnh tia sét lại là một thành tựu sáng tạo, xứng đáng được trao giải thưởng. Nhiếp ảnh gia đạt được kỳ tích này là William Jennings (1860-1940).

Đầu những năm 1890, William Jennings đã bắt đầu chứng minh được rằng tia sét không chỉ đơn giản là một hình “zig zag” mà các nghệ sĩ trước nay vẫn nghĩ.

Những lần thử đầu tiên của Jennings thất bại vì nhũ tương (emulsions, một chất hỗ trợ tạo lớp nhạy sáng) chụp ảnh thời đó không đủ nhay nhưng một năm sau những thử nghiệm đó, ông gặp may mắn khi John Carbutt, một nhà sản xuất phim tiên phong, đã sản xuất loại nhũ tương tốt hơn.

Và trong một cơn bão vào buổi tối tháng 9 năm 1882, Jennings đã thực hiện thành công bức ảnh tia sét được coi là đầu tiên trên thế giới nhờ vào sự cố gắng bền bỉ, không nản lòng sau một năm thử nghiệm thất bại. Vào năm 1885, tạp chí Khoa học Mỹ đăng tải một số bức ảnh chụp sét của Jennings khiến các tờ báo địa phương tuyên bố ông là người đầu tiên chụp được hiện tượng này bằng máy ảnh.

first-photo-lightning.jpg

William Jennings, Bức ảnh chụp tia sét đầu tiên, 02/9/1882, Philadelphia, Mỹ. Ảnh thuộc về Viện Franklin, Philadelphia.

Về mặt kĩ thuật, thành tích này không thuộc về Jennings. Bức ảnh đầu tiên chụp tia sét được chụp vào năm 1847 của Thomas Martin Easterly sử dụng phương pháp Daguerreotype. Tuy nhiên, tấm plate (tấm kim loại nhúng dung dịch nhạy sáng) gốc của bức ảnh đã bị mất nên bức ảnh của Jennings đã trở thành tấm hình chụp tia sét đầu tiên.
Igoe_4-Daguerreotype-of-Lightning.jpg
T. M. Easterly, Daguerreotype của một vệt sét, 18/9/1847. Thuộc về Bảo tàng Lịch sử Missouri, St. Louis

Từ năm 1885 tới 1890, Jennings cũng đã ghi lại nhiều hình dạng của tia sét: sét hình dải ruy băng (ribbon lightning), sét sau đám mây và sét thẳng đứng.
ribbon-lightning.jpg
William Jennings, Tia sét hình ruy băng, 8/1887. Ảnh thuộc về George Eastman House, Rochester, New York.
lightning-strikes-clouds.jpg
William Jennings, Tia sét sau đám mây, 1885. Ảnh thuộc về George Eastman House, Rochester, New York.
vertical-discharge-lightning.jpg
William Jennings, Sét đánh thẳng đứng với các nhánh sẫm màu, 1890. Ảnh thuộc về George Eastman House, Rochester, New York.

Thành công của Jennings đã mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc của tia sét. Dựa vào những bức ảnh này, các nhà khoa học có thể phân biệt các kiểu phóng điện khác nhau của tia sét làm bầu trời nhiễm điện trong các cơn bão. Viện Franklin đã trao cho ông Huân chương Wetherill vào những năm 1930 để vinh danh những đóng góp của ông cho sự tiến bộ của khoa học vật lý. Ủy ban Giải thưởng của viện đã tập hợp một báo cáo phác thảo các loại sét khác nhau mà Jennings chụp được, kèm theo các tấm ảnh tương ứng.

Quảng cáo


Tổng hợp Fi.edu, Journalpanorama.org
11 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thông tin rất hữu ích =))
Sét cách đây hơn trăm năm nhìn cũng ko thay đổi gì so với bây giờ nhỉ
HongPhongLe
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Methylamine chắc vậy
Bài 4th rồi mới ra trang chủ.
HongPhongLe
ĐẠI BÀNG
2 năm
rất hữu ích về sét=)))
Hồi xưa xem Bao Chửng sợ sét đánh vcl =))
sao chữ viết ông Jennings này ban đầu đẹp càng sau càng xấu v 😆
haha chìu nay ngĩ về cái này
mình thăc măc là sao chúng ta ko phóng điện ,điện tich lên mấy đám mây dông ,để kich thich những vùng tich điện
thay vì 1 cục mây mang điện trong vài giờ ,thì ta cho nó charge trong 10p ,hạn chế thgian set hoạt động : )
hacrot3000
TÍCH CỰC
2 năm
@kixx Có hệ thống đó mà bạn, những công trình lớn người ta dùng hệ thống chống sét chủ động như bạn nói.
ấn tượng quá

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019