Buổi nói chuyện về giao dịch không tiền mặt, những rủi ro và giải pháp

Tienbantu
30/3/2022 8:5Phản hồi: 37
Buổi nói chuyện về giao dịch không tiền mặt, những rủi ro và giải pháp
Sáng nay mình được tham dự buổi nói chuyện về an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt" do Báo Thanh Niên tổ chức cùng với Ví MoMo, Zion, HDBank, Tiki, ShoppePay,... Buổi nói chuyện thảo luận và đưa ra các giải pháp tăng cường bảo mật cho giao dịch không tiền mặt trong bối cảnh thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, kéo theo nhiều nguy cơ đe dọa tới an toàn thông tin cá nhân và tài khoản của người dùng.

Hiện nay, cả nước có hơn 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng có Mobile Banking cùng nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian, trên 90.000 điểm thanh toán QR và gần 300.000 điểm thanh toán POS. Trong 9 tháng đầu năm 2021, thanh toán qua di động tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng lần lượt 51,2% và 29,1% so với cùng kỳ 2020.

Về mức độ phổ biến, hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam đã sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% đã thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần mỗi tuần. Điển hình như trong ngày 15.3 Siêu Hội Tiêu Dùng trên Shoppe, số lượng gia dịch qua ví ShopeePay tăng gấp 4 lần trong khi số lượng người dùng ShopeePay tăng hơn gấp đôi so với trung bình ngày thường.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của các giao dịch thanh toán không tiền mặt, các đe dọa lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt thông tin cá nhân, thông tin tài khoản người dùng cũng chực chờ gia tăng. Việc cập nhật và trang bị những kiến thức cần thiết để làm chủ giao dịch, tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ của người tiêu dùng mà còn của chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực này nhằm thúc đẩy một môi trường tiêu dùng không tiền mặt trong sạch, phát triển.

Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTSS) đánh giá: “Lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều và trở thành ‘việc làm ăn’ lớn của giới tội phạm mạng. Tại Việt Nam, kịch bản và kỹ thuật lừa đảo phổ biến là kẻ xấu dụ nạn nhân bấm vào trang giả mạo, chiếm tài khoản, sau đó lừa bạn bè của họ, hay giả danh công an đòi kiểm tra thông tin cá nhân, lấy mã OTP… Dù được liên tục cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy và mất tiền, mất thông tin. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy người dùng cuối là mắt xích yếu nhất và khó nâng cấp nhất của các thành phần trong hệ thống bảo mật. Một khi họ không có ý thức về bảo mật thì hệ thống ngân hàng bảo mật nhất vẫn khó bảo vệ một người dùng sơ suất khi giao dịch online”.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ Tịch Ví MoMo chia sẻ: “Thời gian gần đây, các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng diễn ra ngày càng nhiều với các hình thức liên tục thay đổi và tinh vi hơn. Vì vậy, ý thức bảo vệ tài sản cá nhân (bao gồm tài khoản Ngân hàng, ví điện tử) trong môi trường số ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với hơn 31 triệu người dùng, chúng tôi nhận thấy vai trò của MoMo trong việc tuyên truyền, phổ biến và giúp người dùng nâng cao nhận thức về an toàn, bảo mật ngày một lớn. Hiện nay, bên cạnh liên tục cập nhật, sử dụng các công nghệ bảo mật và áp dụng hệ thống phòng chống gian lận, MoMo liên tục khuyến cáo tuyệt đối không click vào link lạ, không cung cấp OTP/mật khẩu cho bất kỳ ai để tránh mất tiền. Đồng thời liên tục cung cấp các thông tin để nỗ lực bảo vệ người dùng và giúp người dùng nhận diện những thủ đoạn lừa đảo mới nhất thông qua các tin tức cập nhật trên các kênh truyền thông của MoMo và báo đài. Trong thời gian tới, MoMo sẽ có những chiến dịch để đẩy mạnh, giúp người dùng tăng cường nhận thức về kiến thức an toàn bảo mật thông tin cá nhân và nâng cao ý thức bảo vệ tài sản trong giao dịch trực tuyến.

Bên cạnh đó, bà Trương Cẩm Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ZION, đơn vị chủ quản của ví điện tử ZaloPay, cung cấp thêm một góc nhìn: “ZaloPay liên tục chuẩn hóa hạ tầng và các quy trình bảo mật an toàn thông tin theo chuẩn quốc tế, đồng thời ứng dụng công nghệ AI trong phục vụ khách hàng để cùng lúc đạt được 2 mục tiêu: vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch thanh toán vừa mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng”.

“Dưới góc nhìn của chúng tôi, sàn TMĐT – VĐT – Ngân hàng liên kết đều là những đơn vị lưu trữ những thông quan trọng của khách hàng khi tham gia thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá và thanh toán trực tuyến. Vì vậy, trong ngắn hạn, các bên phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bảo mật khi kết nối với nhau như mã hoá đường truyền, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trên đường truyền…Còn về dài hạn, các bên đều cần thường xuyên rà soát, tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý, cũng như có kênh trao đổi, chia sẻ thông tin để kịp thời phối hợp xử lý sự cố, bảo vệ khách hàng. Với ZaloPay, việc đảm bảo an toàn trong các giao dịch cho khách hàng luôn là chiến lược được ưu tiên hàng đầu”, bà Cẩm Thanh chia sẻ thêm.

Tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt” cũng dự báo/nhận xét đến năm 2025, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự nhạy bén của giới trẻ, thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ tăng trưởng 25%, kéo theo sự gia tăng cực nhanh của số lượng giao dịch trực tuyến.

Buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp phần đặt nền móng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thiết lập giao thức bảo mật cho các giao dịch trực tuyến; đồng thời, cung cấp kiến thức cần thiết cho người dùng nhằm bảo vệ mình tốt hơn khi thực hiện giao dịch không sử dụng tiền mặt. Về lâu dài, lĩnh vực bảo mật giao dịch không tiền mặt sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhân sự ngành Công nghệ Thông tin, cũng như đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội nhờ các phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình thấy mấy cái vụ trào lưu mà tiền số, ko xài tiền mặt như này rất là vớ vẩn. Một số thành phần choi choi bày đặt lu loa lên là công nghệ 4.0, rồi thương mại điện tử các kiểu, đòi xài tiền số các kiểu, giao dịch ko tiền mặt các kiểu. Tụi này nó rất ngu xuẩn. Cả cái đất nước này ai cũng xài tiền số hết, rồi tài khoản ngân hàng, tín dụng, giao dịch minh bạch thu chi hết, để lại dấu vết hết, thì cán bộ làm sao sống nổi. Làm sao lý giải được cái việc là cả năm đếu thấy nộp đồng thuế mà nào đất, nào nhà, nào xe, nào điện thoại, nào dây chuyền vẫn mua vào rầm rầm. Tụ bây làm cái gì cũng phải nghĩ cho cán bộ với chứ, cứ nghĩ cho tụ bây không.
Người ta sống là nhờ tiền mặt, nhờ két sắt cất đô la, polymer, vàng, kim cương..., những cái thứ đó giao dịch nó ko để lại vết, giữ được hình ảnh quốc gia. Dẹp cha mấy cái dự án tiền số tiền xiếc vớ vẩn này đi. Ai ưng chơi thì tạo ra 1 cái sân chơi nho nhỏ rồi mấy đứa vào tự chơi với nhau đi. Đừng có cái kiểu chỉ biết phần mình rồi kèo kèo tất cả mọi người phải vào chơi.
@Chuyen san XonLao Mình mà ở cái hội nghị này mình chửi à ko mình vặn cho thẳng ngồi chủ trì kia chết thì thôi. Tào lao vc
@Chuyen san XonLao nói đúng mà còn nói to qua thể
@Chuyen san XonLao 10 điểm, về chỗ
Mình thích xài tiền mặt hơn. cứ xài thẻ rồi khi bị hack, bị mất hay bị khóa thẻ thì đói nhăn răng. có vài thằng bạn cứ yên tâm thẻ có tiền, ai ngờ thẻ hết tiền hay bị ngân hàng khóa xong phải gọi người này người kia chạy đến để trả tiền giùm. còn vấn đề tối ngủ bị rút trộm tiền thì đầy ra cứ lên google là biết
Có tiền mặt mua tô bún hay ăn gì trả nhanh, đâu phải ng bán hàng nào cũng xài thẻ hay có tk để chuyển tiền
@Tấm Cám chả sao, còn hơn mấy người ảo tưởng về sự tự do
@Yall dumbass aint know sh1t Cụ cứ như thấm nhuần thuyết âm mưu 😆 nhưng mà tớ đồng quan điểm với cụ
@anhlucky2 Tiền mặt cũng bị trộm cướp ghé thăm mà
sẽ làm được nếu nhà nước yêu cầu, còn cứ tham khảo thế này thì còn lâu
VN mình ko dám áp dụng mạnh như TQ thôi! Chứ làm quyết liệt tới cỡ TQ thì cầm tiền mặt cũng khó mua hàng rồi! Và thu thuế rất đầy đủ!
như này thì còn lâu mặc dù dùng app tiện thật mà vẫn cần tiền mặt khi ra đường để đổ xăng,quán ăn vỉa hè hoặc khi bị ca bắt 😆
VN chưa thể bằng TQ nhưng mọi ng kể cả quán ăn vặt cũng có thể thanh toán ko tiền mặt rồi (momo, CK), ăn tô phở giờ cũng ck dễ dàng. Kể từ đầu năm tới h trong ví mình hiếm khi có hơn 100k. Do đợt covid hạn chế cash sau covid cũng vẫn giữ thói quen đó.
Nên dùng từ chính xác hơn là "ít dùng tiền mặt" nghe hợp lý hơn, chứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà "không dùng tiền mặt" được ??? nghe hơi quá !!!
tôi thích sài thẻ à , thỉnh thoảng đi mua laptop linh kiện đồ cho cty lắc nhắc tháng 10 20 30tr hoàn 1% cũng kiếm được ít cafe ^^
Capture.jpg
@nefertem hihi, thẻ của bác phí bao nhiêu 1 năm mà dc hoàn 1% vậy bác. Em dùng thẻ cũng nhiều mà không đc hoàn gì.
@mankichi0688 thẻ em k tốn phí gì cả bác ơi thẻ debit free hết , 0 đến 50tr là hoàn 1% , trên 50tr là 1,2 hay 1,5 gì đó k để ý vì ít khi sài quá 50tr ^^
@nefertem Bạn đang sài thẻ gì vậy
@tx102 dưới 50tr / 1 tháng hoàn 1% , trên 50tr / tháng hoàn 1,2%
Untitled.png
Mình cũng ko thích xài tiền mặt. Trong túi chỉ 50-70 củ là đủ rồi. Nhiều quá cầm mệt lắm 😁
Về mức độ phổ biến, hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam đã sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% đã thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động
Chỗ này thông tin không chính xác rồi
Cả nước 100tr, 85% xài có nghĩa là hơn 30tr trẻ em và 15tr người già cũng đang bấm đt???
Vấn đề với thanh toan online là bảo mật, và không đồng bộ. Hiện nay có rất nhiều loại ví điện tử, nhưng có chỗ chấp nhận thanh toán ví này mà không chấp nhận ví kia. Vì vậy, tạo ra sự bất tiện. Thêm cái nữa là giữ tiền mặt thì không tốn phí, xài ví điện tử thì phải tốn phí hàng tháng.
Tọa đàm thì cứ tọa đàm mà, nhưng giải pháp hữu hiệu nhất để người dùng được an toàn thì chưa ai đưa ra được, trong khi cứ "dụ" khách hàng mở tài khoản, mở ví điện tử, để ...làm chi! Trong khi đó thì sự hỗ trợ tối đa để người dùng không phải trả bằng tiền mặt thì cả nhà nước lẫn tư nhân vẫn dậm chân tại chỗ!....
Thanh toán số là xu thế tất yếu rùi. Quan trọng là cần một lực lượng lớn (cả tư nhân và nhà nước) trong nước sở hữu tri thức công nghệ đủ để duy trì "trật tự" trong môi trường an ninh mạng.
Mình thấy rất thích giao dịch này.
Tuy tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng bên cạnh đó các app hãy cùng các ngân hàng ngồi lại và nâng cao bảo mật. Mình của Tech trên ứng dụng shopeepay rất thích khi thanh toán tuy mất thời gian chờ đợi tin nhắn để lấy mã nhưng bảo mật vẫn là thứ quan trọng. Không như các app khác ấn nhầm chút là đã thanh toán xong, như vậy thật bất tiện và rủi ro càng cao.
Xu hướng tất yếu
Anh theo em
Cách đơn giản để tăng thu nhập , chỉ với điện thoại trên tay mọi lúc mọi nơi . Hãy đăng ký tham gia ngay để làm giàu ngay lập tức.https://www.b520011.com/

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019