Trong Hội nghị quốc tế về AIDS thường niên vừa được tổ chức ở Montreal, Canada tập đoàn ViiV Healthcare đã công bố nghiên cứu về dạng thuốc cabutegravir dạng tiêm CAB-LA, Cabotegravir long-acting. Đây là dạng thuốc giúp ngăn ngừa phơi nhiễm HIV (PrEP), được xác định có tác dụng lâu dài và giúp giảm tới 89% nguy cơ mắc HIV khi so với các dạng phác đồ điều trị dùng thuốc viên như hiện tại.
Nghiên cứu có tên HPTN 084 trong mạng lưới thử nghiệm phòng chống HIV (HPTN) này được bắt đầu từ tháng 11/2017 trên nhóm các hơn 3,200 phụ nữ sống tại khu vực cận Saharah bao gồm Botswana, Kenya, Malawi, South Africa, Eswatini, Uganda và Zimbabwe. Họ đã dùng cách cứ 8 tuần lại tiêm 1 mũi thuốc và so với nhóm được uống thuốc chống phơi nhiễm để ra kết quả. Trước đó họ được cho uống PrEP để đánh giá khả năng thích nghi với cabotegravir trước khi sử dụng thuốc này theo dạng tiêm. Kết quả cho thấy sự vượt trội giữa 2 dạng với nhau, dạng tiêm đã giúp giảm tới 89% nguy cơ nhiễm HIV. Theo lời người đứng đầu nghiên cứu thì kết quả này giúp củng cố thêm tiềm năng của việc dùng các dạng thuốc tiêm trong việc phòng chống HIV thay vì dạng viên uống như từ trước đến nay vẫn hay dùng. Vì đây là dạng thuốc thử nghiệm trên phụ nữ nên yếu tố liên quan đến thai nhi cũng được xem xét và không hề có bất vấn đề nào ảnh hưởng đến việc mang thai ở những người tham gia thử nghiệm. Trước đó thử nghiệm có mã HPTN 083 trên nhóm những phụ nữ da đen và Mỹ latin cũng đã được diễn ra tại Mỹ.
Điểm nhấn của thuốc dạng tiêm này đó là thời gian giữa các lần dùng thuốc. Nếu ở các dạng PrEP uống khác người dùng phải uống hàng ngày, y như cách uống ARV ở bệnh nhân HIV. Điều này không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ uống thuốc do nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, tính tiện lợi, nguy cơ quên uống và cả sự kỳ thị khi đi lấy thuốc. Cabotegravir dùng theo dạng tiêm cũng vừa được WHO đưa vào trong hướng dẫn phòng, chống HIV mới nhất để khuyến khích các quốc gia xem xét sử dụng dạng phòng ngừa này ở nhóm có nguy cơ cao.
Tham khảo ViiV
Nghiên cứu có tên HPTN 084 trong mạng lưới thử nghiệm phòng chống HIV (HPTN) này được bắt đầu từ tháng 11/2017 trên nhóm các hơn 3,200 phụ nữ sống tại khu vực cận Saharah bao gồm Botswana, Kenya, Malawi, South Africa, Eswatini, Uganda và Zimbabwe. Họ đã dùng cách cứ 8 tuần lại tiêm 1 mũi thuốc và so với nhóm được uống thuốc chống phơi nhiễm để ra kết quả. Trước đó họ được cho uống PrEP để đánh giá khả năng thích nghi với cabotegravir trước khi sử dụng thuốc này theo dạng tiêm. Kết quả cho thấy sự vượt trội giữa 2 dạng với nhau, dạng tiêm đã giúp giảm tới 89% nguy cơ nhiễm HIV. Theo lời người đứng đầu nghiên cứu thì kết quả này giúp củng cố thêm tiềm năng của việc dùng các dạng thuốc tiêm trong việc phòng chống HIV thay vì dạng viên uống như từ trước đến nay vẫn hay dùng. Vì đây là dạng thuốc thử nghiệm trên phụ nữ nên yếu tố liên quan đến thai nhi cũng được xem xét và không hề có bất vấn đề nào ảnh hưởng đến việc mang thai ở những người tham gia thử nghiệm. Trước đó thử nghiệm có mã HPTN 083 trên nhóm những phụ nữ da đen và Mỹ latin cũng đã được diễn ra tại Mỹ.
Điểm nhấn của thuốc dạng tiêm này đó là thời gian giữa các lần dùng thuốc. Nếu ở các dạng PrEP uống khác người dùng phải uống hàng ngày, y như cách uống ARV ở bệnh nhân HIV. Điều này không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ uống thuốc do nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, tính tiện lợi, nguy cơ quên uống và cả sự kỳ thị khi đi lấy thuốc. Cabotegravir dùng theo dạng tiêm cũng vừa được WHO đưa vào trong hướng dẫn phòng, chống HIV mới nhất để khuyến khích các quốc gia xem xét sử dụng dạng phòng ngừa này ở nhóm có nguy cơ cao.
Tham khảo ViiV