Các bệnh liên quan đến tuyến giáp
A - Viêm tuyến giáp:
1. Viêm giáp cấp: do vi khuẩn (vd S. aureus)
- Sốt + Sưng tuyến giáp và đau hạch lympho vùng cổ.
- Cường giáp (do tuyến giáp bị viêm): tăng T4 + giảm TSH
- Giảm hấp thu iod phóng xạ
- Điều trị: KS penicillin hoặc ampicillin
2. Viêm tuyến giáp bán cấp: do virus (vd virus coxakie, quai bị)
- Thường xảy ra ở phụ nữ 40 – 50 tuổi, viêm các nang giáp.
A - Viêm tuyến giáp:
1. Viêm giáp cấp: do vi khuẩn (vd S. aureus)
- Sốt + Sưng tuyến giáp và đau hạch lympho vùng cổ.
- Cường giáp (do tuyến giáp bị viêm): tăng T4 + giảm TSH
- Giảm hấp thu iod phóng xạ
- Điều trị: KS penicillin hoặc ampicillin
2. Viêm tuyến giáp bán cấp: do virus (vd virus coxakie, quai bị)
- Thường xảy ra ở phụ nữ 40 – 50 tuổi, viêm các nang giáp.
- Tuyến giáp sưng đau, đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Hạch cổ không viêm.
- Cường giáp: tăng T4, giảm TSH. Giảm hấp thu iod phóng xạ.
- Bệnh tự hết, không cần điều trị bằng thuốc.
3. Viêm tuyến giáp Hashimoto: bệnh tự miễn, tỉ lệ bệnh tăng lên theo độ tuổi.
- Thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
- Kháng nguyên lưu hành trong máu: HLA-Dr3 và HLA-Dr5.
- Tỉ lệ bệnh tăng lên khi đi cùng: hội chứng Turner, Down và Klinefelter cũng như các bệnh tự miễn khác.
- Độc tế bào T và kháng thể kháng thyroglobulin phá hủy tuyến giáp gây cường giáp, sau đó suy giáp.
Các kháng thể chặn thụ thể của TSH làm giảm tổng hợp hormone.
Tế bào T hỗ trợ tiết ra các cytokine làm thu hút đại thực bào gây tổn thương mô.
- Là nguyên nhân thường gặp gây suy giáp nguyên phát, và là yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp.
4. Viêm tuyến giáp Riedel:
- Xơ hóa tuyến giáp. Có thể gây xơ hóa các mô xung quanh (vs xơ hóa trung thất) và có thể gây chèn ép khí quản.
- Có thể gây suy giáp.
- Điều trị: Corticosteroid, Tamoxifen (nếu điều trị băng corticosteroid thất bại), phẫu thuật.
Quảng cáo
5. Viêm tuyến giáp bán cấp lympho bào không đau: bệnh tự miễn sau sinh
- Tuyến giáp sưng to, không đau.
- Bệnh diễn biến thành suy giáp nguyên phát trong 40-50% trường hợp.
- Có thể tìm thấy kháng thể kháng microsom.
- Điều trị: Levothyroxin trong giai đoạn suy giáp.
B - Suy giáp:
1. Định nghĩa: là tình trạng giảm tiết hormon tuyến giáp.
- Chỉ số chuyển hóa cơ bản giảm, người bệnh gầy.
- Giảm tổng hợp thụ thể beta và thụ thể LDL.
2. Nguyên nhân:
- Viêm giáp Hashimoto (90%)
- Viêm giáp bán cấp lympho bào không đau.
Quảng cáo
- Suy tuyến yên, thiếu iod, thiếu enzym.
- Sử dụng thuốc: Amiodarone, lithium, sulfonamide, phenylbutazone.
- Rối loạn chức năng tuyến dưới đồi thị
- Bẩm sinh
3. Đần độn: gây nên bởi suy giáp ở trẻ nhỏ.
- Trong thời kì bào thai, tuyến giáp bắt đầu phát triển ở tuần thứ 7 và sản xuất hormon ở tuần thứ 12 của thai kì. Trong năm đầu đời bộ não cần thyroxin để phát triển.
- Nguyên nhân: mẹ bị suy giáp (trước khi phát triển tuyến giáp ở thai nhi), thiếu iod hoặc enzym.
- Lâm sàng: giảm phát triển trí tuệ, tăng cân, giảm chiều cao.
- Điều trị: hormon tuyến giáp.
4. Suy giáp ở người lớn:
- Rối loạn cơ đầu chi, tăng creatine kinase huyết tương.
- Tăng cân: giảm chuyển hóa gây tích nước và muối.
- Tóc khô xơ và dễ rụng, trụi lông mày.
- Nhịp tim chậm do giảm thụ thể beta-adrenergic.
- Vàng da: do giảm chuyển hóa beta-carotene thành acid retinoic gây tăng caroten trong máu.
- Phù hốc mắt, khàn tiếng (với viêm giáp Hashimoto): do tràn dịch đa màng, thâm nhiễm hyaluronic acid.
- Mệt mỏi, dễ bị nhiễm lạnh, thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, chậm chạp.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng huyết áp tâm trương do tích nước và muối.
- Tim to với suy tâm thất 2 bên, tăng tỉ lệ bệnh xơ hóa mạch vành.
- Giảm phản xạ gân sâu (gân Achilles).
5. CLS:
- Giảm T4, tăng TSH.
- Có kháng thể kháng thyroglobulin, kháng mocrosom và kháng peroxidase.
- Tăng cholesterol máu (do giảm tổng hợp thụ thể LDL)
6. Điều trị:
- Levothyroxin liều thấp mỗi 6-8 tuần.
- Phục hồi mức TSH.
7. Hôn mê phù niêm: Tỉ lệ tử vong từ 20 đến 50%.
- Nguyên nhân: Tự phát; nhiễm lạnh; sử dụng thuốc an thần/opiate; nhiễm trùng cấp.
- Lâm sàng: giảm thân nhiệt, phản ứng chậm, nhịp tim chậm, giảm tần số thở.
- Cận lâm sàng: hạ đường huyết, giảm cortisol, hội chứng tăng tiết ADH không thisch hợp.
- Điều trị:
+ Hỗ trợ hô hấp, tăng thân nhiệt
+ Levothyroxine đường TM
+ Corticosteroid liều cao.