Các nhà mạng và công ty của Nhật Bản đã bắt đầu triển khai công nghệ mạng 5G, hướng đến việc thương mại hoá trước khi Olympic Tokyo diễn ra vào năm 2020. 5G chính là công nghệ chủ chốt, làm cơ sở hạ tầng cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 xoay quanh AI, IoT và các công nghệ kết nối.
Hệ thống mạng 5G dự kiến sẽ có tốc độ đến 20 Gb/s, nhanh gấp 100 lần mạng 4G hiện nay, và độ trễ ít hơn 1 mili giây. Chính sự cải thiện tốc độ đáng kể này là nền tảng cho thế giới tương lai, khi các hãng công nghệ sẽ tận dụng nó trong các sản phẩm của mình. Năm 2007, iPhone đã mở ra kỷ nguyên của smartphone và biến Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Cuộc cách mạng của công nghệ 5G chính là cơ hội tương tự như vậy.
Theo ước tính của hãng phân tích Arthur D. Little, công nghệ 5G sẽ tạo ra một thị trường với giá trị lên đến 1,2 ngàn tỷ USD vào năm 2026. Giới công nghệ thời gian tới hứa hẹn sẽ phải tái cấu trúc, và chỉ những hãng thành công trong việc phát triển dịch vụ cũng như thiết bị tận dụng được hết công nghệ 5G thì mới giành được chiến thắng.
Hiện tại nhà mạng NTT Docomo đang hợp tác với công ty an ninh Alsok để thử nghiệm việc áp dụng hạ tầng 5G để phát triển hệ thống an ninh dành cho Olympic Tokyo 2020 với AI, drone, camera 4K và smartphone. Cụ thể hơn, drone sẽ được phân bổ khắp các vị trí trên sân vận động, chụp hình đám đông và gửi về để AI phân tích. AI sẽ tìm các đối tượng đáng nghi dựa trên hơn 50 chỉ số biểu hiện như sự hung hăng, mức stress và thông báo đến bộ phận an ninh qua smartphone để xử lý.
5G cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển xe tự hành. Do độ trễ của 4G, một chiếc xe có thể sẽ chạy lố một hoặc vài mét vào thời điểm đáng ra nó sẽ phải dừng lại. Và dĩ nhiên điều này cũng có thể sẽ là ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của hành khách. Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ giúp hạn chế điều này xuống chỉ còn vài centimet mà thôi. Hãng xe Nhật Bản Toyota, bên cạnh thương hiệu Đức như Audi và Daimler, hiện đang phát triển để áp dụng 5G vào xe tự hành của mình.
Và đối với cuộc sống đời thường, tốc độ mà mạng 5G đem lại sẽ giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn cũng như thưởng thức nội dung hơn. Điển hình là các đài truyền hình Nhật Bản đã lên kế hoạch thu hình Olympic 2020 ở độ phân giải 8K và phải cần đến mạng 5G thì chúng mới có thể được gửi đến thiết bị của người dùng cuối (máy tính, điện thoại,...) với chất lượng cao nhất. Bên cạnh NTT Docomo, nhà mạng KDDI cũng đang thử nghiệm mạng 5G để chuẩn bị cho Olympic.
Hệ thống mạng 5G dự kiến sẽ có tốc độ đến 20 Gb/s, nhanh gấp 100 lần mạng 4G hiện nay, và độ trễ ít hơn 1 mili giây. Chính sự cải thiện tốc độ đáng kể này là nền tảng cho thế giới tương lai, khi các hãng công nghệ sẽ tận dụng nó trong các sản phẩm của mình. Năm 2007, iPhone đã mở ra kỷ nguyên của smartphone và biến Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới. Cuộc cách mạng của công nghệ 5G chính là cơ hội tương tự như vậy.
Theo ước tính của hãng phân tích Arthur D. Little, công nghệ 5G sẽ tạo ra một thị trường với giá trị lên đến 1,2 ngàn tỷ USD vào năm 2026. Giới công nghệ thời gian tới hứa hẹn sẽ phải tái cấu trúc, và chỉ những hãng thành công trong việc phát triển dịch vụ cũng như thiết bị tận dụng được hết công nghệ 5G thì mới giành được chiến thắng.
Hiện tại nhà mạng NTT Docomo đang hợp tác với công ty an ninh Alsok để thử nghiệm việc áp dụng hạ tầng 5G để phát triển hệ thống an ninh dành cho Olympic Tokyo 2020 với AI, drone, camera 4K và smartphone. Cụ thể hơn, drone sẽ được phân bổ khắp các vị trí trên sân vận động, chụp hình đám đông và gửi về để AI phân tích. AI sẽ tìm các đối tượng đáng nghi dựa trên hơn 50 chỉ số biểu hiện như sự hung hăng, mức stress và thông báo đến bộ phận an ninh qua smartphone để xử lý.
5G cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển xe tự hành. Do độ trễ của 4G, một chiếc xe có thể sẽ chạy lố một hoặc vài mét vào thời điểm đáng ra nó sẽ phải dừng lại. Và dĩ nhiên điều này cũng có thể sẽ là ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của hành khách. Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ giúp hạn chế điều này xuống chỉ còn vài centimet mà thôi. Hãng xe Nhật Bản Toyota, bên cạnh thương hiệu Đức như Audi và Daimler, hiện đang phát triển để áp dụng 5G vào xe tự hành của mình.
Và đối với cuộc sống đời thường, tốc độ mà mạng 5G đem lại sẽ giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn cũng như thưởng thức nội dung hơn. Điển hình là các đài truyền hình Nhật Bản đã lên kế hoạch thu hình Olympic 2020 ở độ phân giải 8K và phải cần đến mạng 5G thì chúng mới có thể được gửi đến thiết bị của người dùng cuối (máy tính, điện thoại,...) với chất lượng cao nhất. Bên cạnh NTT Docomo, nhà mạng KDDI cũng đang thử nghiệm mạng 5G để chuẩn bị cho Olympic.
Theo Nikkei