Các màn hình smartphone sẽ sớm có khả năng tự động sửa chữa

dangtruongnhan
1/7/2012 13:28Phản hồi: 0
Các màn hình smartphone sẽ sớm có khả năng tự động sửa chữa

Theo tiên đoán của các nhà khoa học Thụy Sĩ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh và các mặt hàng tiêu dùng điện tử sẽ sớm có thể đưa các màn hình có khả năng tự chữa trị và phục hồi vào sử dụng cho các thiết bị mà họ sản xuất. Giải quyết được rất nhiều những vấn đề thực tiễn thường gặp phải trong quá trình vận chuyển và sử dụng các thiết bị di động hiện nay với những màn hình ngày càng tinh xảo và càng lớn.
Các vết trầy xước của màn hình – một điều khá quen thuộc với các thiết bị di động bỏ túi – có thể làm hỏng các nội dung hình ảnh hoặc văn bản hiển thị trên màn hình, nhưng các nhà nghiên cứu tại đại học University of Fribourg ở Đức đã tìm ra một công nghệ tự động phục hồi và làm mượt các vết xước, giúp các màn hình tự khắc phục trước các vết trầy xước thông thường.
Theo các nhà khoa học này, các chất liệu dễ bị xước (như sơn xe hoặc các màn hình tablet) có thể tự hồi phục về nguyên trạng ban đầu trong vòng chưa đầy một phút khi được phơi sáng dưới các tia cực tím (có sẵn trong ánh sáng mặt trời) nhờ sử dụng một lớp màng polymer đặc biệt.

Khi nguồn sáng cực tím này bị ngắt (đưa màn hình vào bóng râm), các phân tử của chất liệu này được tái hàn gắn và tập hợp lại theo cấu trúc ban đầu, các đặc tính và trạng thái ban đầu của bề mặt màn hình sẽ được phục hồi lại hoàn toàn.
Các dòng điện thoại thông minh và các máy nghe nhạc MP3 là một trong những đối tượng mà ta có thể hình dung ngay là sẽ được hưởng lợi và ứng dụng công nghệ này,” Christoph Weder, giám đốc của phòng nghiên cứu chất liệu và hóa chất polymer tại Đại học Fribourg nhận định. “Tuy nhiên, các chất liệu này hiện nay chưa đủ độ cứng để áp dụng cho các màn hình hiện nay, song điều này sẽ trở nên khả thi trong tương lai gần.
Các cơ chế sửa chữa tự động này được đựa trên việc áp dụng một tầm film của các tế bào polymer có các thuộc tính đặc biệt ở cấp độ phân tử, có khả năng tự động kết hợp với nhau để tạo ra một lớp phủ vật liệu trong trạng thái gắn kết liên tục.
Theo các nhà khoa học, khi vật liệu được chiếu sáng dưới ánh sáng cực tím cường độ cao, các cấu trúc được lắp ráp trước đó sẽ tạm thời bị bung ra nhờ vậy tạo ra những kẽ hở đề một lớp chất liệu được lấp kín bề mặt đang tan chảy.

Quá trình này sẽ biến đổi chất liệu rắn ban đầu sang hình thái chất lỏng để dễ dàng xử lý,” các nhà nghiên cứu mô tả. “Khi ánh sáng cực tím tắt, vật liệu này sẽ tự động nối liền lại và rắn trở lại như cũ: các cuộc tính gốc của màn hình đã được tái tạo lại như màn hình nguyên vẹn ban đầu.”
Dù các nhà khoa học đã trình diễn và chứng minh được các polymer này khả thi theo các thực nghiệm, nhưng họ thừa nhận rằng công nghệ này vẫn được coi như là một bản concept dành cho một chiếc xe – một ý tưởng tốt cần phải được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Họ hy vọng sẽ sớm biến nó thành hiện thực và đưa nó vào các sản phẩm thương mại.
Theo
PcPro Magazin
e
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019