Nhóm các nhà khoa học từ Đại học California đã sử dụng Deep Learning để ghi lại những bức ảnh có màu sắc ngay cả trong điều kiện bóng tối.
Mắt người chúng ta chỉ có thể nhìn rõ màu sắc trong bước sóng trải dài từ khoảng 300nm đến 700nm, màu sắc của vật phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đi vào mắt chúng ta. Hiện để giúp người quan sát mọi thứ trong bóng tối, có nhiều thiết bị sử dụng camera hồng ngoại cung cấp hình ảnh hoặc video đơn sắc, thường là màu xanh lục.
Công nghệ hồng ngoại đã phát triển và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng các nhà khoa học từ Mỹ vẫn nỗ lực để nâng cao chất lượng hơn nữa. Trong nghiên cứu mới của mình, họ đã tạo ra được thuật toán để sử dụng camera có khả năng hiển thị hình ảnh đủ màu sắc ngay cả ở điều kiện tối hoàn toàn.
Cụ thể các nhà nghiên cứu đã sử dụng một camera đơn sắc có khả năng phản ứng với ánh sáng trong phạm vi quang phổ nhìn thấy. Hệ thống được dùng để chụp các dữ liệu hình ảnh người dưới ánh sáng đa phổ bao gồm màu đỏ (604nm), xanh lục (529 nm) và xanh lam (447 nm). Các loại camera bình thường sử dụng hệ màu cơ bản RGB mắt có thể nhìn thấy, các nhà khoa học cũng ứng dụng chúng để AI học tập. Họ đã mở rộng mạng lưới kiến trúc Deep Learning, chụp ảnh nhiều khuôn mặt để “dạy" AI cách tìm ra màu sắc đúng của vật thể trong điều kiện không có ánh sáng.
Kết quả cho thấy hệ thống có thể đoán chính xác màu sắc của một bức tranh và hiển thị nó trên màn hình máy tính. Tuy nhiên nó chưa thực sự hoàn hảo và chính xác 100%. Các nhà nghiên cứu thừa nhận hiện nó chỉ ứng dụng tốt ở ảnh chụp khuôn mặt. Mặc dù AI chưa hoàn thiện, nhưng có thể coi đây là khởi đầu thành công trong cho công nghệ màu sắc ban đêm.
Giáo sư Adrian Hilton, Giám đốc Trung tâm Xử lý Thị giác, Giọng nói và Tín hiệu của trường Đại học Surrey cũng cho biết công nghệ này có thể được sử dụng để đánh giá màu sắc chính xác nếu nó được huấn luyện với lượng dữ liệu lớn và đa dạng.
Nguồn
Mắt người chúng ta chỉ có thể nhìn rõ màu sắc trong bước sóng trải dài từ khoảng 300nm đến 700nm, màu sắc của vật phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng đi vào mắt chúng ta. Hiện để giúp người quan sát mọi thứ trong bóng tối, có nhiều thiết bị sử dụng camera hồng ngoại cung cấp hình ảnh hoặc video đơn sắc, thường là màu xanh lục.
Công nghệ hồng ngoại đã phát triển và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng các nhà khoa học từ Mỹ vẫn nỗ lực để nâng cao chất lượng hơn nữa. Trong nghiên cứu mới của mình, họ đã tạo ra được thuật toán để sử dụng camera có khả năng hiển thị hình ảnh đủ màu sắc ngay cả ở điều kiện tối hoàn toàn.
Cụ thể các nhà nghiên cứu đã sử dụng một camera đơn sắc có khả năng phản ứng với ánh sáng trong phạm vi quang phổ nhìn thấy. Hệ thống được dùng để chụp các dữ liệu hình ảnh người dưới ánh sáng đa phổ bao gồm màu đỏ (604nm), xanh lục (529 nm) và xanh lam (447 nm). Các loại camera bình thường sử dụng hệ màu cơ bản RGB mắt có thể nhìn thấy, các nhà khoa học cũng ứng dụng chúng để AI học tập. Họ đã mở rộng mạng lưới kiến trúc Deep Learning, chụp ảnh nhiều khuôn mặt để “dạy" AI cách tìm ra màu sắc đúng của vật thể trong điều kiện không có ánh sáng.
Kết quả cho thấy hệ thống có thể đoán chính xác màu sắc của một bức tranh và hiển thị nó trên màn hình máy tính. Tuy nhiên nó chưa thực sự hoàn hảo và chính xác 100%. Các nhà nghiên cứu thừa nhận hiện nó chỉ ứng dụng tốt ở ảnh chụp khuôn mặt. Mặc dù AI chưa hoàn thiện, nhưng có thể coi đây là khởi đầu thành công trong cho công nghệ màu sắc ban đêm.
Giáo sư Adrian Hilton, Giám đốc Trung tâm Xử lý Thị giác, Giọng nói và Tín hiệu của trường Đại học Surrey cũng cho biết công nghệ này có thể được sử dụng để đánh giá màu sắc chính xác nếu nó được huấn luyện với lượng dữ liệu lớn và đa dạng.
Nguồn