http://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/khoagiao/tinhoc/290407/Image/i41_121322.jpg
17 tập đoàn viễn thông của nhiều quốc gia vừa thành lập một tổ hợp công ty để chuẩn bị xây dựng một tuyến cáp quang băng thông rộng ngầm dưới biển, liên kết giữa Đông Nam Á và Mỹ với một khoản chi phí lên tới 500 triệu USD.
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông StarHub của Singapore, một thành viên trong tổ hợp này, cho biết hệ thống cáp quang có tên là Asia-America Gateway (AAG) được dự định sẽ di vào hoạt động vào quý 4 năm 2008.
Có độ dài 20 nghìn km, hệ thống cáp quang xuyên lục địa này sẽ kết nối các nước và vùng lãnh thổ bao gồm Singapore, Malaysia, Thái-lan, Brunei, Việt Nam, Hồng Công, the Philippines, Guam, Hawaii và bờ biển phía tây nước Mỹ.
17 tập đoàn viễn thông của nhiều quốc gia vừa thành lập một tổ hợp công ty để chuẩn bị xây dựng một tuyến cáp quang băng thông rộng ngầm dưới biển, liên kết giữa Đông Nam Á và Mỹ với một khoản chi phí lên tới 500 triệu USD.
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông StarHub của Singapore, một thành viên trong tổ hợp này, cho biết hệ thống cáp quang có tên là Asia-America Gateway (AAG) được dự định sẽ di vào hoạt động vào quý 4 năm 2008.
Có độ dài 20 nghìn km, hệ thống cáp quang xuyên lục địa này sẽ kết nối các nước và vùng lãnh thổ bao gồm Singapore, Malaysia, Thái-lan, Brunei, Việt Nam, Hồng Công, the Philippines, Guam, Hawaii và bờ biển phía tây nước Mỹ.
Hệ thống này cũng sẽ có khả năng kết nối thông suốt với các khu vực khác như châu Âu, Australia, châu Phi và các vùng khác ở châu Á.
Với băng thông truyền dữ liệu đạt tới 1,92 terabit/giây, hệ thống cáp quang mới sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng gia tăng trong việc truyền tải nhanh hơn và ổn định hơn các dịch vụ Internet, video, dữ liệu và các dịch vụ đa phương tiện khác. Thí dụ, hệ thống cáp quang mới sẽ có thể hỗ trợ được đồng thời 130.000 tín hiệu truyền hình độ nét cao.
StarHub cho biết, hệ thống cáp mới cũng được thiết kế để trở thành một "đường liên kết thay thế và an toàn hơn" giữa Đông Nam Á với Mỹ và là sự bổ sung cho các mạng hiện có như APCN2 và Mạng cáp Nhật Bản - Mỹ.
Thông cáo của StarHub viết: "Tuyến liên kết có độ rủi ro thấp này được thiết kế để phòng ngừa được sự thiếu ổn định và nguy hiểm của Vành đai Thái Bình Dương, từ đó giúp giảm thiểu được những tác động từ các thảm họa thiên nhiên như động đất và sóng thần, vốn đã từng gây ra những thiệt hại to lớn cho các hệ thống cáp quang ngầm dưới biển và làm đình trệ hệ thống kết nối Internet quốc tế".
Tháng 12-2006, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter ngoài khơi Đài Loan đã gây hư hại nặng nề cho tuyến cáp quang quốc tế ở khu vực này và đã gây ra một sự gián đoạn liên lạc rộng khắp trong toàn khu vực.
Ông Terry Clontz, giám đốc điều hành StarHub cho rằng "với những vụ động đất và đứt cáp xảy ra gần đây, cần phải đa dạng hóa các tuyến kết nối quốc tế để giảm thiểu các nguy cơ gián đoạn dịch vụ".
Các thành viên của tổ hợp công ty tham gia xây dựng tuyến cáp quang mới bao gồm tập đoàn AT&T của Mỹ; British Telecom của Anh; CAT Telekom của Thái-lan, Eastern Telecom, Công ty Điện thoại đường dài Philippines của Philippines; Chính phủ Brunei; PT Indosat, TELKOM của Indonesia; PCP của Campuchia; Bharti của Ấn Độ; Telstra của Australia; Telecom New Zealand; Telekom Malaysia và ba công ty Việt Nam là Saigon Postel, Viettel và Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Theo AFP, Nhân Dân
Quảng cáo