Các thông số cần phải biết khi học xử lý ảnh

onceclick
30/5/2015 2:31Phản hồi: 0
Các thông số cần phải biết khi học xử lý ảnh
Dù học Photoshop, Lightroom hay bất kỳ phần mềm retouch ảnh nào khác, bạn cần hiểu các thông số chỉnh ảnh sau đây để nhanh chóng tạo ra bức ảnh mình muốn. Khi hiểu rõ các thống số này thì gặp bất kỳ chương trình xử lý ảnh nào bạn cũng dễ dàng làm quen và sử dụng được.




White Balance (WB), Temp, Tint - Cân bằng trắng: thường gặp trong chụp ảnh, là quá trình xác định đúng màu của bức ảnh trong điều kiện chụp cụ thể. Ví dụ cùng một bộ quần áo, bạn nhìn trực tiếp dưới ánh mặt trời cho màu khác, nhìn dưới ánh đèn điện cho màu khác. Màu sắc ánh sáng xung quanh làm ảnh hưởng đến kết quả chụp. Có thể chỉnh lại màu sắc bức ảnh cho đúng bằng cách dùng tính năng WB có trên phần mềm retouch ảnh.

Tính năng WB cho phép người dùng chọn một màu áp lên bức ảnh, để ảnh về đúng màu theo ý đồ người chụp.


Chọn màu trong White Balance trên máy ảnh

Trong Lightroom bạn chỉnh hai thanh Temp và Tint để chọn màu phù hợp cho ảnh.Cụ thể dùng Temp để chỉnh tone ấm (nghiêng về màu vàng) hoặc tone lạnh (nghiêng về màu xanh). Tương tự Tint để chỉnh tone màu nghiêng về hồng hoặc xanh lá.


Thêm sắc vàng cho ảnh ấm hơn



Ảnh nghiêng về xanh



Áp thêm màu xanh lá cho ảnh

Quảng cáo




Áp thêm màu hồng cho ảnh

Exposure: tăng, giảm độ sáng của toàn bức ảnh.


Chỉnh ảnh sáng hơn

Contrast: chỉnh độ tương phản giữa vùng tối và vùng sáng trong ảnh.

Quảng cáo


Tăng độ tương phản của ảnh

Highlights: làm vùng sáng trên ảnh sáng hoặc tối hơn.


Làm vùng bầu trời sáng hơn

Shadows: tăng hoặc giảm ánh sáng vùng tối trên ảnh

Tăng ánh sáng cho phần cây cối, mặt đất...

White: thêm màu trắng vào vùng sáng

Vùng bầu trời sáng hơn

Black: thêm màu đen vào vùng tối

Làm tối cây cối, con người, đất....

Clarity: tăng/giảm độ nét của ảnh. Ảnh phong cảnh tăng clarity sẽ làm ảnh nét hơn, với ảnh chân dung cần da mềm mại thì giảm clarity.


Làm ảnh nét hơn

Vibrance: giúp tăng độ đậm nhạt màu sắc cho ảnh. Vibrance chỉ làm thay đổi các màu yếu, nhợt nhạt, chưa bão hòa. Thông thường người ta thích dùng vibrance hơn saturation vì ít bị bệt màu.


Làm màu sắc đậm hơn

Saturation: tăng độ đậm nhạt cho toàn bộ màu trên bức ảnh. Dùng Saturation dễ làm ảnh bệt màu vì tăng giá trị cả ở vùng màu đã bảo hòa (quá đậm)
.

Làm đậm màu cho toàn bức ảnh

Curves: đồ thị cho phép tăng giảm ánh sáng theo:

  • dải giá trị ánh sáng từ Highlight cho đến Shadows
  • kênh màu sắc: Red, Blue, Green...

Xem các ví dụ sau, chú ý khu vực đồ thị Curves


Làm vùng sáng trên bầu trời sáng hơn


Làm vùng sáng trên ảnh sáng hơn



Vùng tối trên ảnh tối hơn



Làm vùng đen trên ảnh đen hơn

Hue: tone của một màu cụ thể, ví dụ màu đỏ là một dải màu kéo dài từ hồng sang cam (xem hình bên dưới). Màu cam là một dải màu kéo dài từ đỏ sang vàng...vv

Saturation của từng màu: tăng độ đậm nhạt cho màu

Luminance: độ sáng của màu.

Để thấy mối quan hệ giữa 3 giá trị này vui lòng xem hình bên dưới.


Trên hình này ta kéo tone màu xanh lá nghiêng về màu vàng (lá cây sẽ chuyển sang vàng). Sau đó tăng Luminance để màu là vàng hơn, giảm Saturation để màu lá dịu hơn.



Mối quan hệ giữa Hue, Saturation và Luminance



Ví dụ này chọn tone màu là gần màu ngọc biển, tăng cả 2 giá trị Saturation và Luminance để màu lá thật xanh

Split Toning: dùng để áp tone màu chủ đạo khác nhau giữa vùng sáng và vùng tối. Người ta hay dùng tính năng này trong blend màu, tạo cho bức ảnh có màu đặc biệt.


Ví dụ này áp màu vàng sậm cho vùng sángmàu xanh biển cho vùng tối. Điều chỉnh saturation 2 màu này để có được ảnh ưng ý.

Sharpening: làm nét hình, trong đó

  • amount là độ nét, càng tăng giá trị amount ảnh càng nét (ảnh sẽ bị nhiễu hạt nếu tăng quá cao).
  • Radius là bán kính làm nét từ mỗi điểm trên ảnh, thông thường để từ 0.6 đến 1.2 tùy theo độ phân giải của ảnh.
  • Detail:độ chi tiết ảnh cần giữ lại khi thực hiện làm nét, nên để mặc định 25.
  • Masking: dùng mặt nạ làm mượt vùng giao nhau giữa các chủ thể. Sau khi làm nét, nếu thấy các chi tiết tách rời nhau quá có thể tăng masking đến khi ưng ý.


Noise Reduction: giảm nhiễu hạt trên ảnh, có 2 loại
Luminance: khử hạt nhiễu có màu đen và xám. Khi giảm nhiễu luminance, cần chỉnh detail để kiểm soát chi tiết ảnh và contrast giúp chỉnh độ tương phản phù hợp giữa các hạt nhiễu tránh gây mất nét ảnh.
Color: khử hạt nhiễu màu. Tương tự cần chỉnh detail và smoothness để giảm mất nét cho ảnh.

Thông thường ta có thể giảm Noise sau đó tăng Sharpening cũng giúp làm ảnh cho nét và ít noise hơn.

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019