Khi mặt đường ướt, hiệu quả của phanh giảm, do đó phải dùng kỹ thuật phanh nhấp nhả để tránh bánh bị khóa cứng, gây mất kiểm soát xe.
Vào mùa mưa, việc điều khiển xe máy thường khó hơn do đường trơn, lốp giảm độ bám, tài xế dễ bị ngã. Do đó, ngoài việc giảm tốc độ, chú ý quan sát, người đi xe máy nên chú ý đến một kỹ thuật quan trọng khác nhằm giảm tai nạn xảy ra, đó là phanh.
Trong khi đường khô tài xế có thể bóp phanh "cứng" cả hai bánh, tốc độ 40-50 km/h, đường thẳng, mà khó xảy ra hiện tượng trượt bánh, cách phanh này trên đường ướt sẽ khiến bánh bị trượt, xe mất kiểm soát và gây tai nạn.
Nguyên lý khi phanh trên đường ướt là phanh sẽ nhấp, nhả liên tục, như cách hoạt động của hệ thống phanh ABS (chống bó cứng). Khi hoạt động cách này, bánh xe không bị khóa cứng, nên không trượt tự do trên đường.
Với xe trang bị ABS, người dùng chỉ cần tập trung bóp cả phanh trước, sau. Với xe không có ABS, cần chú ý bóp và nhả liên tục cả 2 phanh trước và sau. Khi bóp phanh, cần nhả hết ga, không cắt côn (với xe côn tay).
Lưu ý một giai đoạn không nên bóp phanh là khi đang giữa cua, lúc xe đang nghiêng để thực hiện chuyển hướng, vì phanh không đúng cách lúc này rất dễ khiến xe bị trượt bánh. Cách an toàn nhất là giảm tốc độ trước khi thực hiện chuyển hướng, hạn chế đánh lái quá gấp, chuyển về số thấp đối với xe số, không ngắt côn đối với xe côn, và chú ý quan sát khi chuyển hướng. Chỉ tăng tốc hoặc phanh khi đã thoát góc cua.
Ngoài ra, tài xế cũng cần giữ khoảng cách xa hơn với các phương tiện phía trước, vì đường ướt cần nhiều khoảng cách để phanh hơn so với đường khô. Ngoài ra cần bật đèn xe (không bật đèn pha) khi di chuyển trong mưa, ngay cả ban ngày để phương tiện dễ dàng nhận diện. Cuối cùng, nên chọn loại áo mưa gọn gàng, không che phủ đèn xe.
Đối với xe có trang bị hệ thống phanh chống trượt ABS, tài xế có thể bóp cứng phanh ở trên đường thẳng, khi vào góc cua vẫn cần giảm tốc độ, và hạn chế bóp phanh khi không cần thiết.
Vào mùa mưa, việc điều khiển xe máy thường khó hơn do đường trơn, lốp giảm độ bám, tài xế dễ bị ngã. Do đó, ngoài việc giảm tốc độ, chú ý quan sát, người đi xe máy nên chú ý đến một kỹ thuật quan trọng khác nhằm giảm tai nạn xảy ra, đó là phanh.
Trong khi đường khô tài xế có thể bóp phanh "cứng" cả hai bánh, tốc độ 40-50 km/h, đường thẳng, mà khó xảy ra hiện tượng trượt bánh, cách phanh này trên đường ướt sẽ khiến bánh bị trượt, xe mất kiểm soát và gây tai nạn.
Nguyên lý khi phanh trên đường ướt là phanh sẽ nhấp, nhả liên tục, như cách hoạt động của hệ thống phanh ABS (chống bó cứng). Khi hoạt động cách này, bánh xe không bị khóa cứng, nên không trượt tự do trên đường.
Với xe trang bị ABS, người dùng chỉ cần tập trung bóp cả phanh trước, sau. Với xe không có ABS, cần chú ý bóp và nhả liên tục cả 2 phanh trước và sau. Khi bóp phanh, cần nhả hết ga, không cắt côn (với xe côn tay).
Lưu ý một giai đoạn không nên bóp phanh là khi đang giữa cua, lúc xe đang nghiêng để thực hiện chuyển hướng, vì phanh không đúng cách lúc này rất dễ khiến xe bị trượt bánh. Cách an toàn nhất là giảm tốc độ trước khi thực hiện chuyển hướng, hạn chế đánh lái quá gấp, chuyển về số thấp đối với xe số, không ngắt côn đối với xe côn, và chú ý quan sát khi chuyển hướng. Chỉ tăng tốc hoặc phanh khi đã thoát góc cua.
Ngoài ra, tài xế cũng cần giữ khoảng cách xa hơn với các phương tiện phía trước, vì đường ướt cần nhiều khoảng cách để phanh hơn so với đường khô. Ngoài ra cần bật đèn xe (không bật đèn pha) khi di chuyển trong mưa, ngay cả ban ngày để phương tiện dễ dàng nhận diện. Cuối cùng, nên chọn loại áo mưa gọn gàng, không che phủ đèn xe.
Đối với xe có trang bị hệ thống phanh chống trượt ABS, tài xế có thể bóp cứng phanh ở trên đường thẳng, khi vào góc cua vẫn cần giảm tốc độ, và hạn chế bóp phanh khi không cần thiết.