Phát hiện của iFixIt khi “mổ bụng” các laptop MacBook M2 cho thấy quyết tâm chia tay của Apple đối với bạn cũ Intel. Theo đó, không chỉ sử dụng vi xử lý M2 “nhà làm”, Apple còn thay thế luôn cả những con chip retimer USB4 của Intel - thứ linh kiện gần như không ai để ý đến.
https://twitter.com/SkyJuice60/status/1551381662017404928
Retimer là 1 bộ phận có cách hoạt động tương tự như thiết bị mở rộng (extension device) hay bộ khuếch đại, repeater, trích xuất tín hiệu clock từ giao thức tốc độ cao, khôi phục hoàn toàn dữ liệu đó và truyền tải lại bản sao mới với clock sạch. Anh em có thể hiểu là khi dữ liệu truyền đi với tốc độ quá cao có thể xảy ra lỗi hoặc tín hiệu gặp vấn đề, các retimer sẽ đóng vai trò trung gian, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Trong MacBook M2, cặp chip Intel JHL8040R được thay thế bằng chip U09PY3, không có nhiều thông tin cụ thể về nhà cung cấp hay các thông số khác. Lý do cho quyết định này không rõ ràng, có thể Apple chẳng muốn liên quan gì đến Intel nữa, cũng có thể retimer do Intel cung cấp quá đắt, và Apple muốn giảm chi phí.
Apple không phải là bên duy nhất tiến hành loại bỏ các chip retimer USB4 của Intel. Đội đỏ AMD cũng thực hiện điều tương tự trên các laptop Rembrandt, nhưng sử dụng chip KB8001 “Matterhorn” - sản phẩm của startup Kandou từ Thụy Sĩ. Theo Kandou, họ đang cung cấp các chip retimer này cho 5 trong số 6 nhà PC OEM lớn nhất toàn cầu. Rất khó để nghĩ rằng việc thay thế retimer là do chất lượng sản phẩm của Intel gặp vấn đề hay không đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu nghĩ về hướng giá thành, điều này lại trở nên dễ hiểu.
À thì khi đã không còn tình nghĩa gì nữa, người ta thường dứt áo ra đi đồng thời cũng vứt bỏ hết những thứ liên quan đến người cũ. Nhưng mà Apple ơi, Thunderbolt 4 nói riêng và Thunderbolt nói chung là giao tiếp phần cứng được phát triển bởi Intel, hợp tác cùng Apple từ hơn 11 năm trước. Chip có thể không còn “Intel Inside”, nhưng linh hồn của Intel vẫn mãi ngự trị ở 1 góc nhỏ trong trái tim Apple vậy. Khi nào MacBook không sử dụng Thunderbolt nữa, lúc đó “tia sét ái tình” mới thực sự chấm dứt, mới đúng nghĩa “Intel Outside”.
https://twitter.com/SkyJuice60/status/1551381662017404928
Retimer là 1 bộ phận có cách hoạt động tương tự như thiết bị mở rộng (extension device) hay bộ khuếch đại, repeater, trích xuất tín hiệu clock từ giao thức tốc độ cao, khôi phục hoàn toàn dữ liệu đó và truyền tải lại bản sao mới với clock sạch. Anh em có thể hiểu là khi dữ liệu truyền đi với tốc độ quá cao có thể xảy ra lỗi hoặc tín hiệu gặp vấn đề, các retimer sẽ đóng vai trò trung gian, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu. Trong MacBook M2, cặp chip Intel JHL8040R được thay thế bằng chip U09PY3, không có nhiều thông tin cụ thể về nhà cung cấp hay các thông số khác. Lý do cho quyết định này không rõ ràng, có thể Apple chẳng muốn liên quan gì đến Intel nữa, cũng có thể retimer do Intel cung cấp quá đắt, và Apple muốn giảm chi phí.
Apple không phải là bên duy nhất tiến hành loại bỏ các chip retimer USB4 của Intel. Đội đỏ AMD cũng thực hiện điều tương tự trên các laptop Rembrandt, nhưng sử dụng chip KB8001 “Matterhorn” - sản phẩm của startup Kandou từ Thụy Sĩ. Theo Kandou, họ đang cung cấp các chip retimer này cho 5 trong số 6 nhà PC OEM lớn nhất toàn cầu. Rất khó để nghĩ rằng việc thay thế retimer là do chất lượng sản phẩm của Intel gặp vấn đề hay không đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu nghĩ về hướng giá thành, điều này lại trở nên dễ hiểu.
À thì khi đã không còn tình nghĩa gì nữa, người ta thường dứt áo ra đi đồng thời cũng vứt bỏ hết những thứ liên quan đến người cũ. Nhưng mà Apple ơi, Thunderbolt 4 nói riêng và Thunderbolt nói chung là giao tiếp phần cứng được phát triển bởi Intel, hợp tác cùng Apple từ hơn 11 năm trước. Chip có thể không còn “Intel Inside”, nhưng linh hồn của Intel vẫn mãi ngự trị ở 1 góc nhỏ trong trái tim Apple vậy. Khi nào MacBook không sử dụng Thunderbolt nữa, lúc đó “tia sét ái tình” mới thực sự chấm dứt, mới đúng nghĩa “Intel Outside”.