Chắc hẳn Mark Zuckerberg sẽ ước rằng ông ấy đang thư giãn trong tàu cánh ngầm lướt ngoài biển Hawaii thay vì xuất hiện tại buổi họp báo cáo kết quả kinh doanh Q2/2022 của Meta. Vì sao ư, vì nó đáng thất vọng đến nỗi các nhà phân tích đã phải giảm bớt kỳ vọng về các con số tài chính và bản thân chính Zuckerberg cũng phải báo trước cho nhân viên về việc kết quả sẽ không mấy sáng sủa. Bên cạnh đó, Mark cũng phải chấp nhận một thực tế rằng canh bạc lớn nhất của Facebook - WhatsApp, đang phát triển một cách vô định, không có mục đích.
Có vô vàn thách thức và khó khăn đang bủa vây công ty của Zuckerberg. Đầu tiên có thể kể đến nền tảng Instagram đang sa lầy trong việc cố gắng sao chép các tính năng của TikTok, tuy nhiên vẫn chưa cho thấy dấu hiệu của sự khởi sắc. Những người trẻ hiện nay thì lại có xu hướng không muốn sử dụng Facebook nữa, khiến tốc độ tăng trưởng tổng thể của công ty chậm lại thấy rõ. Facebook còn gặp thêm xung đột với Apple sau khi iOS 14 cho phép người dùng chặn thu thập dữ liệu để bán quảng cáo. Cần nhớ rằng bán quảng cáo chiếm tới khoảng 98% doanh thu của công ty mẹ Meta.
Tạm gác lại những tình trạng tiêu cực đó, Facebook còn một điều đáng nói tới hơn: Sự phát triển của WhatsApp. Dù không được trọng dụng ở Mỹ, nhưng WhatsApp lại tương đối phổ biến ở những khu vực khác trên thế giới với khoảng 2 tỷ người dùng. Nhưng đó lại là điểm sáng duy nhất mà ứng dụng này có về mặt đóng góp cho công ty mẹ.
Trong hệ sinh thái mạng xã hội mà Zuckerberg tạo ra, WhatsApp đóng vai trò như một kế hoạch phòng thủ hơn là một mũi nhọn kiếm tiền của cả công ty. Để dễ so sánh, hãy đặt WhatsApp lên bàn cân với Instagram. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào 2012, và chỉ riêng trong năm 2019, nó đã đóng góp 20 tỷ USD doanh thu cho Facebook.
Có vô vàn thách thức và khó khăn đang bủa vây công ty của Zuckerberg. Đầu tiên có thể kể đến nền tảng Instagram đang sa lầy trong việc cố gắng sao chép các tính năng của TikTok, tuy nhiên vẫn chưa cho thấy dấu hiệu của sự khởi sắc. Những người trẻ hiện nay thì lại có xu hướng không muốn sử dụng Facebook nữa, khiến tốc độ tăng trưởng tổng thể của công ty chậm lại thấy rõ. Facebook còn gặp thêm xung đột với Apple sau khi iOS 14 cho phép người dùng chặn thu thập dữ liệu để bán quảng cáo. Cần nhớ rằng bán quảng cáo chiếm tới khoảng 98% doanh thu của công ty mẹ Meta.
Tạm gác lại những tình trạng tiêu cực đó, Facebook còn một điều đáng nói tới hơn: Sự phát triển của WhatsApp. Dù không được trọng dụng ở Mỹ, nhưng WhatsApp lại tương đối phổ biến ở những khu vực khác trên thế giới với khoảng 2 tỷ người dùng. Nhưng đó lại là điểm sáng duy nhất mà ứng dụng này có về mặt đóng góp cho công ty mẹ.
Trong hệ sinh thái mạng xã hội mà Zuckerberg tạo ra, WhatsApp đóng vai trò như một kế hoạch phòng thủ hơn là một mũi nhọn kiếm tiền của cả công ty. Để dễ so sánh, hãy đặt WhatsApp lên bàn cân với Instagram. Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào 2012, và chỉ riêng trong năm 2019, nó đã đóng góp 20 tỷ USD doanh thu cho Facebook.
WhatsApp thể hiện một sự tương phản mạnh mẽ khi được mua với giá tận 19 tỷ USD vào năm 2014 nhưng không đóng góp mấy vào doanh thu như cái cách mà Instagram làm được. Tám năm kể từ sau thương vụ mua lại, Facebook vẫn không thể tìm cách giúp WhatsApp hái ra tiền. Được thành lập vào năm 2009, WhatsApp ban đầu kiến tiền bằng cách thu 99 cent từ người dùng mỗi năm vì nhà sáng lập của ứng dụng này “khinh” việc bán quảng cáo.
Sau khi bị mua lại, vì xung đột về đường lối phát triển mà cả hai nhà sáng lập của ứng dụng quyết định rời công ty sau khi Facebook cứ ôm khư khư ý định bán quảng cáo (tương tự như cái cách mà Messenger hiện tại đang làm). Dù vậy, vào năm 2020, Facebook đột ngột “quay xe” khi dẹp bỏ ý tưởng này và chuyển hướng sang tính phí các doanh nghiệp muốn tương tác với khách hàng sử dụng WhatsApp.
WhatsApp trong tay Facebook đúng nghĩa là “lúc thịnh lúc suy”, khi mà có thời gian được trở thành trung tâm của cả hệ sinh thái, lúc thì lại bị gạt qua một bên. Vào tháng 3 năm 2021, Mark từng tuyên bố rằng tầm nhìn của ông về mạng xã hội sẽ tập trung vào quyền riêng tư, và các truyền thông, mạng xã hội sẽ tập trung vào các dịch vụ như WhatsApp.
Thế nhưng sau đó bảy tháng, Mark lại nói rằng tương lai của Internet nằm trong vũ trụ metaverse. Kể từ lúc ấy, các sự đề cập về định hướng để phát triển WhatsApp cũng gần như không được nói tới. Rõ ràng, vai trò của WhatsApp hiện tại trong tay Facebook không hề ổn định tí nào. Có thể, Facebook không quá mặn mà với WhatsApp là vì ứng dụng này không thể kiếm về cho công ty.
Mặc dù vậy, với một công ty tầm cỡ như Facebook, việc không thể biến một ứng dụng với 2 tỷ người dùng thành công cụ kiếm tiền là một điều khá khó hiểu. Hãy nhìn qua WeChat của Tencent. Ứng dụng này đã kiếm được 500 triệu USD chỉ trong tháng 6/2022 theo dự tính của Sensor Tower. Phần lớn số tiền này đến từ quảng cáo, đóng vai trò như dịch vụ thanh toán và client trò chơi.
Và một điều khó hiểu nữa, đó là nếu từ ban đầu Facebook không có định hướng kiếm tiền với WhatsApp thì tại sao họ phải bỏ ra tới 19 tỷ USD để mua công ty này. Lẽ nào chỉ vì sợ? Thật ra động lực ban đầu Facebook mua lại WhatsApp là vì giới lãnh đạo công ty lo sợ công ty này sẽ đe doạ hoạt động kinh doanh của công ty. Thậm chí sau khi được mua lại, họ vẫn sợ WhatsApp có thể tạo ra xung đột lợi ích với chính Facebook. Nghe qua có vẻ Facebook giống một “người mẹ ghẻ” nhiều hơn anh em nhỉ.
Quảng cáo
Hiện tại, Facebook cũng đang phải tìm cách đối phó với Cơ quan Chống độc Quyền Mỹ FTC. FTC buộc Facebook phải thoái vốn cả Instagram và WhatsApp để thoát khỏi cáo buộc độc quyền. Các luật sư của Meta đang tìm cách để họ chỉ phải thoái vốn khỏi một công ty thay vì hai, và nếu xảy ra, chắc anh em cũng đoán được Mark sẽ cho thoái vốn công ty nào rồi đó.
Việc phải bán WhatsApp trong tình trạng hiện tại buộc công ty phải chấp nhận một thực tế rằng, công ty không thể kiếm ra tiền ngoài việc bán quảng cáo trực tuyến. Như đã nói, doanh thu quảng cáo chiếm tới 98% doanh thu của Meta. Google (Alphabet), Microsoft và Amazon đều là những công ty phụ thuộc vào quảng cáo, nhưng họ đang dần đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh sang các mảng khác như thương mại điện tử, dịch vụ công nghệ thông tin, giải pháp doanh nghiệp,… Còn Facebook thì vẫn thế, dù họ đang cố gắng phát triển metaverse nhưng đây vẫn là một nước đi tương đối mông lung và khó tưởng tượng.