Laptop Acer



Card đồ họa laptop là gì? Cách chọn card đồ họa rời laptop phù hợp nhu cầu

thaoha0809
4/9/2024 15:49Phản hồi: 0
Card đồ họa laptop là gì? Cách chọn card đồ họa rời laptop phù hợp nhu cầu
Là một trong những bộ phận cấu hình nên máy tính cá nhân, card đồ họa có nhiệm vụ xử lý các tác vụ đồ họa và hình ảnh truyền tải đến người dùng. Điển hình là những thước phim, hình ảnh chân thực, sống động mà bạn đang xem là nhờ vào card đồ họa laptop mang lại.

1. VGA - Card đồ họa rời là gì?

Card đồ họa laptop được chia thành hai loại, bao gồm card đồ họa rời và card onboard. Card đồ họa rời được giao nhiệm vụ là xử lý những những hình ảnh được hiển thị trên laptop. Trong đó, card đồ họa sẽ được cấu thành từ hai bộ phận là GPU và Video Memory, hay nói đơn giản hơn là bộ xử lý đồ họa và bộ nhớ đồ họa. Card đồ họa rời có thể tách riêng biệt GPU và Video Memory với nhau và nếu bạn đang có nhu cầu chơi game hay chạy các ứng dụng khá nặng có liên quan đến hình ảnh thì card đồ họa rời sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Hầu hết các dòng laptop trên thị trường đều được tích hợp card đồ họa. Hai “ông trùm” công nghệ sản xuất card đồ họa nổi tiếng tại Mỹ là AMD và NVIDIA. Với AMD, con chip xử lý card đồ họa được gọi là VPU (viết đầy đủ là Video Process Unit). Còn với NVIDIA sẽ là GPU (Graphic Process Unit). Sự khác nhau về tên gọi sẽ giúp cho người dùng biết được thế hệ sản xuất và tính năng của nó trong đồ họa hay game.

Tìm hiểu về card đồ họa rời

2. Ưu và nhược điểm của laptop có card đồ họa rời

2.1. Ưu điểm card đồ họa laptop

Card đồ họa laptop có thể xử lý hình ảnh hay đồ họa với hiệu suất vượt trội, hạn chế tối đa hiện tượng vỡ hình, giật lag.
Card đồ họa không chiếm dung lượng RAM, thế nên sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Đồng thời, card đồ họa laptop còn hỗ trợ xử lý những ứng dụng có hình ảnh nặng mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến khả năng đa nhiệm của máy.

Cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu khi chơi game có nhiều hiệu ứng hình ảnh,...
Card màn hình rời có khả năng kết nối với mainboard bằng bus giao tiếp ở các khe cắm như AGP, PCI hoặc PCI Express.

2.2. Nhược điểm của card đồ họa laptop

Nhược điểm đầu tiên của card đồ họa laptop rời là tiêu tốn lượng điện năng và chịu nhiệt lớn.
Chi phí cho máy tính có card đồ họa rời sẽ cao hơn so với card onboard.

3. Khi nào thì nên mua laptop có card đồ họa rời?

Có lẽ đọc đến đây bạn cũng biết được card đồ họa rời phù hợp cho những đối tượng nào rồi đúng không? Card đồ họa rời trên laptop được khuyến khích cho những người dùng có yêu cầu cao về mặt hình ảnh, video,... Tính chất công việc phải thường xuyên sử dụng các phần mềm như: PS6, Adobe Illustrator,, Adobe Premiere,... Bên cạnh đó, laptop có card rời cũng là lựa chọn cho những game thủ chuyên nghiệp.
Do vậy, nếu bạn là một nhân viên văn phòng, chỉ thực hiện các tác vụ thường ngày như nhập liệu văn bản, tính toán với Excel,... thì không nên sử dụng thêm card rời. Bởi nó không cần thiết và trở nên “thừa thãi”, tốn nhiều năng lượng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Song, nếu bạn lựa chọn laptop để phục vụ cho việc chơi game chuyên biệt, đòi hỏi cấu hình cao thì card rời vẫn chiếm ưu thế hơn so với card onboard.

Lựa chọn card đồ họa laptop rời sẽ phù hợp với nhu cầu chơi game

4. Laptop có card đồ họa rời mạnh hơn laptop có card onboard không?

Có thể hiểu các dòng laptop sử dụng card onboard sẽ tích hợp trực tiếp CPU. Điều này giúp làm giảm nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng, cùng với đó là tăng hiệu suất tối đa khi xử lý đồ họa. Còn với card đồ họa laptop rời, nó sẽ hoạt động một cách độc lập nên được đánh giá cao hơn về khả năng xử lý đồ họa với chất lượng đáng mong đợi.

5. Hướng dẫn chọn card đồ họa laptop phù hợp nhu cầu

Nhìn chung, việc xử lý hình ảnh hay video trên bất kỳ ứng dụng nào hay dùng cho mục đích chơi game đều dựa vào nhu cầu của bạn là gì. Thế nên, bạn cần xác định xem khi mua laptop về sẽ phục vụ cho công việc gì, cụ thể như thế nào thì sẽ chọn được cho mình thiết bị ưng ý. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu về cấu hình máy tối thiểu có thể đáp ứng phần mềm, trò chơi mà bạn đang sử dụng. Từ đó, việc lựa chọn laptop sẽ trở nên đơn giản hơn cho bạn.


Chọn card đồ họa laptop phù hợp nhu cầu rất quan trọng

6. Cách kiểm tra card đồ họa laptop hay không?

6.1. Dùng lệnh dxdiag

Cách đầu tiên mà bạn có thể áp dụng để kiểm tra card đồ họa laptop là sử dụng lệnh dxdiag trên máy. Để thực hiện bạn làm như sau:
Bước 1: Tại giao diện chính, bạn ấn tổ hợp phím Windows + R, hộp thoại Run sẽ xuất hiện, bạn gõ lệnh “dxdiag”, sau đó nhấn OK.

Quảng cáo




Gõ lệnh “dxdiag” → nhấn OK
  • Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool được bật lên và bạn chọn vào tab Display → Tại đây thông tin card màn hình laptop của bạn sẽ được hiện đầy đủ.

Kết quả trả về là thông tin card màn hình laptop của bạn

6.2. Kiểm tra tem card màn hình trên thân máy

Với những card màn hình rời, bạn có thể kiểm tra card màn hình đơn giản và nhanh chóng thông qua tem được dán trên thân máy. Hai thương hiệu phổ biến là Nvidia và AMD, nếu như bạn không tìm thấy một trong hai tem trên thì có khả năng laptop đang sử dụng card onboard.

6.3. Sử dụng menu chuột phải

Tiếp đến, click chuột phải vào giao diện Desktop cũng là cách bạn có thể kiểm tra được máy tính của mình được sử dụng card màn hình nào. Thế nhưng, cách làm này đòi hỏi bạn phải cài đặt đầy đủ cho driver card màn hình.


Thông tin card màn hình có thể được xem qua Desktop

6.4. Dùng phần mềm CPU-Z

CPU-Z là một trong những phần mềm được nhiều người dùng lựa chọn khi kiểm tra cấu hình máy. Đồng thời, phần mềm này cũng cho bạn biết được thiết bị của mình đang sử dụng card rời hay card onboard hoặc cả hai ở mục tab Graphics.

Quảng cáo

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019