Hôm nay tại CES, đại diện Olympus đã xác nhận vào thời điểm hiện tại, họ không có kế hoạch sản xuất máy ảnh DSLR. Đó là mảng sản phẩm mà Olympus đã từng một thời khá thành công từ máy chụp film đến máy số với mẫu máy DSLR E-620 nhiều người mơ ước. Chúng ta vẫn biết hệ thống ống kính của Olympus rời của hãng này cực kỳ chất lượng và giá bán rất cao. Vị đại diện này - ông Toshi Terada nói thêm: "Nhưng cũng không ai có thể nói trước điều gì, biết đâu 10 năm nữa, khi mà chúng tôi đã đạt kết quả tốt trong mảng sản phẩm không gương lật, chúng tôi sẽ quay lại tập trung mở rộng thị trường sản phẩm DSLR một lần nữa".
Tờ New York Times, đã có một bài viết phân tích về tương lai của các nhà máy sản xuất máy ảnh. Theo phân tích từ nội dung này thì họ dự đoán chỉ còn Canon, Nikon và Sony có khả năng tồn tại trong tương lai. "Nếu bạn nhìn vào tương lai trung và dài hạn, các nhà sản xuất máy ảnh kỹ thuật số đang có dấu hiệu trượt dốc và khuynh hướng độc quyền xuất hiện ở những thương hiệu mạnh và thực sự có khả năng cạnh tranh về giá trong thời gian dài, thì chỉ có thể đó là Canon, Nikon và Sony. Trong đó, Canon và Nikon chiếm lĩnh thị trường máy ảnh SLR, Sony tồn tại nhờ việc cung cấp cảm biến ảnh cho các hãng máy ảnh cũng như phát triển trong hệ thống điện thoại thông minh của họ.
Mối đe doạ của Camera-Phone
Panasonic, Fujifilm, Olympus đang tìm mọi cách để trước mối đe doạ của camera điện thoại thông minh bằng cách cắt giảm đầu tư sản xuất máy ảnh compact, tăng cường tìm kiếm thị trường máy ảnh chụp dưới nước và tập trung giành thị phần cho dòng máy ảnh không gương lật. Cần nhắc lại là Panasonic ra mắt chiếc máy không gương lật đầu tiên là G1 vào năm 2008. Thị trường máy ảnh không gương lật có phần hứa hẹn một thị phần nhất định như Nikon và Canon trong sản phẩm SLR và Sony là hãng thứ ba có phần. Panasonic và Fujifilm không sản xuất SLR và Olympus chính thức ngưng sản xuất từ năm nay.
Khuynh hướng người dùng?
Nói về SLR, đó là dòng máy ảnh lớn cho dân bán chuyên và chuyên nghiệp, nặng nề và ồn ào khi sử dụng, trong khi máy không gương lật nhỏ gọn và yên lặng khi bấm máy. Nhiều người vẫn khẳng định chất lượng ảnh của SLR vượt trội không gương lật, nhưng thực tế cho thấy các dòng không gương lật cũng đã phát triển đến một mức có thể xem là gần tương đương. Lại thêm, máy ảnh không gương lật vì loại bỏ gương bên trong hệ thống kính ngắm quang học và thay bằng kính ngắm điện tử hoặc màn hình LCD, nên máy ảnh nhỏ gọn nhẹ nhàng, mà chất lượng ảnh lại khá tốt, ống kính có thể hoán đổi... là thế mạnh cho việc định hướng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, hiện tượng người chơi nhiếp ảnh đang đánh đồng chất lượng hình ảnh với kích thước và khối lượng thiết bị chụp là một sự thật ở hầu hết mọi thị trường. Tổng số máy ảnh không gương lật bán ra của các hãng chưa tới 25% của SLR và lại có xu hướng suy giảm dần.
Thoả hiệp với Smartphone - cả hai cùng thắng?
Panasonic, Olympus và Fujifilm chưa có câu trả lời nào. Sony đã có câu trả lời! "Chúng tôi không biết sẽ bán được bao nhiêu QX khi quyết định làm nó" - Giám đốc kinh doanh Sony, ông Shigeki Ishizuka nói. Về khuynh hướng kết nối chuyển dữ liệu từ máy ảnh vào điện thoại, người tiêu dùng không thật sự thích điều đó. Họ thấy hay, nhưng họ không dùng, họ muốn chụp và lập tức có thể tải tác phẩm của họ lên các trang mạng xã hội ngay. Sony là hãng tiên phong cố gắng kết hợp hai nhu cầu bằng sản phẩm QX. Đó là sản phẩm có cảm biến ảnh và bộ xử lý ảnh riêng biệt, liên kết với điện thoại thông minh không dây để sử dụng và hoạt động. Sản phẩm này của Sony có thể bỏ túi với chất lượng ảnh được so sánh như một máy compact.
Quảng cáo
Tại CES, Kodak tung sản phẩm y chang mẫu QX10/QX100 của Sony
Camera.tinhte.vn tổng hợp