Xẹp đốt sống là một căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là bại liệt. Để tránh những biến chứng này, việc điều trị cũng như lập kế hoạch chăm sóc người bệnh là vô cùng quan trọng. Vậy người thân cần chăm sóc bệnh nhân xẹp đốt sống như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo ở bài viết dưới đây!
Thông thường, bác sĩ thường chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm bớt những triệu chứng của xẹp đốt sống. Các loại thuốc Tây này có tác rất nhanh, nhưng lại có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh. Do đó, người nhà cần hết sức lưu ý tới liều lượng cũng như biểu hiện của người bệnh. Nếu có bất thường gì phải thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay.
Trường hợp điều trị bằng thuốc Đông y, người chăm sóc và bệnh nhân cần kiên trì sử dụng dài ngày. Vì thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn thuốc Tây rất nhiều, cần phải kiên trì thì mới mang lại hiểu quả được..
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân xẹp đốt sống. Do tình trạng gãy xẹp đốt sống khiến cho cột sống, dây thần kinh, tủy sống và các khu vực xung quanh như tim, gan, thận... tổn thương. Những vị trí này cần được cung cấp lượng máu và các dưỡng chất cần thiết để tái tạo những tế bào mới, giúp chữa lành những tổn thương do bệnh gây ra. Ngoài ra, việc ăn uống đủ chất còn tăng thêm sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho người bệnh, giúp người bệnh có sức lực để điều trị lâu dài.
1. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG TẠI NHÀ
1.1 CHO NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ THEO CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ
Thông thường, bác sĩ thường chỉ định người bệnh uống một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm bớt những triệu chứng của xẹp đốt sống. Các loại thuốc Tây này có tác rất nhanh, nhưng lại có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh. Do đó, người nhà cần hết sức lưu ý tới liều lượng cũng như biểu hiện của người bệnh. Nếu có bất thường gì phải thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay.
Trường hợp điều trị bằng thuốc Đông y, người chăm sóc và bệnh nhân cần kiên trì sử dụng dài ngày. Vì thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn thuốc Tây rất nhiều, cần phải kiên trì thì mới mang lại hiểu quả được..
1.2 BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân xẹp đốt sống. Do tình trạng gãy xẹp đốt sống khiến cho cột sống, dây thần kinh, tủy sống và các khu vực xung quanh như tim, gan, thận... tổn thương. Những vị trí này cần được cung cấp lượng máu và các dưỡng chất cần thiết để tái tạo những tế bào mới, giúp chữa lành những tổn thương do bệnh gây ra. Ngoài ra, việc ăn uống đủ chất còn tăng thêm sức đề kháng và sức khỏe tổng thể cho người bệnh, giúp người bệnh có sức lực để điều trị lâu dài.
Canxi, vitamin, omega-3, protein... là những hoạt chất thiết yếu cho quá trình điều trị bệnh. Người nhà cần bổ sung những hoạt chất này vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh. Một số loại thực phẩm có chứa những hoạt chất trên là: Sữa, phô mai, rau xanh, tôm, cua, cá, các loại đậu, trái cây...
Người nhà cũng có thể bổ sung các chất dinh dưỡng trên bằng cách sử dụng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên việc này cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn, nguời chăm sóc và người bệnh không nên tự ý sử dụng.
Cho người bệnh uống đủ nước (từ 2-3l/ ngày) để hoạt động trao đổi chất và bài tiết diễn ra đều đặn. Trong trường hợp bệnh nhân nằm một chỗ không di chuyển được, người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân đại tiểu tiện, tránh trường hợp nhịn sẽ gây tắc nghẽn đường ruột.
1.3 HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY
Ở những trường hợp xẹp đốt sống nặng, người bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với những trường hợp người bệnh đang điều trị ngoại khoa, cần nằm một chỗ và nẹp đốt sống trong một thời gian dài. Lúc này, người bệnh thường không tự vệ sinh cá nhân được, vì vậy người nhà cần ở bên cạnh và hỗ trợ bệnh nhân khi cần thiết.
Người chăm sóc cần thực hiện vệ sinh cơ thể cùng với khu vực giường nằm của bệnh nhân. Thay ga trải giường, quần áo cho bệnh nhân thường xuyên, các vật dụng cá nhân của người bệnh cũng cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG SAU KHI PHẪU THUẬT
Theo Bác sĩ Phan Quốc Hưng của phòng khám Mỹ Việt nhận định: "Người bệnh xẹp đốt sống sau khi được phẫu thuật cần được nghỉ ngơi trên giường cứng, sử dụng gối kê đầu thấp trong khoảng từ 3-4 tuần. Trong 24h đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nằm ở một tư thế, không được xoay và vặn mình. Người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân trong khoảng thời gian này, tránh để người bệnh vận động nhiều." Bác sĩ Hưng cũng chia sẻ thêm về cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật:
- Chăm sóc tổng thể: Người bệnh sau phẫu thuật phải nằm tại giường khoảng 1 tháng, do đó người chăm sóc cần chú thay đổi tư thế thường xuyên cho người bệnh để tránh loét da do nằm một chỗ lâu ngày. Cần chú ý vùng da dễ bị loét của bệnh nhân, vệ sinh vùng da này sạch sẽ và để khô ráo. Trong trường hợp lở loét phải xử lý ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Ăn uống sau phẫu thuật: Thông thường sau phẫu thuật 24h, bác sĩ thường không cho phép bệnh nhân ăn uống mà chỉ truyền nước để tránh viêm nhiễm bên trong. Sau 24h, người bệnh có thể ăn cháo loãng và trở lại khẩu phần ăn như bình thường vài ngày sau đó. Người nhà cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
- Phục hồi chức năng sau phẫu thuật: Người nhà cần giúp người bệnh thực hiện một số bài tập nhẹ như đi lại nhằm giúp người bệnh có thể vận động bình thường trở lại sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu sau phẫu thuật người bệnh bị liệt nửa người, việc phục hồi chức năng sẽ chuyển hướng sang tập dùng nạng, nẹp hoặc thậm chí là tập ngồi xe lăn.
- Kiên trì vận động: Người nhà cần hỗ trợ bệnh nhân các bài tập vận động để ngăn ngừa những biến chứng sau phẫu thuật như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, teo cơ, cứng khớp... Nên cho bệnh nhân tập luyện vận động tư cơ bản đến nâng cao để quá trình hồi phục được hiệu quả nhất.
- Động viên người bệnh: Ngoài ra, người nhà cũng cần động viên người bệnh thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới tâm lý, giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Quảng cáo