Châu Phi xây hẳn 1 khu hàng nghìn m2 để nghiên cứu hành vi của muỗi

Hassler
22/5/2023 10:4Phản hồi: 26
Châu Phi xây hẳn 1 khu hàng nghìn m2 để nghiên cứu hành vi của muỗi
Các nhà nghiên cứu tại châu Phi vừa xây dựng hẳn 1 khu vực dành riêng cho muỗi với thiết kế dẫn mùi cơ thể riêng biệt để xem phản ứng của muỗi đối với những mùi này. Mục đích là để tìm ra nguyên nhân tại sao trong tự nhiên muỗi lại có xu hướng thích hút máu của người này mà lại không hút của người kia.

Đến giờ chúng ta cũng đã biết được muỗi hay các loại côn trùng không chỉ bị thu hút bởi khí carbon, thứ chúng ta thở ra, mà còn do mùi cơ thể cũng những người đó. Tuy nhiên những nghiên cứu trước giờ thường là ở trong phòng thí nghiệm với phạm vi hẹp. Vậy nên khu vực này được thiết lập với hy vọng tìm được lý do nêu trên theo 1 cách tự nhiên nhất, nghĩa là giống với môi trường thực tế khi muỗi hút máu nhất. Nếu anh em nhìn trên hình cover thì khu này rộng đến cả nghìn m3, tính ra to gấp 2 nghìn lần so với những hộp nhỏ hay được dùng trong phòng thí nghiệm.

mosquito1.jpg

Khu này sẽ được làm nóng bằng các tấm nhiệt để nhiệt độ tương đương với nhiệt độ trên da của người (trong khoảng từ 3,5 đến 36,9 độ). Các tấm nhiệt này sẽ được thiết kế để thải ra khí carbon hoặc 1 số mùi cơ thể của những người tham gia thử nghiệm. Có 1 điểm đáng mừng đó là các tình nguyện viên không phải đứng vào trong lồng để thử rồi bị đốt sưng người, họ sẽ đứng ở đầu ống dẫn khí và gió sẽ đưa mùi cơ thể họ vào trong lồng. Nhờ diện tích lồng rất rộng nên nhóm nghiên cứu có thể thử nghiệm mùi của 6 người cùng 1 lúc, thay vì chỉ 2 người như ở 1 số thử nghiệm khác.
mosquito.jpg
Thử nghiệm thường bắt đầu vào buổi tối, thời điểm kiếm ăn của muỗi. Khi đó khoảng 200 con muỗi chủng Anopheles gambiae sẽ được thả vào lồng và các hoạt động của chúng sẽ được camera hồng ngoại ghi nhận lại. Kết quả là nếu chỉ là do nhiệt độ cơ thể thì muỗi không quá hứng thú. Bọn chúng chỉ có phản ứng khi phát hiện có khí carbon, tương đương với hơi thở ra của chúng ta. Tuy nhiên yếu tố cuối, mùi cơ thể, mới là thứ làm chúng có hứng thú nhất. Theo đó người có mùi đặc trưng và có khả năng tỏa ra 1 lượng lớn acid carboxylic và dạng hóa chất có tên acetoin thì sẽ được muỗi chú ý hơn cả. Ở chiều ngược lại nếu trong hơi thở của người đó có nhiều hóa chất có tên eucalyptol và có ít các hóa chất khác thì thường sẽ được muỗi bỏ qua. Nhóm cũng cho biết eucalyptol thường được thấy ở những người ăn nhiều gia vị và thảo mộc, ngoài ra cũng có thể bổ sung qua việc dùng các dạng kem đánh răng hay nước súc miệng nhất định.

mosquito2.jpg

Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu tại Zambia này cho thấy nếu chúng ta có thể xác định rõ dạng hóa chất nào thu hút muỗi hay làm chúng lẫn tránh sẽ giúp ích rất nhiều. Đặc biệt là đối với công cuộc chống lại các bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ muỗi, vốn chiếm tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao nhất so với các dạng bệnh lây nhiễm khác.

Tham khảo Cells
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hẳn là rộng hàng nghìn MÉT KHỐI rồi 😓
@tiennhu89 Rộng hàng nghìn m³. Sợ
IMG_20230511_122056.jpg
@tiennhu89
Cười vô mặt
@Guadiola CÁ NGỪ LỚN
Sợ vl luôn 😢
image.jpg
Thiệt là rộng
Châu Phi có vài chục Quốc gia, dù họ còn nghèo và không có gì nổi bật nhưng việc gom tất cả lại thành từ Châu Phi nghe có vẻ coi thường ghê.
@A better world Bài gốc họ ghi hẳn quốc gia Zambia và MUỖI CHÂU PHI. Dịch về thành Châu Phi và muỗi 🙀
làm ăn nghiêm túc quá 😁
vỏ bọc hoàn hảo
Hy vọng đừng biến muỗi thành vũ khí sinh học
Nói châu Phi nghe nó cứ ngang ngang, khó chịu
Châu Phi là 1 quốc hả. Mod bận quá thì viết bài làm gì? Để càng rõ hơn min mod tinhte kiến thức hạn hẹp mà lại hay tỏ vẻ thông minh thượng đẳng
@CellonC chi tiết thì bài gốc nói là loại muỗi anophen chuyên truyền bệnh sốt rét có nguồn gốc châu phi, còn cơ sở thí nghiệm dựng ở Zambia, một quốc gia ở Đông Phi, nên gọi là châu phi cũng được
spy179
TÍCH CỰC
một năm
Trồng thêm nghìn bồn hoa anh túc để nghiên cứu nữa
Quá đỉnh
Nghiên cứu ra loại thuốc phun 1 lần muỗi 1 năm không quay lại mà an toàn cho người vs động vật khác thì mãi đỉnh
việt nam cũng có ở viện vệ sinh dịch tễ trung ương, viện pascal nha trang và tp hcm chắc cũng có
Số tiền này nên đầu tư về lương thực ở khu vực nghèo đói này hay hơn là nghiên cứu con muỗi. Muỗi thì đã có nhan muỗi.
@NOW NOW Tiền đầu tư vào lương thực thì hết họ vẫn đói và người thì vẫn chết do muỗi, nghiên cứu khoa học không chỉ giúp nước mình mà còn giúp cho cả thế giới bác ạ
Châu phi nói chung ngày trước bị thằng bill gate nó cày nát về con người rồi. Nghèo lại nghèo thêm.
@8Keo Là do họ kém cỏi nên nghèo thôi. Mỗi ngày có hàng chục ngàn người chết vì đói đó, tham ô tham nhũng bạo lực tội phạm thì tràn lan.
Việt Nam phải làm khu rộng tầm triệu m2 để nghiên cứu hành vi làm màu và XL của thằng DIEN-DAM-NHAT1981 thì nó mới xứng tầm
mình cũng nghiên cứu mấy chục năm nay. Mình kết luận cứ hơ hỏng là nó chít
Thử nghiệm hay quá 😁
Kỳ công nhể
chất lựog quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019