Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, trong điều kiện phù hợp, các tế bào có khả năng “hồi sinh” và biến đổi thành một dạng sống mới sau khi chết.
Cái chết từ lâu được coi là dấu chấm hết của mọi sinh vật. Khi đó, các tế bào ngừng hoạt động và quá trình này thường được coi là không thể đảo ngược. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao con người vẫn có thể hiến tạng sau khi qua đời, và các cơ quan đó tiếp tục hoạt động trong cơ thể khác?
Chính từ hiện tượng này, các nhà khoa học đã hình dung ra một trạng thái sống thứ ba, ngoài sự sống và cái chết. Nhiều ví dụ khác cũng ủng hộ giả thuyết này: sự biến đổi từ sâu thành bướm, hay từ nòng nọc thành ếch. Gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra “anthrobot” từ tế bào phổi người, những cấu trúc “sống” này có thể tự hô hấp và thậm chí chữa lành các mô phổi bị tổn thương. Những ví dụ này cho thấy hệ sinh vật có khả năng linh hoạt vượt xa những gì khoa học hiện tại có thể giải thích.
Anthrobot được coi là thuộc về dạng sống thứ 3, có khả năng tự sinh tồn trong điều kiện phù hợp.
Thông thường, các mô và tế bào chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi sinh vật chết. Ở con người, tế bào máu có thể sống từ 60 đến 86 giờ sau khi tử vong. Ở chuột, tế bào cơ xương có thể phục hồi sau 14 ngày. Tuy nhiên, nếu được cung cấp đầy đủ điều kiện, như môi trường trao đổi chất thích hợp, một số tế bào có thể tiếp tục sống. Việc bảo quản đông lạnh cũng giúp kéo dài thời gian tồn tại của các tế bào, dù không phải mọi yếu tố đều có thể kiểm soát. Các vấn đề như chấn thương, nhiễm trùng, và thời gian sau khi tử vong vẫn có thể hạn chế khả năng này. Ngoài ra, tuổi tác, giới tính và loại sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự sống sót của tế bào. Chẳng hạn, khả năng thành công trong việc cấy ghép tế bào tuyến tụy phụ thuộc vào những yếu tố này.
Cơ chế giúp tế bào tồn tại và phát triển sau khi sinh vật chết vẫn còn là điều bí ẩn. Một giả thuyết cho rằng có những thành phần trên màng tế bào có vai trò như cổng kết nối, cho phép tế bào tương tác với những tế bào khác trong điều kiện cho phép để tiếp tục tồn tại, tạo thành một dạng sống mới.
Không phải tất cả các tế bào đều có khả năng “hồi sinh” như nhau. Một nghiên cứu cho thấy một số gen liên quan đến căng thẳng và miễn dịch hoạt động sau khi sinh vật chết, mở ra tiềm năng biến đổi của các loại tế bào khác nhau.
Khả năng chuyển đổi này mang đến một góc nhìn mới về sự thích nghi của tế bào và có thể mở ra những phương pháp chữa trị mới. Ví dụ, anthrobots như đề cập ở trên có thể được tạo ra từ tế bào sống, giúp vận chuyển thuốc vào cơ thể mà không gây ra phản ứng miễn dịch. Hoặc chúng có thể làm tan mảng bám trong động mạch ở bệnh nhân xơ vữa động mạch. Điều này thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về cách thức tế bào tồn tại sau khi chết và biến đổi, qua đó mở ra những ứng dụng y học tiềm năng.
Nguồn: Livescience
Cái chết từ lâu được coi là dấu chấm hết của mọi sinh vật. Khi đó, các tế bào ngừng hoạt động và quá trình này thường được coi là không thể đảo ngược. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao con người vẫn có thể hiến tạng sau khi qua đời, và các cơ quan đó tiếp tục hoạt động trong cơ thể khác?
Chính từ hiện tượng này, các nhà khoa học đã hình dung ra một trạng thái sống thứ ba, ngoài sự sống và cái chết. Nhiều ví dụ khác cũng ủng hộ giả thuyết này: sự biến đổi từ sâu thành bướm, hay từ nòng nọc thành ếch. Gần đây, các nhà khoa học đã tạo ra “anthrobot” từ tế bào phổi người, những cấu trúc “sống” này có thể tự hô hấp và thậm chí chữa lành các mô phổi bị tổn thương. Những ví dụ này cho thấy hệ sinh vật có khả năng linh hoạt vượt xa những gì khoa học hiện tại có thể giải thích.
Anthrobot được coi là thuộc về dạng sống thứ 3, có khả năng tự sinh tồn trong điều kiện phù hợp.
Thông thường, các mô và tế bào chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi sinh vật chết. Ở con người, tế bào máu có thể sống từ 60 đến 86 giờ sau khi tử vong. Ở chuột, tế bào cơ xương có thể phục hồi sau 14 ngày. Tuy nhiên, nếu được cung cấp đầy đủ điều kiện, như môi trường trao đổi chất thích hợp, một số tế bào có thể tiếp tục sống. Việc bảo quản đông lạnh cũng giúp kéo dài thời gian tồn tại của các tế bào, dù không phải mọi yếu tố đều có thể kiểm soát. Các vấn đề như chấn thương, nhiễm trùng, và thời gian sau khi tử vong vẫn có thể hạn chế khả năng này. Ngoài ra, tuổi tác, giới tính và loại sinh vật cũng ảnh hưởng đến sự sống sót của tế bào. Chẳng hạn, khả năng thành công trong việc cấy ghép tế bào tuyến tụy phụ thuộc vào những yếu tố này.
Cơ chế giúp tế bào tồn tại và phát triển sau khi sinh vật chết vẫn còn là điều bí ẩn. Một giả thuyết cho rằng có những thành phần trên màng tế bào có vai trò như cổng kết nối, cho phép tế bào tương tác với những tế bào khác trong điều kiện cho phép để tiếp tục tồn tại, tạo thành một dạng sống mới.
Không phải tất cả các tế bào đều có khả năng “hồi sinh” như nhau. Một nghiên cứu cho thấy một số gen liên quan đến căng thẳng và miễn dịch hoạt động sau khi sinh vật chết, mở ra tiềm năng biến đổi của các loại tế bào khác nhau.
Khả năng chuyển đổi này mang đến một góc nhìn mới về sự thích nghi của tế bào và có thể mở ra những phương pháp chữa trị mới. Ví dụ, anthrobots như đề cập ở trên có thể được tạo ra từ tế bào sống, giúp vận chuyển thuốc vào cơ thể mà không gây ra phản ứng miễn dịch. Hoặc chúng có thể làm tan mảng bám trong động mạch ở bệnh nhân xơ vữa động mạch. Điều này thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về cách thức tế bào tồn tại sau khi chết và biến đổi, qua đó mở ra những ứng dụng y học tiềm năng.
Nguồn: Livescience