Chuyện tháng trước: Apple và Google đã phải tuân theo luật ở Hàn Quốc, sau khi các nhà lập pháp nước này hồi tháng 8/2021 đã thông qua một dự thảo luật chống độc quyền, qua đó yêu cầu cả Apple lẫn Google đều phải cho phép các nhà phát triển ứng dụng tích hợp những giải pháp thanh toán của bên thứ 3, bên cạnh những giải pháp có sẵn của App Store hay Play Store.
Nhưng cách giải quyết vấn đề của Apple là, nếu chọn một trong số những đơn vị thanh toán bên ngoài được họ phê duyệt, thì nhà phát triển ứng dụng vẫn phải đóng 26% trên mỗi đơn hàng in app purchase của họ, thay vì 30% nếu thanh toán qua hệ thống của App Store.
Các nhà quản lý thuộc chính phủ Hàn không thích điều này.
Hôm thứ 3 vừa rồi, Ủy ban Viễn thông Hàn Quốc tuyên bố đang điều tra Apple, Google và cửa hàng ứng dụng nội địa One Store vì nghi ngờ họ vi phạm đạo luật thanh toán trong ứng dụng trực tuyến. Nếu ủy ban viễn thông đưa ra kết luận những chợ ứng dụng và tập đoàn chủ quản vi phạm đạo luật đã thông qua tháng 8/2021, án phạt có thể tương đương với 2% tổng doanh thu trung bình một năm của Apple và Google.
Cụ thể hơn, đạo luật mà báo giới gọi là “chống Google” cấm những tập đoàn như Apple và Google ép người dùng phải dùng công cụ thanh toán in app purchase chính hãng, tích hợp trong chợ ứng dụng, từ đó đòi khoản chia sẻ doanh thu với nhà phát triển các ứng dụng phân phối trên App Store hoặc Play Store. Thêm nữa, đạo luật này cũng cấm các tập đoàn sở hữu chự ứng dụng di động trì hoãn hoặc từ chối một cách không công bằng quá trình xem xét, đăng ký, gia hạn hoặc kiểm tra những app có giải pháp thanh toán bên ngoài.
Chủ nhân cả hai nền tảng App Store và Play Store kể từ đó đều đã tuân thủ với quy định mới, nhưng đều có vấn đề đi kèm. Apple đã cảnh báo người dùng Hàn Quốc thanh toán in app purchase thông qua các dịch vụ bên ngoài sẽ không được đảm bảo như dịch vụ Apple cung cấp. Thêm nữa, cả Google lẫn Apple đều giới hạn những tính năng như Family Sharing hoặc tính năng kiểm soát của phụ huynh mang tên Ask To Buy, các dịch vụ thanh toán bên thứ 3 đều không dùng được.
Điều quan trọng hơn khiến các nhà quản lý Hàn Quốc tiếp tục điều tra App Store và Play Store, đó là cả Apple lẫn Google đều vẫn nhận “chia sẻ doanh thu” từ các ứng dụng dù người dùng thanh toán bằng những giải pháp của bên thứ 3, nhưng với con số ít hơn. Ví dụ Google lấy 12% thay vì 15%, còn Apple thì đòi 26% thay vì 30% giá trị đơn hàng.
Ở lục địa già, dự thảo luật Digital Markets Act hứa hẹn cũng sẽ tạo ra tác động y hệt như bộ luật mà các nhà quản lý tại Hàn Quốc thông qua vào năm 2021.
Theo Techspot
Nhưng cách giải quyết vấn đề của Apple là, nếu chọn một trong số những đơn vị thanh toán bên ngoài được họ phê duyệt, thì nhà phát triển ứng dụng vẫn phải đóng 26% trên mỗi đơn hàng in app purchase của họ, thay vì 30% nếu thanh toán qua hệ thống của App Store.
Các nhà quản lý thuộc chính phủ Hàn không thích điều này.
Hôm thứ 3 vừa rồi, Ủy ban Viễn thông Hàn Quốc tuyên bố đang điều tra Apple, Google và cửa hàng ứng dụng nội địa One Store vì nghi ngờ họ vi phạm đạo luật thanh toán trong ứng dụng trực tuyến. Nếu ủy ban viễn thông đưa ra kết luận những chợ ứng dụng và tập đoàn chủ quản vi phạm đạo luật đã thông qua tháng 8/2021, án phạt có thể tương đương với 2% tổng doanh thu trung bình một năm của Apple và Google.
Cụ thể hơn, đạo luật mà báo giới gọi là “chống Google” cấm những tập đoàn như Apple và Google ép người dùng phải dùng công cụ thanh toán in app purchase chính hãng, tích hợp trong chợ ứng dụng, từ đó đòi khoản chia sẻ doanh thu với nhà phát triển các ứng dụng phân phối trên App Store hoặc Play Store. Thêm nữa, đạo luật này cũng cấm các tập đoàn sở hữu chự ứng dụng di động trì hoãn hoặc từ chối một cách không công bằng quá trình xem xét, đăng ký, gia hạn hoặc kiểm tra những app có giải pháp thanh toán bên ngoài.
Chủ nhân cả hai nền tảng App Store và Play Store kể từ đó đều đã tuân thủ với quy định mới, nhưng đều có vấn đề đi kèm. Apple đã cảnh báo người dùng Hàn Quốc thanh toán in app purchase thông qua các dịch vụ bên ngoài sẽ không được đảm bảo như dịch vụ Apple cung cấp. Thêm nữa, cả Google lẫn Apple đều giới hạn những tính năng như Family Sharing hoặc tính năng kiểm soát của phụ huynh mang tên Ask To Buy, các dịch vụ thanh toán bên thứ 3 đều không dùng được.
Điều quan trọng hơn khiến các nhà quản lý Hàn Quốc tiếp tục điều tra App Store và Play Store, đó là cả Apple lẫn Google đều vẫn nhận “chia sẻ doanh thu” từ các ứng dụng dù người dùng thanh toán bằng những giải pháp của bên thứ 3, nhưng với con số ít hơn. Ví dụ Google lấy 12% thay vì 15%, còn Apple thì đòi 26% thay vì 30% giá trị đơn hàng.
Ở lục địa già, dự thảo luật Digital Markets Act hứa hẹn cũng sẽ tạo ra tác động y hệt như bộ luật mà các nhà quản lý tại Hàn Quốc thông qua vào năm 2021.
Theo Techspot