Chắc hẳn những chuyến xuất ngoại đầu tiên anh em sẽ nghĩ đến các quốc gia Đông Nam Á trước ha. Mình chia sẻ lại một chút về trải nghiệm khi đi "phượt" từ Singapore qua thành phố Johor Bahru (Malaysia) giáp ranh với Singapore và chỉ cách chỉ hơn 1 giờ đi xe hơi.
Trong một chuyến vô tình “phượt” từ Singapore sang Malaysia, mình đã bắt gặp…
Đi lại xuyên biên giới hàng ngày của công dân hai nước láng giềng này. Thường ở nước mình, nghe đến biên giới là nghĩ ngay đến cái gì đó xa xôi hẻo lánh nhưng ở hai nước này thì hoàn toàn khác. Nếu không có trạm dừng để làm thủ tục xuất nhập cảnh thì chắc anh em sẽ không nhận ra đâu là biên giới. Cuộc sống quanh đây luôn tấp nập và hiện đại.
Ba thành phố tiêu biểu của Malaysia là thủ đô Kuala Lumpur (hay gọi tắt là KL), Penang (“đất lành” của rất nhiều khu công nghiệp” và Johor Bahru, thành phố cách Singapore chỉ hơn một giờ đi xe bus hoặc xe hơi. Có rất nhiều điều thú vị ở Johor Bahru (mọi người ở đây và người dân Singapore, vẫn hay gọi tắt là JB).
Ngày ngày, rất nhiều người dân JB dậy từ rất sớm, thậm chí học sinh – sinh viên phải dậy từ 4-5 giờ sáng để đi từ JB sang Singapore làm việc, học tập, chiều tối lại về nhà. Đa số là xe máy và xe bus. Đi lại hàng ngày như vậy, họ được cấp thẻ, qua cửa khẩu là tự “quẹt thẻ” tự đi qua dưới sự giám sát của hệ thống CCTV. Nếu thỉnh thoảng mới đi qua đây thì anh em phải trình hộ chiếu và điền phiếu nhập cảnh như thông thường.
Trong một chuyến vô tình “phượt” từ Singapore sang Malaysia, mình đã bắt gặp…
Đi lại xuyên biên giới hàng ngày của công dân hai nước láng giềng này. Thường ở nước mình, nghe đến biên giới là nghĩ ngay đến cái gì đó xa xôi hẻo lánh nhưng ở hai nước này thì hoàn toàn khác. Nếu không có trạm dừng để làm thủ tục xuất nhập cảnh thì chắc anh em sẽ không nhận ra đâu là biên giới. Cuộc sống quanh đây luôn tấp nập và hiện đại.
Ba thành phố tiêu biểu của Malaysia là thủ đô Kuala Lumpur (hay gọi tắt là KL), Penang (“đất lành” của rất nhiều khu công nghiệp” và Johor Bahru, thành phố cách Singapore chỉ hơn một giờ đi xe bus hoặc xe hơi. Có rất nhiều điều thú vị ở Johor Bahru (mọi người ở đây và người dân Singapore, vẫn hay gọi tắt là JB).
Ngày ngày, rất nhiều người dân JB dậy từ rất sớm, thậm chí học sinh – sinh viên phải dậy từ 4-5 giờ sáng để đi từ JB sang Singapore làm việc, học tập, chiều tối lại về nhà. Đa số là xe máy và xe bus. Đi lại hàng ngày như vậy, họ được cấp thẻ, qua cửa khẩu là tự “quẹt thẻ” tự đi qua dưới sự giám sát của hệ thống CCTV. Nếu thỉnh thoảng mới đi qua đây thì anh em phải trình hộ chiếu và điền phiếu nhập cảnh như thông thường.
Ở các nước hiện đại như thế này, phương tiện công cộng như tàu điện ngầm (MRT: Mass Rapid Transit) hay xe bus rất được khuyến khích và ưa chuộng vì chuyên nghiệp, đúng giờ, sạch sẽ, giá cực kỳ rẻ và anh em sẽ có một sức khỏe và thân hình tuyệt vời hơn vì bạn phải đi bộ khá nhiều giữa các trạm hay giữa trạm với nơi muốn đến.
Xe bus ở Singapore siêu đúng giờ. Đợi tối đa 10 phút là có 1 chuyến và dễ dàng theo dõi qua app. Nguồn ảnh: Wikimedia.org
Điều quan trọng nhất là ý thức! MRT thì không người lái và xe bus thì chỉ có duy nhất tài xế, không có nhân viên soát vé. Mỗi người lên xe hay tàu tự trang bị cho mình một thẻ từ nạp tiền sẵn kiểu như thẻ ATM, thẻ này còn có thể thanh toán một số cửa hàng như 7-Eleven và nhiều hàng quán khác, nhất là trong sân bay. Nếu là du khách, anh em có thể mua thẻ dùng tạm bằng giấy. Ngoài ra, anh em cũng có thể chuẩn bị ít tiền lẻ hoặc tiền xu để mua vé tại chỗ. Bên châu Âu thì chỉ chấp nhận tiền xu trong tình huống này.
Mình được một người bạn Malaysia chia sẻ rằng đất nước của họ có khoảng 28 triệu dân (đứng thứ 42 trên Thế Giới), đất đai vẫn còn rộng lớn. Nhà cửa, xe cộ ở Malaysia thuộc dạng rẻ, dễ mua. Những chiếc xe hơi bản địa có giá trung bình 15 – 18.000 USD, có thể mua xe cũ với giá vài ngàn USD. Chiếc xe người bạn mình sở hữu là 15.000 USD và anh ấy nói rằng nó cùng phân khúc với Vios của Toyota với giá ở Malaysia là 18.000 USD. Chính phủ can thiệp bằng một sự chênh lệch thuế để bảo hộ doanh nghiệp trong nước, nhưng không quá cao. Một căn hộ tầm 30.000 USD cho người Malaysia và tầm 50.000 USD cho người nước ngoài. Ở nước họ, nhà cửa hay xe cộ chỉ là vật chất và phương tiện để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Không phải món đồ xả xỉ mà người Việt có khi cày cuốc cả đời cũng khó mà sở hữu.
Vào cuối tuần, rất nhiều người Singapore chọn sang JB để thư giãn vì giá cả mọi thứ rẻ hơn rất nhiều. Xăng rẻ hơn một nửa, giá khách sạn rẻ hơn 3 – 5 lần, ăn uống rẻ hơn tầm 3 lần và cả dịch vụ thư giãn massage họ cũng ngại cái giá chát chúa ở Singapore để tìm sang JB. Ở biên giới có các biển báo rằng xe hơi của Singapore khi sang Malaysia phải có ít nhất 60% nhiên liệu (xăng, dầu) trong bình, nếu thấp hơn sẽ bị phạt 500 SGD (tương đương tám-triệu-rưỡi tiền mình nha anh em).
Người Malaysia tổng hòa khá nhiều dân tộc. Người gốc Trung Quốc chiếm 25%, Ấn Độ chiếm 7,5%. Và họ cũng có nhiều loại ngôn ngữ, phổ biến là tiếng Trung Quốc và tiếng Anh trong đời sống hàng ngày trong khi tiếng gốc của Malaysia chỉ được sử dụng trong Chính Phủ, gọi là Bahasa Melayu. Ngoài ra họ còn một số thứ ngôn ngữ như Mandarin, Tamil, Iban…
Nguồn ảnh: Traveloka
Tiếng Malaysia khá dễ chịu vì từ cách viết đến cách đọc giống tiếng Anh. Ví dụ, nhà hàng là Restoran trong khi tiếng Anh là Restaurant. Teksi tương đương Taxi và Bas là Bus. Như vậy, hầu như người Malaysia nào cũng có thể dùng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế – điều này hẳn nhiên hữu ích cho họ khi làm việc trên môi trường quốc tế. Các biển hiệu ở Malaysia luôn ghi song ngữ Malaysia – English. Việt Nam chúng ta nên học hỏi điều này.
Quảng cáo
Người bạn khiêm tốn nói rằng, Malaysia là “quốc gia hơi lười biếng”, buổi sáng mọi thứ chỉ bắt đầu sau 10 giờ và tối đóng cửa khá sớm. Những quán trễ hơn chỉ chủ yếu phục vụ du khách. Thực ra ai cũng biết đấy chỉ là về mặt sinh hoạt thường nhật chứ không “lười”. GDP của Malaysia ít nhất là gấp đôi Việt Nam dù người dân chúng ta thường dậy rất sớm, ngủ muộn, mỗi ngày trải qua hơn hàng chục giờ miệt mài lao động.
Một điểm thú vị mà mình được thưởng ngoạn ở thành phố Johor Bahru là Lego Land. Tương tự các khu vui chơi giải trí như Disney Land hay Hello Kitty, Lego Land được trang hoàng bằng tất cả là từ những viên đồ chơi bé xíu nhưng được ghép lại thành một Malaysia và một phần Singapore lẫn ASEAN nói chung thu nhỏ. Anh em sẽ không thể tin vào mắt mình với những công trình kiến trúc từ đồ chơi nhựa như thế. Những nghệ nhân khéo léo đã thổi vào một cái hồn bằng âm thanh đường phố, tiếng xe cộ, người người nói chuyện, bằng sự chuyển của xe cộ, công trình, tàu thuyền…
Lego Land. Địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Johor Bahru. Nguồn ảnh: MyLittleAdventure.com
Vé tham quan khoảng 1 triệu đồng bao gồm các trò chơi bên trong. Nếu sang khu công viên nước, phải trả thêm vài chục Ringit nữa. Việc đổi tiền SGD và MYR rất dễ dàng ở Malaysia, anh em có thể đổi ở bất cứ đâu, từ quán ăn, quán vỉa hè, chỗ bán đồ chơi và thường là họ sẽ lấy phí 2,5%, khá cao vì vậy anh em nên đổi trước nếu có kế hoạch sang đây.
Quảng cáo
Đây hoàn toàn là những công trình được xây dựng từ những mảnh ghép đồ chơi Lego. Nguồn ảnh: Hotels.com, TravelFeeder.com, RojakDaily.com
Một điểm làm mình ngạc nhiên trong chuyến đi là xa xa JB có rất nhiều điểm tương đồng Sài Gòn. Mình ngồi ăn tối tại một quán ăn mà cứ ngỡ đấy là khu Thanh Đa. Từ khung cảnh, bàn ghế đến món ăn là giống hệt. Giá cũng khá mềm, chỉ tầm 1.500.000 VND cho buổi tối hải sản của 4 người.
Tấm này mình chụp khi ăn ở quán giống Thanh Đa. Hồi đó chụp máy cùi nên chất lượng ảnh hơi tệ, anh em thông cảm ^^
Sau đó gia đình mình được người bạn đưa đến một khách sạn rất đẹp, nhiều màu sắc với nội thất đậm chất nghệ thuật và hơi ngạc nhiên với giá chỉ 118 MYR / đêm (tương đương 800.000 VND) trong khi mức sống của họ gấp đôi chúng ta. Thật khó để kiếm khách sạn nào đồng giá chứ đừng nói là 400.000 VND mà có cơ sở vật chất như vậy ở nước mình.
Sảnh chung của J Hotel ở Johor Bahru
Một điểm thú vị ở chặng đường về. Mình được bạn đưa sang bằng xe hơi và tự về bằng xe bus. Chỉ tốn vài Ringhit để đi từ JB về lại Bugis ở Singapore bằng bus, quá rẻ!
Khi đi bus, đến cửa khẩu cũng giống như bên ta lên phà vậy, mọi người trên xe phải xuống hết, đi bộ đến chỗ hải quan, trình hộ chiếu, phiếu nhập cảnh (nếu là vãng lai) và lại hấp tấp chạy nhanh đến bãi xe bus vì nếu đến trễ, xe sẽ khởi hành đi luôn mà không đợi. Yên tâm, vì mỗi chuyến xe như vậy thuộc một hãng, xe này đi thì anh em cứ leo lên xe khác của cùng hãng, tất nhiên với cuống vé trên tay nhé để không bị phụ thu.
Đây là hãng bus mình chọn để đi từ Johor Bahru về lại Singapore. Nguồn ảnh: LandTransportGuru.net
Sang Malaysia vào chiều thứ 6, thật kinh khủng với gần 3 giờ đồng hồ ngồi trên xe và nhích nhích từng tí một, hàng xe nối đuôi nhau dài chừng 5km xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh vì tối thứ 6 nên người Malaysia thì tất bật về nhà, người Singapore thì hào hứng đi tận hưởng cái cuối tuần giá rẻ ở nước bạn. Trong khi chiều về mình chỉ mất một giờ đồng hồ.
Điều cuối cùng mình muốn chia sẻ là sự hòa nhã, niềm nở của nước bạn, Singapore, Malaysia lẫn các nước châu Âu mà mình có dịp đến. Đó là họ luôn mở miệng nói câu “Excuse me!” hoặc “Sorry” khi muốn làm gì chen ngang, có ảnh hưởng đến người khác. Họ luôn nói “Thank you!” sau khi làm gì với ai đó, thậm chí chỉ là rời xe bus cũng “thank you”, nhận đồ ăn từ quầy fast food cũng “thank you”, mọi lúc mọi nơi. Nơi mình ở, dù quen hay lạ, gặp nhau họ đều chào nhau, như vậy mọi người sẽ gần gũi nhau hơn. Hình như chúng ta hơi lười đem niềm vui đến cho người khác. Anh em có từng nói “cảm ơn” khi nhận vé gửi xe từ người bảo vệ của các quán café?
Ghi chép này được thực hiện cũng kha khá lâu. Hình mình chụp đã cũ, chất lượng thấp nên đành mượn hình trên mạng để chia sẻ.