Chắc hẳn đa số các bạn hiện nay đều sở hữu một chiếc bàn phím cơ để sử dụng cho công việc, giải trí hoặc nhiều mục đích khác. Mình cũng không ngoại lệ khi đang sử dụng chiếc bàn phím cơ nhưng với layout khá dị 40%. Sau đây là một vài chia sẻ nhanh của mình về trải nghiệm và niềm yêu thích với bàn phím cơ 40%.
Phần lớn những bàn phím layout 40% thường có những phím như Fn1, Fn2 để chúng ta tùy chỉnh tổ hợp phím.
Bên cạnh đó, cách sử dụng bàn phím layout 40% còn có nhiều khác biệt (hay thậm chí là dị biệt) so với các size phím khác. Kể cả như vậy thì mình tin rằng không hề ít bạn đọc trong cộng đồng Tinh tế thích sử dụng bàn phím 40% và mình tự hào là một phần của cộng đồng này.
Tính cá nhân hóa cao và sự dị biệt
Về cơ bản thì bàn phím layout 40% đã cắt giảm đi hầu hết những phím chức năng (hàng phím số, phím Fn,…). Vì vậy, tính cá nhân hóa của size bàn phím trên sẽ nằm ở việc keymap phím thay vì chỉ đơn thuần là custom keycaps, switch, bộ KIT,… Mỗi người sẽ có một cách keymap khác nhau và tự tạo ra những tổ hợp phím theo sở thích, nhu cầu sử dụng cá nhân.Phần lớn những bàn phím layout 40% thường có những phím như Fn1, Fn2 để chúng ta tùy chỉnh tổ hợp phím.
Bên cạnh đó, cách sử dụng bàn phím layout 40% còn có nhiều khác biệt (hay thậm chí là dị biệt) so với các size phím khác. Kể cả như vậy thì mình tin rằng không hề ít bạn đọc trong cộng đồng Tinh tế thích sử dụng bàn phím 40% và mình tự hào là một phần của cộng đồng này.
Có lẽ không chỉ mình mà còn rất nhiều bạn khác đang sử dụng bàn phím với layout 40% vì sự độc lạ của dạng phím này.
Kích thước nhỏ gọn, dễ mang theo
Ngoài yếu tố cá nhân hóa và sự độc lạ thì bàn phím 40% còn có kích thước nhỏ gọn, nằm gọn trong balo của mình. Vì vậy, mình có thể dễ dàng mang phím theo để sử dụng ở nơi làm việc, quán cà phê,…Bàn phím 40% không chiếm nhiều diện tích bên trong balo của mình.
Ngoại hình nhỏ gọn của bàn phím 40% cũng chiếm ít diện tích trên bàn làm việc và mình có thể thoải mái sử dụng phím trong không gian hẹp.
Phong phú về bố cục phím
Theo mình tìm hiểu thì phần lớn bàn phím 40% hiện tại có 2 bố cục chủ yếu là General (42 phím) và Planck (46 phím). Bên cạnh đó, chúng ta cũng có đa dạng sự lựa chọn về thương hiệu sản xuất như: AKKO, Keychron, Krepublic Daisy, TU40,…Tất nhiên, mỗi hãng sẽ có cách thiết kế bàn phím khác nhau dù có cùng size 40%. Lấy ví dụ với 2 mẫu Keychron Q9 và AKKO ACR TOP 40, nếu như bàn phím Keychron có thiết kế thuôn dài thì sản phẩm đến từ AKKO lại có ngoại hình gọn gàng hơn.
Quảng cáo
Bên cạnh sự khác biệt về bố cục phím, chất liệu phần khung của Keychron Q9 (bên trên) và AKKO ACR TOP 40 (bên dưới) cũng có sự khác biệt.
Luyện tập sử dụng nhiều tổ hợp phím
Mình sử dụng AKKO ACR TOP 40 và keymap phím ngay trên trang web VIA.Đây là website VIA mình dùng để keymap bàn phím 40%.
Tuy việc làm quen với những tổ hợp phím mới không dễ dàng gì nhưng mình đã có quá trình rèn luyện, ghi nhớ, đồng thời cũng là hàng đống lỗi sai đầy thú vị. Tất nhiên, sau khi thuần thục thì chắc chắn kỹ năng gõ của mình sẽ thăng hạn không ít.
Một vài hạn chế nhỏ
Ngoài những yếu tố mà mình đã chia sẻ ở trên, bàn phím 40% cũng có một vài hạn chế nhỏ:- Do sự thiếu vắng của hàng phím số, hàng phím Fn và một số phím chức năng khác nên mình cần nhiều thời gian để làm quen cũng như rèn luyện việc sử dụng tổ hợp phím khi gõ.
- Tốn thời gian để vọc vạch và tùy chỉnh keymap. Tương tự ý bên trên để có thể sử dụng tối ưu tổ hợp phím thì mình cần…
- Một số tựa game có thể không hoạt động tốt với bàn phím 40%.
Quảng cáo
Bàn phím 40% mang lại trải nghiệm thú vị nhưng vẫn có một số hạn chế nhất định.
Vậy các bạn đánh giá như thế nào về bàn phím layout 40%? Bạn đang sử dụng bàn phím với kích thước bao nhiêu? Hãy thực hiện bảng vote bên dưới và bình luận ở cuối bài viết để nêu lên quan điểm của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Xem thêm: