Mã hoá đầu cuối là một phương thức nâng cấp bảo mật, mang lại sự an toàn thông tin khi trò chuyện qua tin nhắn mà nhiều ứng dụng nhắn tin trên thế giới đã áp dụng.
Tính năng này được Zalo xây dựng và phát triển dựa trên giao thức mã nguồn mở Signal Protocol. Nói một chút về Signal Protocol thì đây là giao thức quốc tế được nhiều ứng dụng áp dụng và chúng ta cũng có thể thấy một số chuyên gia công nghệ, chuyên gia bảo mật quốc tế đã bảo chứng về chất lượng, độ bảo mật. Nhờ Signal Protocol, phương thức mã hóa đầu cuối sẽ bảo mật tối đa cho người dùng.
Chia sẻ về mã hóa đầu cuối (E2EE)
Phương thức mã hóa đầu cuối (E2EE) là sự nâng cấp về bảo mật của Zalo giúp bảo vệ tối ưu các nội dung trao đổi của người dùng qua nền tảng này.Tính năng này được Zalo xây dựng và phát triển dựa trên giao thức mã nguồn mở Signal Protocol. Nói một chút về Signal Protocol thì đây là giao thức quốc tế được nhiều ứng dụng áp dụng và chúng ta cũng có thể thấy một số chuyên gia công nghệ, chuyên gia bảo mật quốc tế đã bảo chứng về chất lượng, độ bảo mật. Nhờ Signal Protocol, phương thức mã hóa đầu cuối sẽ bảo mật tối đa cho người dùng.
Việc nâng mã hoá đầu cuối giúp ngăn được sự can thiệp của các hành vi xâm nhập bất hợp pháp nội dung tin nhắn trong quá trình vận chuyển tin nhắn.
E2EE hiện áp dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân và sắp có cho nhóm dưới 10 thành viên trên Zalo. Người dùng có thể kích hoạt tính năng này trên ứng dụng di động, Zalo PC hay phiên bản web.
Thông tin của người dùng trao đổi bao gồm tin nhắn văn bản, thoại, hình ảnh, tập tin, MP3… (nói chung hầu hết nội dung trao đổi trên Zalo) đều được mã hóa và giải mã trực tiếp trên thiết bị của người dùng với sự hỗ trợ của các cặp mã khóa bảo vệ. Đây là điểm đặc biệt, bởi khi nâng cấp mã hóa đầu cuối, ngoại trừ thiết bị người gửi và nhận, tin nhắn sẽ không được giải mã ở một thiết bị nào khác. Anh em có thể hiểu trong suốt quá trình vận chuyển, nội dung gốc của tin nhắn sẽ không tồn tại mà ở dạng dãy ký tự đặc biệt, ngẫu nhiên, không mang ý nghĩa gì.
VD: Mình nhắn tin cho đồng nghiệp "Anh biết pass con điện thoại Samsung không". Thông qua giao thức E2EE, trên máy mình, dữ liệu sẽ được mã hóa thành những ký tự đặc biệt một cách ngẫu nhiên chẳng hạn "axP/Hn8hkhs-u1ghgyuy70smIytTT=QQ" và nó cũng không mang ý nghĩa gì cả. Đoạn mã hoá đó được giữ trong suốt hành trình vận chuyển, cho đến khi Huy mở tin nhắn, nội dung mới được giải mã trên máy của anh .
Với những hồ sơ sức khỏe, tài chính, mật khẩu, ảnh gia đình... khi trao đổi qua tin nhắn sẽ không sợ bất cứ ai xâm nhập bất hợp pháp và đọc được.
Lưu ý, mình thấy anh em hay bản thân mình cũng vậy, đôi lúc cũng chuyển tiếp tin nhắn và chụp màn hình đang chat để gửi cho người khác. Cần cân nhắc việc này bởi vì ảnh hưởng tính riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân. E2EE chỉ giúp mã hoá đầu cuối giữa 2 thiết bị gửi và nhận, ngăn chăn hành vi xâm nhập bất hợp pháp trong quá trình truyền dữ liệu, còn việc chụp màn hình gửi đi thì mình vô tình gửi đi thông tin của bản thân cho người khác rồi, đôi khi lại không tốt.
Cách kích hoạt trên điện thoại và máy tính
Để kích hoạt cuộc trò chuyện mã hoá, bước đầu tiên anh em nên tiến hành update Zalo lên phiên bản mới nhất.Quảng cáo
Trên điện thoại, mở ứng dụng Zalo > Chọn cuộc hội thoại mong muốn > Bấm vào tên người gửi để chuyển sang cửa sổ cài đặt > Chọn Mã hoá đầu cuối. Ngay sau đó, các thông tin cần thiết về tính năng này sẽ xuất hiện > bấm chọn Nâng cấp mã hoá đầu cuối. Ngay sau đó, Zalo sẽ hiển thị thông báo Nâng cấp thành công.
Quay trở lại cuộc hội thoại, thông báo kích hoạt mã hoá đầu cuối đã được gửi đến người nhận, nhầm thông báo cho họ biết mình đã làm gì với đoạn hội thoại này.
Từ giờ, những đoạn hội thoại nào đã nâng cấp mã hoá đầu cuối thì phía trước nickname sẽ có biểu tượng ổ khoá để phân biệt với các đoạn hội thoại thường.
Quảng cáo
Tương tự, trên máy tính, mở ứng dụng Zalo lên > Chọn một cuộc hội thoại mong muốn > Bấm vào biểu tượng Thông tin hội thoại ở góc trên bên phải > Kéo xuống dưới, chọn Mã hoá đầu cuối.
Trước đó, Zalo cũng có khá nhiều những tính năng giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Ví dụ như là tin nhắn tự xóa ra mắt hồi cuối năm ngoái cho phép xóa tự động tin nhắn từ hai phía người gửi và người nhận mà không cần thao tác thủ công, tính năng thu hồi tin nhắn, mình có thể kiểm soát nguồn kết bạn, cài đặt cho phép người lạ nhắn tin, gọi điện hay không, tắt trạng thái hoạt động để tránh bị làm phiền trong những lúc cần tập trung,.. Và nhiều tính năng khác giúp chúng ta bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật trên Zalo.
Với bổ sung mới mẻ thông qua mã hoá đầu cuối E2EE, sự riêng tư và bảo mật thông tin qua nền tảng tin nhắn Zalo càng được nâng cao.