Thật sự thì không phải ngẫu nhiên mà một con chuột ra mắt từ năm 2014 vẫn được sản xuất đến tận bây giờ. Song song với những dòng huyền thoại như G100s hay MX518 thì G402 Hyperion Fury cũng là một dòng chuột của Logitech được nhiều người yêu thích. Mình đã từng xài G402 cách đây gần 6 năm và đợt này mình mua lại để tìm lại cảm giác xưa, tiện tay chia sẻ với anh em luôn.
Mình mua với giá 640 ngàn, giá lần này mình mua đã rẻ hơn xưa, mình nhớ không lầm là trên 1 triệu lúc nó mới ra mắt. Có nhiều điều mình thích ở G402 Hyperion Fury đó là thiết kế, trọng lượng 103 g rất nhẹ khi đó cùng với cảm biến quang được xem là chuẩn chỉ nhất trên chuột Logitech thế hệ trước. Một thời G402 được xem là con chuột nhanh nhất vì tốc độ lên đến 500 IPS, độ trễ của phím chuột cũng siêu thấp và rất được lòng người chơi game FPS.
Đây là dàn gear của mình gần 6 năm trước, lúc đó mình xài toàn đồ Logitech với G402 Hyperion Fury, G600 MMO và G700s không dây cùng với bàn phím cơ G910 Orion Spark - dòng bàn phím đầu tiên của Logitech xài switch Romer-G.
Hồi mới biết đến G402 Hyperion Fury, mình xài chính là con G700s - thế hệ 2 của dòng G700 - dòng chuột chơi game không dây cao cấp đầu tiên của Logitech. Tuy nhiên, G700s rất nặng, tính cả pin thì nó nặng đến 152 g và form hơi to, kiểu như con MX Master bây giờ nên với đa phần các tựa game FPS thì nó không phù hợp cho lắm, chơi lâu rất mau mỏi.
Mình mua với giá 640 ngàn, giá lần này mình mua đã rẻ hơn xưa, mình nhớ không lầm là trên 1 triệu lúc nó mới ra mắt. Có nhiều điều mình thích ở G402 Hyperion Fury đó là thiết kế, trọng lượng 103 g rất nhẹ khi đó cùng với cảm biến quang được xem là chuẩn chỉ nhất trên chuột Logitech thế hệ trước. Một thời G402 được xem là con chuột nhanh nhất vì tốc độ lên đến 500 IPS, độ trễ của phím chuột cũng siêu thấp và rất được lòng người chơi game FPS.
Đây là dàn gear của mình gần 6 năm trước, lúc đó mình xài toàn đồ Logitech với G402 Hyperion Fury, G600 MMO và G700s không dây cùng với bàn phím cơ G910 Orion Spark - dòng bàn phím đầu tiên của Logitech xài switch Romer-G.
Hồi mới biết đến G402 Hyperion Fury, mình xài chính là con G700s - thế hệ 2 của dòng G700 - dòng chuột chơi game không dây cao cấp đầu tiên của Logitech. Tuy nhiên, G700s rất nặng, tính cả pin thì nó nặng đến 152 g và form hơi to, kiểu như con MX Master bây giờ nên với đa phần các tựa game FPS thì nó không phù hợp cho lắm, chơi lâu rất mau mỏi.
Độ dài chuột là 135 mm, bề ngang 71 mm và cao 41 mm, nếu so với form quốc dân như G502 thì nó dài hơn, hẹp hơn và thấp hơn vài mm. Form chuột ergonomic công thái học ôm tay thay vì đối xứng như đa phần các mẫu chuột chơi FPS. Nó dài và hẹp nên với những anh em có bàn tay to thì có thể cầm nhiều tư thế như palm grip, claw grip hay fingertips. Với anh em có bàn tay nhỏ thì tốt nhất là cầm kiểu palm grip. Thiết kế công thái học của chuột khiến việc cầm nhấc lên rất dễ dàng.
Nhìn từ trên xuống anh em sẽ thấy con chuột này được chia ra làm nhiều phần, mỗi phần được hoàn thiện theo một kiểu khác nhau. Phần nhựa bóng màu đen là phần khung gia cường cho lòng bàn tay, vị trí để lòng bàn tay là một lớp nhựa nhám mịn cho cảm giác tiếp xúc cao cấp.
Có một khác biệt trên G402 mà mình mua đợt này đó là dây chuột được làm mềm hơn so với con G402 cách đây nhiều năm. Khi xưa mình xài thì dây chuột bằng cao su khá cứng, phải xài một thời gian mới mềm ra còn giờ chuột mới dây đã mềm sẵn. Dây chuột mà cứng quá sẽ ảnh hưởng đến thao tác và độ chính xác khi chơi game.
Logo Logitech G trên G402 là logo thế hệ trước, đến thời điểm này dù vẫn được sản xuất nhưng G402 không được đổi sang logo mới. Đèn có ở logo nhưng chỉ có màu xanh, trong phần mềm Logitech G Hub thì chúng ta có thể chỉnh sắc độ của màu xanh này, đậm hoặc nhạt.
2 phím chuột có kích thước dài ngắn khác nhau, phím chuột phải dài hơn và xuôi sang phải nhiều hơn theo thiết kế công thái học. Khi để tay lên thì ngón tay giữa sẽ nghỉ theo tư thế tự nhiên nhất. Trong khi đó, phím chuột trái cao hơn, nhấp chuột đỡ tổn lực hơn và phản hồi cũng nhanh hơn. Có một điều mình thích trên G402 Hyperion Fury là độ ồn rất thấp khi nhấn phím chuột. Trong không gian im lặng, anh em sẽ nghe được tiếng click mềm, không đanh như nhiều dòng chuột chơi game khác.
Con lăn trên G402 Hyperion Fury là một con lăn cao su, viền của nó lại không được cắt rãnh hay làm kiểu xù xì thường thấy. Dù vậy, nó vẫn khá bám tay và con lăn lăn theo nấc, cảm giác rất mượt và nhẹ nên anh em không lo bị trượt khi lăn nhanh lăn nhiều.
Quảng cáo
Loại switch Logitech sử dụng bên dưới 2 phím chuột chính là dòng Omron D2FC-F-7N (20M) độ bền 20 triệu lần nhấn. Thực ra thì hồi mới ra mắt, G402 được trang bị D2FC-F-7N biến thể đầu tiên, độ bền khoảng 5 triệu lần nhấn. Tuy nhiên biến thể này sớm phát sinh lỗi double click, nặng nhất là trên dòng chuột G700 vốn là flagship khi đó. Vì vậy Logitech về sau đã thay bằng biến thể (20M) với độ bền cao hơn. Cảm giác nhấn của 2 phím chuột chính cũng rất đặc trưng, anh em sẽ thấy nó rất nhạy, dòng switch này độ nảy lớn và tốc độ trả hành trình nhanh, chỉ cần nhấp nhẹ là ăn. Nếu anh em quan tâm về độ trễ phím chuột thì có thể vào đây, một danh sách do badben25 - một anh chuyên test chuột trên overclock.net tổng hợp, kết quả test có độ chính xác cao bởi anh này dùng máy chuyên dụng để đo.
Cạnh phím chuột trái là 2 phím chỉnh nhanh DPI - đây là vị trí ưa thích của mình đối với 2 phím DPI này bởi nó cực kỳ thuận tiện để thao tác. Vị trí thường thấy là sau con lăn nhưng chúng ta sẽ cần phải co ngon trỏ lại để nhấn, không thoải mái. Sẽ có 3 vạch đèn ở ngay dưới 2 phím DPI báo mức DPI khi nhấn tăng giảm.
Kế đến là 2 phím Back/Forward, thiết kế ngay vị trí nghỉ tay của ngón cái, hình thù của nó hơi nhọn và mảnh nhưng lại rất dễ thao tác. Anh em có thể dùng má của ngón cái để nhấn hay gạt nhẹ lên là ăn. Các phím phụ trên G402 cũng dùng switch cơ học, khác loại so với phím chính.
Cuối cùng là phím sniper - một phím để chuyển đổi tạm thời DPI khi nhấn vào. Vào thời điểm G402 Hyperion Fury ra mắt thì phím sniper là một trang bị thời thượng trên chuột dù không mấy khi người ta dùng đến. Tuy nhiên, giờ thì phím sniper đang dần trở lại trên nhiều mẫu chuột hơn nhằm đáp ứng nhiều tựa game và phong cách chơi hơn. Như mình thường chơi The Division 2 thì phím sniper này với DPI gán sẵn là 400 sẽ giúp ghìm tâm tốt hơn khi xả đạn. Khi nhả ra, DPI trả lại như cũ. Vị trí của nút này vừa đủ tầm với ngón cái và dễ bấm.
Quảng cáo
Mặt dưới của G402 Hyperion Fury có hệ thống feet chất lượng với 6 miếng, trước sau, 2 bên và quanh cảm biến Logitech AM010. AM010 là một biến thể của dòng PixArt PWM3320 và nó luôn nằm trong danh sách các cảm biến cho chuột "không lỗi lầm" dù công nghệ không mới. Cảm biến này được Logitech trang bị trên nhiều dòng chuột như G100S, G302 Daedalus Prime nhưng cấu hình khác nhau. Trên G402 Hyperion Fury, cảm biến này có DPI tối đa ở 4000 DPI và tốc độ tracking có thể lên đến 500 IPS. Trong khi đó với G302 Daedalus Prime thì tốc độ của nó giới hạn ở 250 IPS còn với G100S thì DPI bị khóa ở 2500 DPI. Vì vậy G402 mới được quảng cáo là chuột chơi game siêu nhanh. Thực tế tốc độ tracking 500 IPS chỉ xếp sau cảm biến Focus+ mới nhất của Razer trên một số dòng chuột mới với 650 IPS.
Tốc độ tracking thể hiện vận tốc tối đa mà con chuột mất khả năng theo dõi chính xác vị trí của nó, đơn vị IPS là Inch per Second. Như vậy với 500 IPS thì anh em có thể hình dung tốc độ vẩy tay sẽ phải trên 12,7 m/s mới có thể khiến con chuột này "đơ". Thực tế là AM010 có tốc độ chỉ là 120 IPS thôi, tức khoảng 3 m/s nhưng với gia tốc gần như bằng 0. Để có thể đạt tốc độ trên 500 IPS thì Logitech đã thiết kế một tính năng gọi là Fusion Engine - sử dụng cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển bên trong chuột để khiến cho nó vẫn có thể theo dõi vị trí ổn định ở các mức tốc độ trên 3 m/s, gia tốc sẽ vào khoảng 16G.
Để bật cái Fusion Engine này thì anh em phải dùng phần mềm Logitech Gaming Software bản cũ. Nếu xài Logitech G Hub bản mới thì sẽ không thấy nhưng Fusion Engine sẽ được bật mặc định trên G402. Ở cái đồng hồ bên phải, tốc độ vẩy chuột tối đa của mình chỉ vào khoảng 3,5 m/s.
Thử kiểm tra chất lượng tracking của chuột ở 3 mức DPI mà mình hay xài là 400, 800 và 1600 thì kết quả cho thấy, độ chính xác của cảm biến AM010 rất cao. Với bài test này, mình chỉnh từng mức DPI và lia chuột thật nhanh qua lại, chất lượng tracking của cảm biến thể hiện qua những điểm count, nó sẽ bám sát đường đồ thị chỉ thời gian, các chấm nhỏ nằm trên và dưới đường này, không rơi quá xa ra ngoài đường màu xanh. Ở cả 3 mức DPI thì mình đều thấy sự đồng đều này,
Thử vẽ bằng Paint hình trôn ốc và đường thẳng để thử độ chính xác khi rê chuột chậm ở DPI thấp và kiểm tra tính năng tự động làm mượt (angle snapping), đây là 3 mức DPI mà mình test 400, 800, 1600 DPI:
Ở cả 3 mức DPI này, mình không nhận thấy tính năng tự làm mượt nét. Ở 400 DPI, mình vẽ hình trôn ốc thật chậm thì khả năng kiểm soát nét tốt, dễ vẽ và không có nhiều đường thẳng trong hình trôn ốc. Tính năng làm mượt nét có lợi cho những ai thường dùng chuột để vẽ nhưng sẽ bất lợi khi chơi game, chẳng hạn như khi anh em nhắm bắn vào đầu, đối thủ nằm chếch lên trên hoặc dưới bên phải/trái hồng tâm, anh em kéo tâm qua theo một đường xiêng để đưa hồng tâm vào đầu đối thủ thì quỹ đạo của chuột phải chính xác theo đường xiêng, nếu nét kéo xiêng tự động được làm thẳng do tính năng angle snapping thì hồng tâm sẽ hụt khỏi đầu từ đó headshot không trúng.
AM010 thể hiện độ chính xác rất cao và rất ổn định ở các mức DPI thấp, không jitter - trỏ chuột rung khi anh em để DPI thấp và di chuyển chuột thật chậm. Anh em có thể thử thao tác này khi vẽ thiệt chậm trên Paint hoặc dùng công cụ Select trong Photoshop để khoanh vùng trên một tấm ảnh.
Tuy nhiên, không phải cái gì nó cũng ngon, G402 có khoảng cách lift-off distance khá cao. LOD là khoảng cách tối đa mà cảm biến ngưng tracking khi ta nhấc chuột lên so với mặt pad (như hình trên), với G402 thì nó gần 1 cm và chúng ta không chỉnh được khoảng cách này như nhiều mẫu chuột đời mới. Vì vậy với những anh em thường chơi FPS, thao tác nhấc chuột lên vẩy tay rồi hạ chuột xuống thì sẽ đòi hỏi việc chỉnh LOD ở mức thấp thấp hơn, chỉ cần nhích nhẹ lên khỏi mặt pad là cảm biến ngưng theo dõi. Với mình khi chơi Paladins, DPI 400 và LOD như vậy không bị ảnh hưởng gì nhiều, những anh em chơi game FPS hardcore thì mới cần để ý đến yếu tố LOD này thôi. Mà đã ở tầm hardcore thì G402 Hyperion Fury không còn phù hợp nữa.
Bù lại, khi thả chuột xuống thì mức độ di chuyển của trỏ chuột hay hồng tâm so với vị trí ban đầu không đáng kể với G402. Anh em có thể thử điều này bằng việc nhấc lên nhả xuống liên tục con chuột của mình (giống như cầm chuột gõ lên pad), nếu trỏ chuột chạy ra khỏi vị trí ban đầu quá nhiều thì khi chơi game FPS, thực hiện thao tác nhấc > vảy > thả chuột hay nhấc thả 2 lần để kéo màn hình thì vị trí cuối cùng của hồng tâm sẽ không theo ý của anh em, nó sẽ lệch và đặc biệt với những anh em chơi súng nhắm thì hoàn toàn có thể trượt mất con mồi.
Sau nhiều năm xài lại G402 Hyperion Fury thì mình vẫn hài lòng với nó. Với mức giá mình mua vừa rồi chỉ 640 ngàn thì con G402 rất xứng đáng. Trải qua thời gian thì Logitech cũng đã cải tiến ít nhiều, điển hình như dây chuột mềm hơn, switch chuột chính bền hơn, nó cũng đã đạt được độ “chín” về phần cứng và phần mềm nên mình nghĩ có thể gắn bó lâu dài với nó. Đọc trên nhiều trang thì G402 cũng không tránh khỏi tình trạng double click nhưng thường sau hơn 2 năm sử dụng. Lúc đó anh em có thể thay switch cho chuột, chọn loại switch khác, thay đổi cả cảm giác bấm cho 2 phím chuột chính hay toàn bộ phím trên chuột. Có nhiều cửa hàng bán gear có dịch vụ thay này, giá rẻ mà lại nhanh, đỡ phải mua chuột mới.