Anh em ạ, lần nào viết bài về đồng hồ, mình cũng để ý thấy có comment nhắc tới chiếc 6062 vàng, cọc số đính kim cương của cựu hoàng Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam. Vẫn còn rất nhiều người nghĩ rằng, chiếc đồng hồ đeo tay bán đấu giá đắt nhất thế giới đến giờ là chiếc 6062 này. Nhưng kỳ thực không phải. Năm 2017, đúng là Reference 6062 được một người giấu tên trả 5.060.427 USD để sở hữu, là mức giá kỷ lục cho một chiếc Rolex trên sàn đấu giá. Nhưng chỉ 5 tháng sau, tháng 10/2017, chiếc Daytona của nam tài tử Paul Newman đã đạt mốc 17,8 triệu USD tại nhà bán đấu giá Philips, và rồi đến cuối năm 2019, một chiếc Grandmaster Chime của Patek Philippe đã thu về 31 triệu USD để làm từ thiện.
Nói như vậy không đồng nghĩa với việc chiếc triple calendar moonphase của vị hoàng đế cuối cùng nước mình không có giá trị lịch sử. Nó không chỉ có giá trị nhờ chủ nhân đầu tiên của nó, mà còn có giá trị nhờ thiết kế, với những đường nét mà đến giờ chúng ta không còn được thấy ở một chiếc Rolex nữa, bất kể chúng đắt đến đâu.
Hãy thử tưởng tượng câu hỏi, “nếu chỉ được sở hữu một chiếc Rolex duy nhất, bạn sẽ chọn chiếc nào?” Cả hai chuyên gia về Rolex nổi danh nhất nước Mỹ là Andrew Shear và Eric Ku đều đưa ra cùng một câu trả lời. Nó không phải chiếc Daytona trên cổ tay Paul Newman, cũng không phải chiếc Submariner phát triển cùng những thợ lặn đẳng cấp để chinh phục độ sâu đáng nể dưới đại dương, mà chính là chiếc 6062 như anh em thấy trong hình trên.
![Tinhte_Rolex1.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071607_Tinhte_Rolex1.jpg)
Nói như vậy không đồng nghĩa với việc chiếc triple calendar moonphase của vị hoàng đế cuối cùng nước mình không có giá trị lịch sử. Nó không chỉ có giá trị nhờ chủ nhân đầu tiên của nó, mà còn có giá trị nhờ thiết kế, với những đường nét mà đến giờ chúng ta không còn được thấy ở một chiếc Rolex nữa, bất kể chúng đắt đến đâu.
Độc nhất vô nhị
Hãy thử tưởng tượng câu hỏi, “nếu chỉ được sở hữu một chiếc Rolex duy nhất, bạn sẽ chọn chiếc nào?” Cả hai chuyên gia về Rolex nổi danh nhất nước Mỹ là Andrew Shear và Eric Ku đều đưa ra cùng một câu trả lời. Nó không phải chiếc Daytona trên cổ tay Paul Newman, cũng không phải chiếc Submariner phát triển cùng những thợ lặn đẳng cấp để chinh phục độ sâu đáng nể dưới đại dương, mà chính là chiếc 6062 như anh em thấy trong hình trên.
![Tinhte_Rolex3.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071609_Tinhte_Rolex3.jpg)
Chiếc “đồng hồ Bảo Đại” giờ có thể coi như một huyền thoại sống. Xét về mặt kỹ thuật, nó là một chiếc đồng hồ vàng, 4 kim 3 lịch, có điểm tuần trăng, cọc số đính kim cương ở góc 2, 4, 8, 10 và 12 giờ. Nhưng đối với những nhà sưu tầm, họ chỉ quan tâm đến một khía cạnh duy nhất: Chủ nhân của chiếc 6062.
Vua Bảo Đại có được chiếc Rolex này như thế nào?
Bảo Đại, tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn trị vì từ năm 12 tuổi, từ năm 1926 đến năm 1945, lên ngôi chính thức vào năm 1932. Ông dành phần lớn tuổi thơ ở Pháp để học hành, rồi trở lại Việt Nam lúc 18 tuổi.
Thế chiến thứ II, khi Nhật Bản xâm lược Đông Dương, chính quyền Bảo Đại được thuyết phục để tuyên bố Đông Dương giờ sẽ độc lập khỏi Pháp. Sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, Bảo Đại từ ngôi, trở thành “cố vấn tối cao” cho chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng vị trí ấy không tồn tại lâu. Từ đó, ông vua cuối cùng hầu hết sống ở Hong Kong và châu Âu. Đến mùa xuân năm 1954, Bảo Đại tham dự Hiệp định Geneve, giải quyết nốt những vấn đề còn sót lại trong chiến tranh Triều Tiên và những động thái liên quan tới khu vực Đông Dương. Hệ quả của hiệp định Geneve sách lịch sử đã đề cập rất cụ thể, nên mình sẽ không nhắc nhiều.
![Tinhte_Rolex2.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071608_Tinhte_Rolex2.jpg)
Không hề nói giỡn, trước khi Hiệp định Geneve được ký kết, Bảo Đại… đi shopping ở Thụy Sỹ. Khi những cái đầu ngoại giao đáng gờm nhất của hai ý thức hệ đàm phán để đưa ra những quyết định phù hợp nhất với Đông Dương, thì vị hoàng đế cuối cùng rời Hotel des Bergues để sang tiệm Chronometrie Philippe Beguin bên kia đường. Yêu cầu của ông với nhân viên tiệm này rất ngắn gọn và đơn giản: “Tôi muốn chiếc Rolex hiếm nhất và tốt nhất từng được làm ra.”
Chronometrie Philippe Beguin đưa ra cho ông vài lựa chọn, nhưng chẳng chiếc Rolex nào hợp mắt vị hoàng đế. Cuối cùng, nhà bán lẻ phải gọi cho Rolex, vốn có trụ sở ngay ở ngoại thành Geneva, và Rolex giao cho nhà bán lẻ chiếc 6062 mặt đen đính kim cương như anh em đã thấy và rất quen thuộc qua hình ảnh các bài viết trong nhiều năm qua.
Bảo Đại mất năm 1997 ở tuổi 83, và chiếc Rolex mua vào mùa xuân năm 1954 sau đó được con cháu của ông đưa ra bán đấu giá vào năm 2002. Kể từ đó, nó nằm trong tay một nhà sưu tập kín tiếng để rồi được bán đấu giá công khai một lần nữa vào tháng 5/2017
Reference 6062 vì đâu mà ấn tượng đến vậy?
Quảng cáo
Trong 63 năm tồn tại của chiếc Rolex, anh em có thể thấy nó được bảo quản và sử dụng trong điều kiện không thể chê vào đâu được. Xước dăm không đáng kể, mặt dial không bị rỉ sét, thậm chí dòng chữ trên mặt hiển thị tuần trăng và logo Rolex cũng gần như hoàn hảo. Nó nhuốm màu thời gian theo cái cách mà không một chiếc đồng hồ cổ nào có được, và cũng là thứ giải thích vì sao đồng hồ cổ làm lại mặt số lại không có giá trị cao như nguyên bản. Vài người nói rằng, chỉ có 3 chiếc 6062 vàng mặt số đen đính kim cương được tạo ra, và chỉ có đúng 1 trong 3 chiếc này thuộc về vua Bảo Đại, nên nó là độc nhất vô nhị.
![Tinhte_Rolex4.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071610_Tinhte_Rolex4.jpg)
Chiếc 6062 này không được Bảo Đại cất giữ như báu vật, mà trái ngược hoàn toàn, được ông tin dùng trong rất nhiều năm. Dây jubilee đã dão, nhưng bề mặt của cả chiếc đồng hồ lẫn mặt số đều ở điều kiện đáng nể, không thấy tì vết hay va đập trên case, hay mặt số. Chính điều này khiến nó đem về hơn 5 triệu USD trên sàn đấu giá.
Không chỉ dừng ở việc “chủ nhân cũ” của Reference 6062 là ai, mà mặt số của chiếc đồng hồ cũng khẳng định đẳng cấp của những nghệ nhân tại Rolex thập niên 50 của thế kỷ trước. Một chiếc dress watch nhưng chống nước hoàn toàn với nắp lưng và crown xoáy. Thời điểm này, chỉ có hai chiếc Rolex có hiển thị tuần trăng cùng lịch thứ ngày tháng là 6062 và 8171, nhưng 8171 hoàn toàn không chống nước tốt như 6062, cũng như không được xác nhận đạt chuẩn chronometer như 6062. Nó gần như là một chiếc đồng hồ hoàn hảo cả về mặt thẩm mỹ lẫn công năng.
Case đường kính 36mm cũng là con số lý tưởng của mọi chiếc Rolex. Kết hợp với lug dài, nó không quá nhỏ, cũng không quá to, hợp với mọi cổ tay, và dây jubilee thực sự khiến mức độ phức tạp của tính thẩm mỹ trên chiếc 6062 tăng lên vài bậc. Ngay cả kính plexiglass nguyên bản cũng được giữ lại. Mặt cong của kính plexi cũng khiến cá tính của 6062 khác biệt hẳn với kính phẳng.
![Tinhte_Rolex5.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071611_Tinhte_Rolex5.jpg)
Ngay cả 5 viên kim cương trên cọc số cũng được triển khai theo cách vô cùng tinh tế, không hề già hay kệch cỡm. Khi mặt số đã có quá nhiều chi tiết, từ hai ô lịch thứ và tháng, viền chỉ ngày, kim giây rốn kèm ô hiển thị tuần trăng, có cả dòng chữ “Officially Certified Chronometer” nhỏ xíu, chỉ thêm vài viên kim cương lấp lánh đã giúp mặt số trở nên cân bằng hơn rất nhiều, khi mắt người nhìn vào sẽ phải bao quát vào toàn bộ mặt số chứ không chỉ dừng ở một góc cố định.
Quảng cáo
Với mức độ hiếm có và giá trị lịch sử, dù giá trị trên sàn đấu giá không thể so sánh được với nhiều chiếc đồng hồ khác, nhưng Reference 6062 “Bảo Đại” vẫn là một chiếc đồng hồ ghi dấu ấn lịch sử với những câu chuyện rất đáng để kể lại.
Reference M05035
Cũng trong năm 2017, ở sự kiện Basel World, sau hàng chục năm chỉ tập trung làm đồng hồ thể thao, Rolex mới đem moonphase trở lại với chiếc Cellini Moonphase. Nói không ngoa, kể từ sau Reference 6062, mãi đến tận gần 70 năm sau, người yêu Rolex mới được lên tay một chiếc dress watch với tuần trăng trên chiếc M05035.
![Tinhte_Rolex6.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071612_Tinhte_Rolex6.jpg)
![Tinhte_Rolex7.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071613_Tinhte_Rolex7.jpg)
![Tinhte_Rolex8.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071614_Tinhte_Rolex8.jpg)
![Tinhte_Rolex9.jpg](https://s3.cloud.cmctelecom.vn/tinhte2/2020/07/5071615_Tinhte_Rolex9.jpg)
Cách Rolex triển khai một chiếc dress watch với moonphase cũng mang nhiều âm hưởng của 6062 hay 8171 ra mắt vào năm 1951. Dù không có lịch thứ ngày tháng mà chỉ có lịch ngày, nhưng moonphase lộ, kích thước lớn cùng vạch số dạng sector và ô lịch ngày ở viền ngoài mặt số cùng kim nhọn dạng alpha hand vừa khiến M05035 mang nét tinh tế cổ điển mà không hề cũ kỹ, khi vỏ case vàng hồng Everose Gold điểm xuyết ánh xanh đậm của mặt moonphase rất bắt mắt. Thay vì bỏ hơn triệu Đô mua 6062 dù là bản rẻ nhất, thì Cellini Moonphase “chỉ” có giá 26.750 USD mà thôi 😁
Theo Hodinkee