Xe tăng trang bị vũ khí laser là loại phương tiện chiến đấu vốn chỉ được phát triển trong thời gian gần đây, nhưng một số nguyên mẫu xe tăng laser đã thực sự có mặt từ thời Chiến tranh Lạnh. Từ những năm 1970 cho đến cuối thập niên 1990, tại Liên Xô một dự án đã được tiến hành để tạo ra một phương tiện được trang bị Vũ khí Năng lượng Định hướng (DEW). Dự án này bí mật đến mức Lầu Năm Góc đã xoay xở chỉ để có được một vài bản vẽ.
Thiết kế của hệ thống rất đơn giản khi tận dụng khung gầm của một xe pháo tự hành đã có. Nó sử dụng chùm tia laser cường độ cao do bộ phát tạo ra để phá vỡ hệ thống dẫn đường của tên lửa đang bay tới. Ngoài ra, nguời ta còn hy vọng rằng tia laser có thể che mắt hoặc thậm chí phá hủy các thiết bị nhạy cảm như camera, cảm biến và ống ngắm của đối phương.
Nguyên mẫu đầu tiên mang tên 1K11 Stilet là một trong nhiều hệ thống laser mà Liên Xô làm ra trong nỗ lực chế tạo "Tổ hợp pháo tự hành laser” (SLK). Ban đầu ý tưởng này được đề xuất vào thập niên 1970 và đầu những năm 1980. Sau đó, 2 nguyên mẫu 1K11 đã được Cục Thiết kế Trung ương Luch tạo ra năm 1982.
Nguyên mẫu đầu tiên: 1K11 Stilet. Chiếc xe này có một bộ phát laser nằm trên đỉnh bộ khung gầm gắn bánh xích.
Thiết kế của hệ thống rất đơn giản khi tận dụng khung gầm của một xe pháo tự hành đã có. Nó sử dụng chùm tia laser cường độ cao do bộ phát tạo ra để phá vỡ hệ thống dẫn đường của tên lửa đang bay tới. Ngoài ra, nguời ta còn hy vọng rằng tia laser có thể che mắt hoặc thậm chí phá hủy các thiết bị nhạy cảm như camera, cảm biến và ống ngắm của đối phương.
Quá trình phát triển
Nguyên mẫu đầu tiên mang tên 1K11 Stilet là một trong nhiều hệ thống laser mà Liên Xô làm ra trong nỗ lực chế tạo "Tổ hợp pháo tự hành laser” (SLK). Ban đầu ý tưởng này được đề xuất vào thập niên 1970 và đầu những năm 1980. Sau đó, 2 nguyên mẫu 1K11 đã được Cục Thiết kế Trung ương Luch tạo ra năm 1982.
Nguyên mẫu đầu tiên: 1K11 Stilet. Chiếc xe này có một bộ phát laser nằm trên đỉnh bộ khung gầm gắn bánh xích.
Sau Stilet là nguyên mẫu "Sangvin”. Chiếc này sử dụng khung gầm của xe tăng pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka. Các khẩu pháo đã được tháo ra và thay thế bằng một bộ phát laser duy nhất để vô hiệu hóa các cảm biến và hệ thống quang học của chiến đấu cơ. Sanguine có thể vô hiệu hóa trực thăng trong phạm vi từ 8-9,65 km.
Nguyên mẫu thứ hai Sangvin.
Năm 1989, tổ hợp SLK tiên tiến nhất ra đời với tên gọi 1K17 Szhatie và quân đội Nga sau đó đã tiếp nối dự án trong một thời gian ngắn trước khi đình chỉ dự án, bởi việc phát triển hệ thống vũ khí laser quá tốn kém và không cần thiết. 1K17 được lắp ráp vào tháng 12/1990 và thử nghiệm cho tới năm 1992. Nhưng 1K17 chưa bao giờ được đưa vào sản xuất hoặc sử dụng dù việc thử nghiệm khá thành công.
Thiết kế và cách hoạt động của 1K17
Là một nguyên mẫu mới hơn, 1K17 không chỉ tồn tại đến ngày nay mà còn được chụp ảnh rất chi tiết, không như các nguyên mẫu Stilet và Sangvin trước đó. 1K17 được chế tạo dựa trên khung gầm của xe tăng pháo tự hành 2S19 Msta-S. Súng cũng được tháo dỡ và tháp pháo cũ đã sửa đổi hoàn toàn để chứa được thiết bị laser thể rắn. Nó cũng có máy phát điện và hệ thống pin phụ trợ để cấp năng lượng cho bộ phát laser.
Bộ phát laser có 13 thấu kính, bao gồm một thấu kính nằm giữa, cùng 12 thấu kính chia thành hai hàng trên và dưới. Tất cả đều có nắp đậy. Mỗi ống laser chứa một viên ruby (hồng ngọc) được nắn thành hình trụ, chúng đóng vai trò là môi trường khuếch đại và phát ra một chùm ánh sáng đồng nhất khi được cấp năng lượng.
Quảng cáo
Bên cạnh đó, bao quanh các tinh thể ruby là khí Xenon và trong hốc chứa tinh thể còn có đèn. Khi đèn chiếu vào lớp khí Xenon thì nó sẽ phát ra quang phổ ánh sáng rộng. Ánh sáng này sau đó được tinh thể ruby hấp thụ và sau đó phát ra ánh sáng laser.
"Xe tăng" sử dụng chùm tia laser mạnh để vô hiệu hóa thiết bị quang điện tử trên phương tiện của đối phương. Do tập trung ánh sáng qua 13 viên ruby nhân tạo mà mỗi viên nặng tới 30 kg, nên việc sản xuất hệ thống rất tốn kém.
Phạm vi chùm tia laser trên 1K17 có thể hơn phạm vi 8-9,65 km trên hệ thống Sangvin.
1K17 không có khả năng tác chiến trực tiếp là bao, tuy nó vẫn có súng máy hạng nặng NSVT cỡ 12,7 mm gắn trên tháp chỉ huy và sáu ống phóng khói để tự vệ trước các cuộc tấn công từ trên bộ và trên không.
Quảng cáo
Yên nghỉ trong bảo tàng
Nếu 1K17 Szhatie được triển khai trong chiến đấu, ắt hẳn nó đã đem lại một tác động sâu sắc. Là một vũ khí phòng thủ, tia laser của nó rất hiệu quả trong việc vô hiệu hóa xe cộ, vũ khí và thiết bị dùng để quan sát của đối phương. Tia laser của 1K17 cũng có thể làm mắt thường bị mù ngay lập tức.
Ngày nay vẫn còn một nguyên mẫu của 1K17 đặt tại Bảo tàng Kỹ thuật Quân sự gần Moscow và cũng là nguyên mẫu duy nhất còn sót lại cuối cùng. Hai nguyên mẫu Stilet và Sangvin cũ hơn đã bị tháo dỡ và bức ảnh cuối cùng về Sangvin được chụp tại một bãi phế liệu ở St. Petersburg.
Theo [1], [2].