Đầu tiên, mình khẳng định quy định này không chỉ ảnh hưởng tới những quốc gia như Trung Quốc hay Nga, mà còn có thể ảnh hưởng tới cả người tiêu dùng Việt Nam. Đấy là lý do phải bàn về quy định mới nhất mà chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố cuối tuần vừa rồi.
Anh em còn nhớ lý do vì sao, có một khoảng thời gian trên thị trường Việt Nam chỉ có những sản phẩm mang tên RTX 4090 D không? Đó chính là hệ quả của quy định cấm vận được chính quyền Mỹ áp dụng hồi tháng 11/2023. Chiểu theo quy định khi ấy, các quốc gia như Trung Quốc và Nga không được nhập khẩu những chip xử lý với tốc độ tính toán xử lý AI trên 4800 TOPS, hoặc băng thông bộ nhớ trên 600 GB/s. RTX 4090 khi ấy sở hữu băng thông bộ nhớ 1008 GB/s, vậy là cũng bị liệt vào danh sách sản phẩm cấm xuất khẩu sang Trung Quốc và Nga.
Cũng vì lý do đó, khi RTX 50 series ra mắt vào cuối tháng 1 tới, cũng sẽ có một phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc, tên là RTX 5090 D.
Điều đáng nói ở đây là, để hạn chế việc tạm nhập tái xuất các sản phẩm có sức mạnh tính toán trên 4800 TOPS hoặc băng thông trên 600 GB/s vào Trung Quốc và Mỹ thông qua các nước thứ ba, phía Mỹ áp đặt quy định này cho cả trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Việt Nam. Đó là lý do chúng ta phải mua RTX 4090 D, còn giá RTX 4090 thì đến tận thời điểm hiện tại vẫn loanh quanh 60 triệu Đồng một card.
Anh em còn nhớ lý do vì sao, có một khoảng thời gian trên thị trường Việt Nam chỉ có những sản phẩm mang tên RTX 4090 D không? Đó chính là hệ quả của quy định cấm vận được chính quyền Mỹ áp dụng hồi tháng 11/2023. Chiểu theo quy định khi ấy, các quốc gia như Trung Quốc và Nga không được nhập khẩu những chip xử lý với tốc độ tính toán xử lý AI trên 4800 TOPS, hoặc băng thông bộ nhớ trên 600 GB/s. RTX 4090 khi ấy sở hữu băng thông bộ nhớ 1008 GB/s, vậy là cũng bị liệt vào danh sách sản phẩm cấm xuất khẩu sang Trung Quốc và Nga.
Cũng vì lý do đó, khi RTX 50 series ra mắt vào cuối tháng 1 tới, cũng sẽ có một phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc, tên là RTX 5090 D.
Điều đáng nói ở đây là, để hạn chế việc tạm nhập tái xuất các sản phẩm có sức mạnh tính toán trên 4800 TOPS hoặc băng thông trên 600 GB/s vào Trung Quốc và Mỹ thông qua các nước thứ ba, phía Mỹ áp đặt quy định này cho cả trăm quốc gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm Việt Nam. Đó là lý do chúng ta phải mua RTX 4090 D, còn giá RTX 4090 thì đến tận thời điểm hiện tại vẫn loanh quanh 60 triệu Đồng một card.
Đó là chuyện của hơn một năm về trước. Còn trong khi đó, dù chỉ còn một tuần nữa là tổng thống Trump sẽ chính thức làm lễ tuyên thệ nhậm chức, cuối tuần trước, chính quyền ông Biden đã đưa ra những quy định mới, với tham vọng giữ cho Mỹ và các quốc gia đồng minh thân cận nhất của họ, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, nắm giữ quyền kiểm soát tốc độ nghiên cứu phát triển AI toàn cầu.
Kiểm soát nguồn cung GPU AI toàn cầu
Quy định này có tên đầy đủ là “Khung quy định kiểm soát xuất khẩu sản phẩm trí tuệ nhân tạo khuếch tán.” (Export Control Framework for Artificial Intelligence Diffusion).
Những quy định này sẽ có giá trị xác định những khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ nơi chip xử lý của các tập đoàn Mỹ tạo ra, những sản phẩm tối quan trọng trong quá trình xử lý những mô hình AI được phép xuất khẩu tới. Từ đó, những quy định này sẽ định hình được bản đồ trung tâm dữ liệu toàn cầu, vì những quy định mới sẽ giới hạn những nơi được phép nhập khẩu những con chip mạnh nhất hành tinh hiện nay.
Như đã nói ở trên, đề án khung quy định kiểm soát xuất khẩu dài 200 trang này sẽ giúp nước Mỹ, cùng những đồng minh của họ tại châu Âu và châu Á được hưởng lợi.
Trong đó là 20 quốc gia và vùng lãnh thổ được phía Mỹ đánh giá là “đáng tin cậy”, và sẽ được nhập khẩu thoải mái, không có giới hạn số lượng những chip xử lý AI hay những GPU cao cấp. Trong số đó bao gồm những nước như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh Quốc…
Còn trong khi đó, hơn 140 quốc gia khác thì không được ưu tiên như vậy. Trong số những quốc gia không được miễn trừ kiểm soát xuất khẩu chip AI, bao gồm cả những đồng minh quan trọng của Mỹ như Israel và Singapore, hay những đối tác thương mại chiến lược như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mexico. Những quốc gia này, nếu như không đăng ký nhận giấy phép xuất khẩu đặc biệt, sẽ chỉ được nhập tối đa 1.700 sản phẩm chip AI thế hệ mới nhất, theo tuyên bố của bà Gina Raimondo, bộ trưởng thương mại Mỹ.
Quảng cáo
Việt Nam của chúng ta cũng bị phía Mỹ xếp nằm trong nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ thứ hai này.
Hệ quả là, dựa theo đề án quy định kiểm soát xuất khẩu chip AI mới nhất, sẽ có một thứ gọi là “giấy phép miễn trừ nhập khẩu chip hiệu năng xử lý thấp” (Low Processing Performance license exemption). Với giấy phép này, mỗi quốc gia sẽ được đặt riêng một hạn mức nhập khẩu những chip xử lý, và bị giới hạn luôn cả những dạng sản phẩm được phép nhập khẩu để bán ra thị trường hoặc trang bị trong những máy chủ đám mây phục vụ nghiên cứu và vận hành AI.
Vậy thì sẽ như thế nào khi một tập đoàn Mỹ muốn mở data center tại các quốc gia nằm trong danh sách 140 quốc gia và vùng lãnh thổ “hạng hai” kể trên? Sẽ có một quy chế gọi là Universal Validated End User (UVEU) để xác thực những đối tác tin cậy của Mỹ hay những tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Google hay Microsoft chẳng hạn), giúp họ nhập khẩu nhanh GPU vào các quốc gia mà họ đang xây dựng data center. Đổi lại, các đơn vị, tập đoàn và doanh nghiệp này sẽ phải tuân thủ quy định FedRAMP, thứ được tạo ra để bảo vệ những dữ liệu “không phải tối mật” của chính quyền liên bang Hoa Kỳ, nói cách khác là những hàng rào bảo vệ an ninh mạng của chính những data center ấy.
Hệ quả đối với thị trường tiêu dùng Việt Nam
Có một điều chắc chắn, chính quyền Mỹ sẽ không áp đặt quy định này theo những dạng sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm máy chủ doanh nghiệp, dựa theo mục tiêu ban đầu khi các hãng như Nvidia, AMD hay Intel nghiên cứu phát triển và sản xuất những con chip GPU hay GPGPU của họ. Chính quyền Mỹ sẽ chỉ xác định kiểm soát xuất khẩu chip xử lý AI dựa trên hai tiêu chí mà chính họ đã đặt ra trước đây, tốc độ xử lý AI theo đơn vị nghìn tỷ phép tính trên giây, và băng thông bộ nhớ.
Lý do cũng đơn giản, nhìn thẳng vào thị trường Trung Quốc, chẳng thiếu những doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu vừa và nhỏ đi mua RTX 4090 về lắp 6 chiếc vào server rack để phục vụ nghiên cứu vận hành AI, trái ngược hoàn toàn với mục tiêu ban đầu của Nvidia là tạo ra một card đồ họa chơi game 4K 120 FPS cao cấp.
Quảng cáo
Thứ đáng lo nhất bây giờ, theo mình, là liệu phía Mỹ sẽ giữ nguyên hai con số giới hạn từ tháng 11/2023 hay không (4800 TOPS và 700 GB/s). Nếu họ giữ nguyên, thì chẳng liên quan gì tới những con quái vật như H200 hay B200 trên máy chủ đám mây, ngay lập tức sẽ có ba sản phẩm thuộc diện kiểm soát xuất khẩu sang thị trường Việt Nam từ Nvidia: GeForce RTX 5090, RTX 5080 và RTX 5070 Ti, vì băng thông bộ nhớ GDDR7 của ba chiếc card đồ họa máy bàn này lần lượt là 1792 GB/s, 960 GB/s và 896 GB/s, cao hơn hẳn so với giới hạn được thiết lập tháng 11/2023.
Để anh em yên tâm, thì theo quy định mới, RTX 5090, 5080 và 5070 Ti vẫn sẽ được bán tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta sẽ bị áp quota giới hạn nhập khẩu những sản phẩm này. Điều này đồng nghĩa với việc, mức giá của sản phẩm không chỉ bị ảnh hưởng bởi thuế quan như VAT hay thuế thiết bị điện tử nhập khẩu, mà còn phụ thuộc vào nguồn cung nữa. Nói một cách ngắn gọn, nguồn cung card đồ họa nhập vào thị trường Việt Nam, dù chỉ để anh em chơi điện tử chứ không phải để xử lý thuật toán AI chạy chatbot hay tạo hình, cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những quy định mới từ phía Mỹ.
Phản ứng của cả ngành công nghệ Mỹ
Cũng là điều dễ hiểu, khi những tổ chức, doanh nghiệp hay tập đoàn công nghệ tại Mỹ bày tỏ lo ngại, và đã có những tuyên bố chính thức kêu gọi chính quyền tổng thống Joe Biden tạm hoãn áp dụng quy định kiểm soát xuất khẩu sản phẩm chip AI diffusion. Tiếng nói của toàn bộ ngành bán dẫn Hoa Kỳ, SIA, Hiệp hội Ngành công nghiệp Bán dẫn Mỹ, hôm 6/1/2025 vừa rồi đã đưa ra tuyên bố chính thức như thế này:
"SIA và các doanh nghiệp thành viên chia sẻ với chính phủ Mỹ những quyết tâm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Tuy nhiên chúng tôi lo ngại sâu sắc vì quy mô chưa từng có và mức độ phức tạp của bộ khung quy định quản lý, thứ được tạo ra mà không thông qua những tư vấn của ngành. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế dẫn đầu và khả năng cạnh tranh của nước Mỹ trong ngành bán dẫn cũng như những hệ thống AI tiên tiến.
Với tất cả sự tôn trọng, chúng tôi khuyến cáo chưa nên thực hiện bước chuyển dịch quy chế nhanh và đáng kể như vậy giữa thời điểm chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng, cùng lúc không có bất kỳ trao đổi và bàn thảo có giá trị nào với các đại diện trong ngành bán dẫn. Vì không có sự tham vấn chúng tôi kêu gọi chính quyền ban hành quy tắc được đề xuất hoặc chuyển giao quy trình hoạch định chính sách cho chính quyền tổng thống Trump sắp tới, để đảm bảo cả các nhà lãnh đạo của chính phủ, cả ngành cùng các đối tác toàn cầu có cơ hội phù hợp để giải quyết vấn đề quan trọng này một cách chu đáo."
Một điều có vẻ rõ ràng, như chính cái cách mà Trung Quốc đã làm trong khoảng thời gian vừa rồi. Việc bị chặn đứng nguồn cung những chip xử lý AI mạnh nhất hiện tại chỉ khiến Huawei hay các tập đoàn khác tại Trung Quốc có thêm động lực tự chủ công nghệ, tạo ra những sản phẩm phục vụ riêng cho nhu cầu xử lý AI trong máy chủ đám mây nội địa.
Các nhà quan sát đặt ra lo ngại rằng, kiểm soát nguồn cung chip xử lý đồ họa đối với 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, vừa không chỉ cải thiện và bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, vừa mở ra cơ hội để các hãng chip của Trung Quốc có được cơ hội cạnh tranh với những sản phẩm của các tập đoàn chip Mỹ, từ Nvidia tới AMD, từ Intel tới Qualcomm. Đương nhiên nếu đặt hệ quy chiếu ở thời điểm hiện tại, thì chip Trung Quốc vẫn còn khoảng cách khá xa về hiệu năng nếu so sánh với chip của Mỹ. Nhưng điều chắc chắn là, khả năng Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác giành được thị phần từ các tập đoàn Mỹ, dù thấp, không thể là con số 0 tròn trĩnh.
Chưa kể, chặn nguồn cung chip xử lý AI mạnh nhất hiện giờ cũng chứng minh rằng quy định này không hiểu cách những con chip được dùng để phát triển những mô hình ngôn ngữ hay vận hành hệ thống điện toán đám mây. Không ai chỉ nhờ một con chip B200 làm được việc hết, mà họ sẽ cần hệ thống hàng nghìn, hàng vạn con chip vận hành đồng thời, chia việc để xử lý. Thành ra nếu bị chặn nguồn cung hoặc giới hạn nguồn cung chip xử lý hiệu năng cao theo giới hạn của cơ quan quản lý Mỹ, thì mua số lượng lớn chip xử lý sức mạnh thấp hơn cũng sẽ giải quyết được nhu cầu nghiên cứu AI hay phát triển mô hình, thuật toán, phần mềm…
Nói cách khác, theo Tổ chức công nghệ thông tin và sáng tạo, ITIF: “Ngay cả khi GPU do Trung Quốc sản xuất không có sức mạnh như GPU của Mỹ ở tầm ngắn hạn, các tập đoàn Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác hoàn toàn vui vẻ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Điều này vừa khiến mục tiêu của chính quyền tổng thống Biden, là hạn chế tổng thể sức mạnh điện toán AI toàn cầu không còn giá trị, cùng lúc gây tổn hại tới cả vị thế lẫn thị phần dẫn đầu của nước Mỹ trong ngành điện toán AI toàn cầu.”
Hôm nay 13/1, Nvidia cũng đưa ra tuyên bố chính thức về đề xuất khung quy định quản lý xuất khẩu chip AI của chính quyền ông Biden:
"Trong nhiều thập kỷ qua, vị thế dẫn đầu về điện toán và hệ sinh thái phần mềm đã là một trụ cột quan trọng của sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới. Về cơ bản chính phủ liên bang luôn có quan điểm không can thiệp vào cách thiết kế, quảng bá và bán ra thị trường máy tính điện toán và phần mềm, những động lực chính của sự đối mới và tăng trưởng kinh tế.
Chính quyền Trump trước đó đã đặt ra nền tảng cho sức mạnh và thành công hiện tại của nước Mỹ trong lĩnh vực AI, thúc đẩy tạo ra một môi trường nơi ngành công nghiệp điện toán của Mỹ có thể cạnh tranh và hưởng lợi, nhưng cùng lúc không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Nhờ đó, AI tiêu dùng đã trở thành một phần không thể thiếu của mọi ứng dụng mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy lợi ích của nước Mỹ, và đảm bảo vị thế dẫn đầu của nước Mỹ trong công nghệ tiên tiến.
Ngày nay, các doanh nghiệp, các startup và các trường đại học trên khắp thế giới đang khai thác AI để thúc đẩy những tiến bộ trong nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, sản xuất, giáo dục và vô số những lĩnh vực khác, qua đó thúc đẩy tăng trưởng cơ hội cho các ngành công nghiệp trong và ngoài nước.
Sự tiến bộ toàn cầu đó đang bị đe dọa. Chính quyền Biden hiện đang tìm cách hạn chế quyền truy cập vào các ứng dụng điện toán chính thống bằng quy định kiểm soát xuất khẩu chip “AI Diffusion” chưa từng có và vô cùng sai lầm. Nó đe dọa làm chệch hướng tiến trình đổi mới và tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
Trong những ngày cuối cùng tại nhiệm, chính quyền tổng thống Biden đang tìm cách làm suy yếu vị thế dẫn đầu toàn cầu của Hoa Kỳ bằng một quy định dài hơn 200 trang, được soạn thảo bí mật và không có sự xem xét hợp pháp của cơ quan lập pháp. Sự vượt quá quyền hạn này sẽ áp đặt sự kiểm soát vô cùng quan liêu đối với cách thức thiết kế và buôn bán các sản phẩm chip bán dẫn, máy tính, hệ thống máy chủ và thậm chí cả phần mềm hàng đầu của Mỹ trên toàn cầu. Và bằng cách cố gắng thao túng kết quả thị trường và kìm hãm sự cạnh tranh, mạch sống của sự đổi mới, quy định mới của Chính quyền Biden đe dọa sẽ bỏ phí lợi thế công nghệ khó khăn mà Hoa Kỳ đã giành được.
Mặc dù được che đậy dưới vỏ bọc là những biện pháp “chống Trung Quốc”, những quy định này sẽ không làm có giá trị tăng cường an ninh của Hoa Kỳ. Các quy định mới sẽ kiểm soát công nghệ trên toàn thế giới, bao gồm những công nghệ vốn đã có sẵn, phổ biến rộng rãi trong các máy tính chơi game và phần cứng tiêu dùng. Thay vì giảm thiểu bất kỳ mối đe dọa nào, các quy tắc mới của Biden sẽ chỉ làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ, làm suy yếu sự đổi mới, thứ đã giúp Hoa Kỳ luôn dẫn đầu.
Mặc dù quy tắc này phải 120 ngày nữa mới có hiệu lực, nhưng nó đã làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ. Như chính quyền tổng thống Trump trước đó đã chứng minh, Hoa Kỳ chiến thắng thông qua sự đổi mới, cạnh tranh và chia sẻ công nghệ của chúng ta với thế giới—không phải bằng cách rút lui sau bức tường của sự can thiệp quá mức của chính phủ. Chúng tôi mong muốn các chính sách củng cố sự lãnh đạo của Hoa Kỳ quay trở lại, những thứ đã giúp thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, và duy trì lợi thế cạnh tranh của chúng ta trong ngành AI và hơn thế nữa."