Lần tới khi bạn quyết định dành lấy miếng bánh cuối cùng trên đĩa trước mặt bạn bè hoặc thành viên gia đình, bạn nên kiểm tra xem liệu con chó của bạn có đang theo dõi bạn. Hành động của bạn có thể ảnh hưởng đến quan điểm của con chó về bạn và tính cách của bạn, ít nhất là tính rộng lượng hay ích kỷ.Chúng ta biết rất nhiều về cách những chú chó phản ứng trước những tình huống xã hội và đọc được thông tin xã hội từ con người và từ những con chó xung quanh chúng. Một số trong số những thông tin đó đến từ phòng thực nghiệm của Sarah Marshall-Pescini (University of Milan). Những chú chó phản ứng trước hoạt động xã hội xung quanh chúng rất giống với những em bé chập chững biết đi. Ví dụ, chúng ta biết rằng chó hờn dỗi khi chúng cảm thấy chúng bị đối xử bất công và chó cũng ít có xu hướng hành động sai trái trong những tình huống khi chúng cảm thấy chúng đang bị theo dõi.
Những nghiên cứu gần đây về con người chỉ ra rằng trẻ em khoảng 1 tuổi đã biết liệu một người nào đó có xu hướng hành động giúp đỡ hay không, và phòng thực nghiệm Milan đem đến cứ liệu cho rằng những con chó phản ứng theo cách tương tự.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Marshall-Pescini và nhóm của bà kiểm tra xem liệu những con chó sẽ đưa ra quyết định rằng một người nào đó là ích kỷ hay rộng lượng dựa vào những quan sát của chúng về cách người đó hành xử xung quanh những người khác. Nghiên cứu bao gồm 84 con chó, mỗi con chó được kiểm tra riêng dưới những điều kiện khác nhau.
Tình huống cơ bản thực sự khá đơn giản. Người chủ của một con chó được dẫn vào một căn phòng trống nhỏ có 3 cái ghế. Con chó có cơ hội đánh hơi xung quanh một chút và sau đó người chủ con chó ngồi xuống chiếc ghế ở giữa đằng sau bức tường với con chó được buộc dây đứng cạnh cô. Sau đó 2 người khác đi vào phòng, mỗi người mang theo một cái bát đựng những miếng xúc xích thơm ngon. Mỗi người cho con chó xem cái bát để chú chó biết rằng đồ ăn đang ở đó, và sau đó 2 người đó ngồi xuống ghế đối diện cái tường.
Những nghiên cứu gần đây về con người chỉ ra rằng trẻ em khoảng 1 tuổi đã biết liệu một người nào đó có xu hướng hành động giúp đỡ hay không, và phòng thực nghiệm Milan đem đến cứ liệu cho rằng những con chó phản ứng theo cách tương tự.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Marshall-Pescini và nhóm của bà kiểm tra xem liệu những con chó sẽ đưa ra quyết định rằng một người nào đó là ích kỷ hay rộng lượng dựa vào những quan sát của chúng về cách người đó hành xử xung quanh những người khác. Nghiên cứu bao gồm 84 con chó, mỗi con chó được kiểm tra riêng dưới những điều kiện khác nhau.
Tình huống cơ bản thực sự khá đơn giản. Người chủ của một con chó được dẫn vào một căn phòng trống nhỏ có 3 cái ghế. Con chó có cơ hội đánh hơi xung quanh một chút và sau đó người chủ con chó ngồi xuống chiếc ghế ở giữa đằng sau bức tường với con chó được buộc dây đứng cạnh cô. Sau đó 2 người khác đi vào phòng, mỗi người mang theo một cái bát đựng những miếng xúc xích thơm ngon. Mỗi người cho con chó xem cái bát để chú chó biết rằng đồ ăn đang ở đó, và sau đó 2 người đó ngồi xuống ghế đối diện cái tường.
Bây giờ người ăn xin bước vào – thực tế là một nữ trợ lý của nhà nghiên cứu. Người này sau đó tiến lại gần mỗi người có cái bát. Một trong 2 người hành động một cách ích kỷ. Khi người ăn xin lại gần, cô gái nói lạnh lùng “Không!” và phẩy tay thô bạo. Người kia, khi người ăn xin lại gần, đã đáp lại với một giọng nói thân thiện hơn và đặt chút thức ăn vào miệng người ăn xin. Sự tương tác này được lặp lại hơn 1 lần, và tất cả mọi người có bát tiếp tục ăn chút đồ ăn trong khi con chó đang quan sát. Cuối cùng, người đóng vai ăn xin rời khỏi phòng.
Quá trình kiểm tra rất đơn giản. Người chủ chó tháo dây và cho phép chú chó làm bất kì điều gì nó muốn. Hơn 2/3 trường hợp, những chú chó đã lại gần người hào phóng với người ăn xin và cố xin đồ ăn từ họ. Dường như con chó nghe trộm tương tác xã hội này dẫn chúng đến kết luận rằng một trong 2 người này là hào phóng hơn và có khả năng đáp lại những sự cầu xin của chúng.
Marshall-Pescini cố gắng xác định điều gì ở sự tương tác mà con chó đã quan sát thấy là quan trọng nhất. Trước tiên, con chó thực sự phải nhìn thấy người nào cho đồ ăn hoặc từ chối cho. Khi những người đem theo bát thực hiện những hành động tương tự, chỉ giả vờ cho hoặc từ chối cho một người không có ở đó (có lẽ một con ma vô hình?), những chú chó không thích người nào cả. Thêm nữa, nếu thay vì sử dụng cả giọng nói và điệu bộ của họ khi cho ăn hoặc từ chối cho, thì người với chiếc bát chỉ sử dụng một, hóa ra giọng nói quan trọng hơn động tác bàn tay đối với con chó.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chó đang quan sát những tương tác xã hội của chúng ta và rút ra những kết luận về tính cách của chúng ta và xu hướng hành vi trong tương lai của chúng ta dựa vào những gì chúng nhìn và nghe. Điều này rất giống với cách mà con người hành xử trong những tình huống xã hội. Nếu bạn nhìn thấy một người nào đó hành động theo cách thoải mái và giúp đỡ, bạn có nhiều khả năng tiếp cận người đó hơn một người hành động theo cách thù địch và từ chối.
Khi tôi lần đầu tiên xem những kết quả của nghiên cứu này, tôi đã chấp nhận những kết luận đơn giản và rõ ràng của nó. Tuy nhiên, tôi cũng tự rút ra kết luận rằng nghiên cứu này chỉ ra một điều gì đó còn quan trọng hơn sự thực là chó nhận ra tính rộng lượng và ích kỷ ở con người. Điều thực sự quan trọng là chó tiếp cận con người như thể chúng mong đợi được chúng ta đối xử theo cách tương tự với cách chúng ta đối xử với người khác. Điều này có nghĩa là chó hoặc là đưa ra giả định là chúng bình đẳng với loài người trong thế giới xã hội của chúng ta, hoặc loài người chúng ta bình đẳng với những chú chó khác trong thế giới chúng sống. Do đó, trong khi chúng ta những nhà khoa học thường cảnh báo con người không nên nghĩ về những con chó của chúng ta như thể chúng là những con người nhỏ bé trong những bộ áo lông, thì những con chó cũng có thể nghĩ về con người như những con chó không có lông đi trên hai chân.
Nguồn
Dogs Recognize Generous Versus Selfish People
By observing human interactions dogs decide who is generous or selfish.
Published on June 26, 2012 by Stanley Coren, Ph.D., F.R.S.C. in Canine Corner
PsychologyToday