Đọc xong dòng title, có lẽ cũng cần đề cập một cách cụ thể câu chuyện phím cơ phục vụ cộng đồng gamer. Có ba thứ quan trọng nhất để một chiếc bàn phím cơ thành công trên thị trường PC chơi game.
Thứ nhất là độ bền. Những giây phút căng thẳng nhất, khi thắng bại trong một trận đấu được quyết định bằng đơn vị giây, thậm chí là một phần của một giây, anh em gamer rất dễ mất bình tĩnh. Cùng với đó, hệ thống switch cơ học trên chiếc bàn phím cũng phải chịu được rất nhiều thứ, từ số lần bấm lên tới hàng triệu, cho đến những thứ có thể rơi vào giữa khe bàn phím trong suốt quá trình sử dụng. Thứ hai là thiết kế. Càng hầm hố, nhiều góc cạnh thì lại càng hợp gu phần đông anh em gamer thích những món trang bị đem lại vẻ nam tính. Và thứ ba, cuối cùng những không kém phần quan trọng, là đèn RGB.
Những thứ khác, có hay không có, trong mắt các dân chơi sắm PC về với mục đích chủ yếu là chơi game và coi YouTube, chẳng mấy khi quan trọng. Chỉ cần bền và đẹp là được.
Cả ba điều kiện kể trên, chiếc K70 RGB Pro vừa ra mắt hồi tháng trước của Corsair đều có đủ. Định hướng chiếc này nằm ở tầm giá cao cấp trên 3 triệu Đồng, và chỉ nằm ở phân khúc dưới hai sản phẩm bàn phím cơ khác của Corsair, chiếc K100 RGB với switch quang học, hiện đang bán với giá 5 triệu Đồng, và chiếc K95 RGB Platinum XT, hiện có giá 4,3 triệu Đồng. Theo quan điểm của mình khi chọn một chiếc phím cơ về chơi điện tử, K70 RGB Pro là đủ một cách hoàn hảo cho hầu hết mọi nhu cầu của người dùng.
Thứ nhất là độ bền. Những giây phút căng thẳng nhất, khi thắng bại trong một trận đấu được quyết định bằng đơn vị giây, thậm chí là một phần của một giây, anh em gamer rất dễ mất bình tĩnh. Cùng với đó, hệ thống switch cơ học trên chiếc bàn phím cũng phải chịu được rất nhiều thứ, từ số lần bấm lên tới hàng triệu, cho đến những thứ có thể rơi vào giữa khe bàn phím trong suốt quá trình sử dụng. Thứ hai là thiết kế. Càng hầm hố, nhiều góc cạnh thì lại càng hợp gu phần đông anh em gamer thích những món trang bị đem lại vẻ nam tính. Và thứ ba, cuối cùng những không kém phần quan trọng, là đèn RGB.
Những thứ khác, có hay không có, trong mắt các dân chơi sắm PC về với mục đích chủ yếu là chơi game và coi YouTube, chẳng mấy khi quan trọng. Chỉ cần bền và đẹp là được.
Cả ba điều kiện kể trên, chiếc K70 RGB Pro vừa ra mắt hồi tháng trước của Corsair đều có đủ. Định hướng chiếc này nằm ở tầm giá cao cấp trên 3 triệu Đồng, và chỉ nằm ở phân khúc dưới hai sản phẩm bàn phím cơ khác của Corsair, chiếc K100 RGB với switch quang học, hiện đang bán với giá 5 triệu Đồng, và chiếc K95 RGB Platinum XT, hiện có giá 4,3 triệu Đồng. Theo quan điểm của mình khi chọn một chiếc phím cơ về chơi điện tử, K70 RGB Pro là đủ một cách hoàn hảo cho hầu hết mọi nhu cầu của người dùng.
Hai điểm đáng chú ý nhất trên K70 RGB Pro, phiên bản thay thế cho chiếc K70 RGB Mk.2 đã ra mắt suốt từ năm 2018, đó là thiết kế với lớp vỏ kiêm luôn công dụng của backplate giữ cố định switch cơ học bằng nhôm đánh xước, mạ anode đen nhám, và sự hiện diện của bộ switch cơ học đã quá quen thuộc với rất nhiều thế hệ người dùng Việt Nam: Cherry MX. Phiên bản mình sử dụng trang bị Cherry MX Brown, nhẹ, bớt ồn hơn Blue nhưng vẫn giữ được cảm giác gõ “có nấc” vừa đã tay, vừa đảm bảo không nhấn nhầm nút trong lúc chơi điện tử.
Một thay đổi khác, theo hướng tích cực và đáng khen hơn là K70 RGB Pro giờ được trang bị cáp kết nối chuẩn USB-C, tiết diện cáp cũng mỏng hơn nhiều so với cọng cáp hàn chết trên chiếc K70 RGB Mk.2 ra mắt 4 năm trước. Cọng cáp này cũng dài hơn, khoảng 2 mét 2, thoải mái cho anh em đi dây dưới gầm bàn.
Còn lại, bố cục của K70 mới cũng chẳng khác mấy so với phiên bản cũ (Mk.2): Con lăn điều chỉnh âm lượng máy tính ở góc trên bên phải vẫn đã tay, và dù lăn tự do, nhưng nó vẫn có lực cản tương đối để anh em lăn đến đâu, âm lượng thay đổi đến đó, chứ không lăn lông lốc giống con lăn trên chuột Logitech G. Bên cạnh trái lần lượt là ba nút đổi profile phím tắt, nút tăng giảm độ sáng đèn RGB theo 5 mức độ, và nút khóa phím Windows để khi chơi game có lỡ tay nhấn vào sẽ không bị văng ra ngoài desktop.
Quảng cáo
Nếu có một điểm mình chưa vừa ý với thiết kế của Corsair, thì đó chính là kích thước font chữ trên từng keycap. Nếu như thiết kế logo và những đèn báo CapsLock hoặc khóa nút Windows ở cụm đèn báo hiệu xung quanh logo Corsair nhìn rất thanh mảnh, hiện đại và trẻ trung, thì những con chữ trên keycap xuyên đèn LED RGB phía dưới lại rất dày. Mình hiểu là Corsair chọn font chữ khỏe khoắn, ngầu lòi để khiến chiếc bàn phím trở nên bắt mắt khi anh em gamer quẹo lựa. Nhưng font này trông có vẻ hơi lỗi thời rồi, nhìn không tương xứng với những đường nét gọn gàng của bản thân lớp khung vỏ của chiếc bàn phím.
Có một tính năng lạ, nhưng mình nghĩ sẽ hiếm có người sử dụng, đó là công tắc kích hoạt chế độ “Tournament Mode” ở ngay cạnh cổng USB-C kết nối bàn phím với máy tính. Khi gạt công tắc này, đèn sáng, bàn phím sẽ chuyển về chế độ đèn nền đơn sắc để, dẫn nguyên văn lời hãng, “tránh gây xao nhãng khi chiến đấu.” Cùng với đó, mọi nút tắt để macro trong game, hoặc trong những phần mềm làm việc như phím tắt chỉnh sửa phim khi làm cùng Adobe Premiere sẽ bị vô hiệu hóa. Tính năng này, theo mình, chắc chắn sẽ có người cần, nhưng trong số những người chi tiền mua K70 RGB Pro, số lượng này chắc chắn không nhiều. Thôi thì thừa còn hơn thiếu.
Quảng cáo
Bước đầu tiên khi kết nối bàn phím với máy tính, với mình, là khởi động ngay phần mềm iCue, chương trình quản lý các phần cứng do Corsair sản xuất. Đối với K70 RGB Pro, thông qua iCue 4, anh em sẽ được chỉnh phím tắt, những tổ hợp macro, chỉnh cả đèn nền nữa. Tính năng chỉnh đèn nền này có lẽ sẽ rất tốn thời gian, vì khả năng tùy chỉnh rất rộng, cho phép anh em chỉnh từng chiếc đèn LED nền dưới từng phím, để tạo ra những hiệu ứng riêng. Còn ở trường hợp của mình, động bộ hóa đèn LED của K70 RGB Pro với đèn LED của cặp RAM máy tính mình đang xài, Vengeance RGB Pro, có lẽ vậy thôi là đủ đẹp rồi.
Nếu anh em làm sáng tạo có chọn chiếc bàn phím này để đồng bộ với dàn phần cứng do Corsair sản xuất, từ RAM, tản nhiệt, quạt tản cho tới cả chuột và tai nghe, thì có lẽ anh em sẽ thấy tính năng chỉnh nút tắt và gán các cụm macro trên K70 RGB Pro sẽ vô cùng tiện lợi. Ngay cả khi máy tính không cài iCue 4, anh em vẫn có thể gán những cụm phím tắt vào nút Fn cộng một ký tự bất kỳ, bằng cách giữ nút “khóa Windows” hình ổ khóa trong 2 giây, rồi gán nút tắt. Tất cả thông tin nút tắt, nếu máy tính không có iCue, sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ trong dung lượng 8MB bên trong bo mạch của chiếc bàn phím.
Tạm thời bỏ qua tất cả những tính năng có vẻ phức tạp và không mấy người sử dụng nêu trên, ở hình dáng cơ bản nhất, Corsair K70 RGB Pro là một chiếc bàn phím nhắm tới cộng đồng khách hàng là những người yêu game.
Và khi sử dụng K70 RGB Pro với CS:GO và Valorant, hai game bắn súng trực tuyến đến giờ mình vẫn gắn bó hàng ngày, vẫn chơi cùng anh em, thì trải nghiệm có thể mô tả ngắn gọn là không chê vào đâu được. Kỳ vọng của gamer khi chọn một chiếc bàn phím cơ chơi game rất khác với kỳ vọng của anh em đang muốn tìm cho mình một chiếc bàn phím cơ custom để làm việc. Có thể K70 RGB Pro dùng gõ một bài viết dài khoảng 2 đến 3 ngàn từ, trải nghiệm sẽ rất khác, nhưng khi chơi game, thì chiếc bàn phím của Corsair phục vụ tốt nhu cầu của người dùng.
Polling rate, tần suất nhận tín hiệu gõ phím là một “selling point” mà Corsair bám vào để quảng bá K70 RGB Pro. Dù vậy, trải nghiệm của một gamer với kỹ năng trung bình, thì khác biệt giữa tần suất nhận tín hiệu 1000Hz không khác biệt nhiều so với 8000Hz. Bao năm qua anh em chơi điện tử, polling rate của chuột và phím ở ngưỡng một giây nhận 1000 sample vẫn là quá đủ, còn thắng bại ra sao thì thường phụ thuộc vào kỹ năng.
Còn trong khi đó, món phụ kiện duy nhất đi kèm với chiếc bàn phím này chắc chắn là một điểm trừ. Đồng ý là chiếc kê tay này đẹp, nhưng vấn đề lớn nhất là nó được làm bằng nhựa, với những pattern tam giác cùng logo Corsair dọc ở chính giữa. Có một điều mình thấy hơi lạ, đó là K60 RGB Pro còn có kê tay bọc mút và giả da, còn sản phẩm đắt tiền hơn chỉ có một tấm nhựa phẳng lỳ. Cái đáng sợ nhất của cái kê tay này không phải là dễ gây mỏi tay, mà là bề mặt nhựa nhám giả chất liệu cao su mềm rất dễ bám mồ hôi dầu và vân tay.
Vị trí của kê tay đến cụm nút WASD vừa đúng bằng khoảng cách từ cổ tay đến 5 đầu ngón tay. Để nói một cách công bằng thì, chơi những game FPS, tay trái không phải di chuyển nhiều như MOBA hay lúc gõ phím. Anh em đã xài quen những chiếc kê tay bọc đệm, silicone hay thậm chí là bọc da sẽ thấy cái kê tay này không thể so sánh được. Nhưng như đã nói, nhu cầu của một gamer điển hình chỉ dừng lại ở chỗ đó.
Chỉ đến khi xài K70 mới để gõ văn bản, thì những giải pháp tuyệt vời khiến bàn phím cơ custom đang dần trở nên phổ biến, và lý do chúng đắt tiền mới được so sánh một cách chính xác. Những giải pháp giúp chiếc bàn phím gõ êm hơn đều không hiện diện trên K70 RGB Pro, ví dụ như miếng xốp plate foam, tấm film dán để triệt tiêu âm thanh switch, hay lò xo được bôi trơn riêng. Gõ bottom out chiếc phím cơ mới của Corsair, cảm giác nó giống như rất rất nhiều giải pháp bàn phím cơ gaming khác cùng tầm giá đang có trên thị trường. Vẫn có tiếng keycap gõ vào lớp vỏ nhôm, vẫn có những lúc ấn nút Shift hay Enter thấy nút “bập bênh”, và vẫn có những lúc dù là Cherry MX Brown, tiếng ồn vẫn tương đối lớn.
Để công bằng với Corsair, thì nếu K70 RGB Pro có O-ring, có switch và lò xo được lube riêng từng con một, có case foam, plate foam, stabilizer riêng hay switch film, thì mình đồ rằng nó sẽ không nằm ở khoảng giá hơn 3 triệu Đồng đâu. Vả lại, cứ 10 người dùng bàn phím, chắc có đến 8 đến 9 người không biết, hay không quan tâm tới những giải pháp giúp cho chiếc bàn phím, thứ đã trở thành công cụ lao động hàng ngày với rất nhiều người, trở nên dễ sử dụng và phục vụ chúng ta tốt hơn.
Cũng chính vì cái lý lẽ không phải ai cũng quan tâm, cũng biết và cũng cần những giải pháp cao cấp cho phím cơ như vậy, nên trong giới hạn của một thiết bị chơi game, K70 RGB Pro không thiếu bất kỳ tính năng gì phục vụ cho người dùng.
Ngoại trừ những anh em đã chơi “sâu”, đã biết về những giải pháp chơi phím ngon hơn, thì tuyệt đại đa số những khách hàng tiềm năng của K70 RGB Pro sẽ thấy chiếc bàn phím này đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của họ, với mức giá cũng tương đối dễ chấp nhận so với chất lượng, độ bền, cá tính và thiết kế mà Corsair tạo ra cho chiếc phím gaming này.