Mẫu chuột chơi game đắt tiền nhất ở thời điểm hiện tại của Razer, đắt hơn hai sản phẩm Pro khác trong dàn chuột gaming mà Razer đang bán ra thị trường. Deathadder V3 Pro và Viper V2 Pro đều có giá từ 3,5 đến 3,8 triệu Đồng tuỳ cửa hàng phân phối chính thức. Còn trong khi đó, Basilisk V3 Pro thì đang có giá bán lẻ trên thị trường Việt Nam 4,3 triệu Đồng.
Có thể nói, đây là mẫu chuột chơi game được gói ghém đủ công nghệ nhất thời điểm hiện tại của Razer: Cảm optical Focus Pro 30 nghìn DPI, switch quang học thế hệ 3 độ trễ tối thiểu khi nhấn, tuổi thọ 90 triệu lần click chuột. Nó trang bị cả hai cách kết nối: Bluetooth và 2.4GHz qua dongle công nghệ Hyperspeed Wireless. Xét riêng tới cục dongle kích thước USB Type A, tần số nhận diện tín hiệu chuột gửi về cho máy tính sẽ bị khoá ở mức tối đa 1000 Hz.
Nhưng Razer có một giải pháp khác, đó là dongle kiêm base sạc chuột không dây tên là Mouse Dock Pro. Với cách kết nối này, polling rate của chuột sẽ chạm ngưỡng tối đa 4000 Hz. Ở chế độ này, pin của chuột sẽ tiêu hao nhanh hơn, không giữ được ở ngưỡng tối đa 90 giờ đồng hồ như lúc kết nối với HyperSpeed Dongle, hay 100 giờ khi kết nối Bluetooth nữa.
Có thể nói, đây là mẫu chuột chơi game được gói ghém đủ công nghệ nhất thời điểm hiện tại của Razer: Cảm optical Focus Pro 30 nghìn DPI, switch quang học thế hệ 3 độ trễ tối thiểu khi nhấn, tuổi thọ 90 triệu lần click chuột. Nó trang bị cả hai cách kết nối: Bluetooth và 2.4GHz qua dongle công nghệ Hyperspeed Wireless. Xét riêng tới cục dongle kích thước USB Type A, tần số nhận diện tín hiệu chuột gửi về cho máy tính sẽ bị khoá ở mức tối đa 1000 Hz.
Nhưng Razer có một giải pháp khác, đó là dongle kiêm base sạc chuột không dây tên là Mouse Dock Pro. Với cách kết nối này, polling rate của chuột sẽ chạm ngưỡng tối đa 4000 Hz. Ở chế độ này, pin của chuột sẽ tiêu hao nhanh hơn, không giữ được ở ngưỡng tối đa 90 giờ đồng hồ như lúc kết nối với HyperSpeed Dongle, hay 100 giờ khi kết nối Bluetooth nữa.
Nhưng bù lại cho tính năng vừa đẹp vừa cao cấp, anh em sẽ phải mua cục puck tròn tròn xinh xinh lắp dưới đáy chú chuột với giá cỡ 500 ngàn, rồi mua tiếp cái Mouse Dock Pro giá 1,8 triệu Đồng. Cả hai món đó đều không đi kèm với Basilisk V3 Pro. Nắp che dưới đáy chuột cũng chỉ là một miếng nhựa để cố định khe cất dongle Hyperspeed mà thôi, không có tác dụng sạc không dây. Vì thế nếu chỉ mua chuột, anh em sẽ phải sạc bằng cọng cáp USB-C đi kèm chú chuột.
Với khả năng Motion Sync, bản thân Basilisk V3 Pro vẫn là một trong số những chú chuột có khả năng vận hành chính xác nhất trên thị trường hiện giờ. Motion Sync trên cảm biến là tính năng đồng bộ hóa tín hiệu theo dõi của cảm biến gửi về máy tính, cho phép những pha vẩy chuột ổn định nhất, phục vụ những nhu cầu của anh em gamer khó tính.
Cảm biến vẫn có tính năng mình thích nhất: Asymmetric Cut-off. Hiểu nôm na thì với những người hay nhấc chuột nhiều, anh em sẽ được tinh chỉnh độ cao cảm biến ngừng theo dõi vị trí sau khi nhấc khỏi bề mặt lót chuột. Cái này với anh em bắn CSGO hay Valorant, hay chơi tốc độ chuột thấp để ngắm bắn chính xác là một lợi thế lớn.
Hai công nghệ nêu trên, cũng như chính bản thân cảm biến Focus Pro 30K Optical Sensor cũng chỉ hiện diện trên ba chú chuột gaming cao cấp nhất hiện giờ của Razer: DeathAdder V3 Pro, Viper V2 Pro, và Basilisk V3 Pro.
Phía trên hai nút sườn M4 và M5 bên trái thân chuột là một tính năng mình tưởng đã tuyệt chủng từ rất lâu rồi. Ấn giữ nút này, tốc độ chuột dù ở ngưỡng nào cũng sẽ tự động nhảy về 400 DPI, cho phép di một cách chính xác đến từng li. Cái này mình nhớ hồi xưa những mẫu chuột R.A.T của Mad Catz có trang bị. Trong những lúc chơi game căng thẳng, chắc không ai nghĩ đến việc giữ nút chuột này để điều chỉnh một cách chính xác và hiệu quả. Thế là dần dần không ai hỗ trợ tính năng này nữa.
Quảng cáo
Nhưng trái lại, ở một khía cạnh không hề liên quan đến game, giữ nút này để chỉnh ảnh, kéo những thanh tùy chỉnh sáng tối màu sắc trong Lightroom Classic, bỗng nhiên tính năng tưởng là thừa thãi này lại trở nên vô cùng hữu ích, và thú thật mình dùng tính năng ấy rất nhiều khi chỉnh ảnh raw để hoàn thành các bài viết gửi tới anh em.
Cái khác biệt giữa 1600 DPI với 400 DPI lúc chỉnh những thanh kéo nhỏ xíu trên giao diện Lightroom là lợi thế lớn, nhưng không phải ai cũng cần. Vậy nên, thông qua Razer Synapse, anh em muốn chỉnh lại nút này làm việc khác cũng được.
Một yếu tố khác mình rất thích ở Basilisk V3 Pro là con lăn. Dĩ nhiên nếu xét tới những tác vụ chơi game, con lăn này vận hành ở mức ổn. Nhưng nếu xét tới những tác vụ công việc, thì bỗng nhiên nhờ con lăn này, Basilisk V3 Pro trở thành một chú chuột làm việc quá tiện lợi. Suy cho cùng, trải nghiệm của mình thấy nút cuộn này cũng chỉ thua Pro Click về độ đã tay trong từng cú vuốt ngón tay giữa để lăn chuột.
Nhưng oái oăm là Basilisk V3 Pro lại có tính năng mở khoá nút cuộn, cho lăn tự do, thứ mà Pro Click không có (ơ nhưng mà chẳng hiểu tại sao Pro Click Mini lại có tính năng ấy?!).
Quảng cáo
Quay lại với Basilisk V3 Pro. Bản thân nút cuộn không chỉ đã tay mà còn phục vụ công việc rất tốt khi có khả năng cuộn sang ngang, rất tiện nếu anh em làm Photoshop hay Lightroom. Chưa hết, nút cuộn cũng phục vụ công việc rất ngon khi có công tắc điện tử để khóa và mở khóa scroll theo nấc. Cái này dành cho anh em đọc báo, coi tin tức, đọc truyện tranh, hay thậm chí dùng cuộn để tìm lỗi lúc lập trình cũng được nữa. Và đèn RGB ở hai bên viền nút cuộn là một trong những thứ điểm xuyết cho cái chất gaming trên Basilisk V3 Pro.
Với phần mềm Razer Synapse, anh em sẽ được điều chỉnh mọi thứ, từ tốc độ cảm biến, hiệu ứng ánh sáng, những nấc chỉnh tốc độ DPI, và kể cả tính năng điều chỉnh độ cao tắt theo dõi cảm biến lúc nhấc chuột khỏi pad, Asymmetric Cut-off theo 23 mức khác nhau, số càng nhỏ thì nhấc chuột càng nhanh ngắt, cho anh em chơi game bắn súng chuyển vị trí chuột để di tâm và kê góc tiện nhất.
Thực tế thì nếu là một người chơi game phổ quát, không tập trung vào một thể loại duy nhất, Razer Basilisk V3 Pro là một trong những sản phẩm cao cấp nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Nó phục vụ anh em chơi game bom tấn cũng ổn, MOBA cũng không tệ, chơi game nhập vai tốt.
Còn bắn súng thì nếu không quá cầu toàn, hoặc nếu không chơi những game trực tuyến, nơi thắng bại được quyết định bằng những pha xử lý diễn ra trong vỏn vẹn một phần nhỏ của một giây, thì cũng không cần đến sự phục vụ của những chú chuột “Pro” khác như Viper V2 Pro, hoặc một đối thủ xứng tầm khác định hướng đến cộng đồng gamer chuyên nghiệp, là G Pro X Superlight của Logitech.
Kích thước chuột hơi lớn, nên anh em có bàn tay nhỏ đôi khi sẽ thấy hơi chới với trong vài pha xử lý, thay vì chú chuột khác tên là Viper. Thực chất thì nếu anh em chơi game cầm chuột kiểu claw grip, hai ngón trỏ và ngón giữa không ôm theo nút chuột, thì cầm Basilisk chơi game rất OK. Nhưng nếu anh em nào cầm palm grip mà tay nhỏ thì sẽ hơi to, không còn phần lòng bàn tay để kê lên pad chuột nữa. Mình khá chắc nhiều anh em chơi game theo kiểu đó, lấy lòng bàn tay làm trụ để di chuột.
Vì thế nếu thấy Basilisk V3 to, thì còn một giải pháp ổn chẳng kém về mặt vận hành của cảm biến: Viper V2 Pro mới ra mắt cách đây vài tháng. Nhưng đổi lại cho kích thước vừa vặn và trọng lượng chỉ bằng một nửa, thì Viper V2 Pro không được trang bị nút cuộn HyperScroll Tilt Wheel rất tiện như Basilisk.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/tren-tay-rlzxr-viper-v2-pro-nhe-nhat-chinh-xac-nhat-nhanh-nhat-cua-rlzxr.3531918/
Trên tay RΛZΞR Viper V2 Pro: nhẹ nhất, chính xác nhất, nhanh nhất của RΛZΞR
RΛZΞR Viper v2 Pro là một con chuột có nhiều cái nhất: trọng lượng nhẹ nhất (58g) của RΛZΞR, mắt đọc quang học Focus Pro 30K DPI chính xác nhất thế giới, thế hệ switch quang học thứ 3 giúp cho những cú click chuột trên Viper v2 Pro lên đến 90 triệu…
tinhte.vn
Một vấn đề nhỏ khác, không phải ai cũng quan tâm như kích thước, đó là vì nhồi nhét tất cả những công nghệ đỉnh nhất của Razer vào chú chuột, có cả đèn RGB lẫn cả hai tính năng kết nối không dây, nên trọng lượng 112 gram chắc chắn sẽ khiến những anh em chơi game FPS e dè, nhất là khi hai chú chuột “Pro” khác là Viper V2 và DeathAdder V3 đều chỉ nặng lần lượt 58 và 63 gram.
Nhưng bù lại, trong số những chuột chơi game, đặc biệt là những mẫu chuột cao cấp phục vụ anh em gamer, phải thừa nhận Razer Basilisk không chỉ phục vụ tốt nhu cầu chơi điện tử, mà thậm chí trong vài trường hợp, nó còn là chú chuột dùng làm việc rất ổn.
Bản chất chú chuột này được định hướng đến thị trường rộng hơn rất nhiều so với những đối tượng khách hàng tiềm năng của Viper V2 và DeathAdder V3 Pro. Nó không hướng đến những gamer chuyên nghiệp, hay những người chỉ cần những tính năng cơ bản nhất ở một chú chuột gaming, nhưng những tính năng ấy phải được vận hành tốt nhất, kết hợp với trọng lượng chuột ở mức tối thiểu. Nếu muốn sở hữu một chú chuột ở tầm cao cấp, trang bị mọi công nghệ, mọi giải pháp kết nối lẫn cả đèn RGB, thì Basilisk V3 Pro sẽ là lựa chọn của anh em.