Vừa rồi, chủ tịch Qualcomm Cristiano Amon, người vừa được hội đồng quản trị bầu làm CEO mới của tập đoàn phát triển và sản xuất chip xử lý bán dẫn này đã thừa nhận rằng, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu đã và đang ảnh hưởng tới ngành sản xuất smartphone, giống như cái cách nó ảnh hưởng đến các ngành khác như linh kiện máy tính và ô tô. Trao đổi với CNET, ông Amon nói rằng tình trạng này “ảnh hưởng đến mọi ngành, và dĩ nhiên là có cả ngành smartphone.”
Theo vị lãnh đạo của Qualcomm, phải đến khoảng cuối năm 2021, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu mới được cải thiện. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là vì nhu cầu của thị trường. Đại dịch COVID-19 xảy ra khiến nhu cầu chip bán dẫn ở nhiều nước sụt giảm. Khi đại dịch có dấu hiệu giảm nhiệt ở một vài khu vực và vùng lãnh thổ, nhu cầu chip cũng tăng phi mã trở lại, mảng sản xuất không kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.
Bản thân Amon cũng cho biết Qualcomm đang chịu sức ép khi các nhà sản xuất smartphone khách hàng của họ có dấu hiệu sụt giảm doanh số, ví dụ như Huawei (do tác động của lệnh cấm vận từ chính phủ Mỹ) hoặc các hãng khác do nhu cầu smartphone giảm sút trong năm 2020. Điều đó đang hình thành một cơ hội vượt lên cho các đối thủ cạnh tranh của Qualcomm. Tuy nhiên cho dù các hãng sản xuất chip bán dẫn có cơ hội đáp ứng nhu cầu bỗng dưng tăng vọt từ cuối năm ngoái đến giờ, thì chuỗi cung ứng cũng không kịp trở tay, dẫn đến tình trạng thiếu hụt như ngày hôm nay.
Amon không đề cập đến mảng smartphone tầm giá nào, hay mẫu sản phẩm nào của Qualcomm bị ảnh hưởng nhiều nhất vì tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn hiện giờ. Nhưng khá chắc chắn rằng những SoC Qualcomm cao cấp, sản xuất dựa trên những tiến trình mới nhất, ví dụ như Snapdragon 888 5nm không thể tránh khỏi ảnh hưởng về mặt sản lượng xuất xưởng.
Theo Android Authority
Theo vị lãnh đạo của Qualcomm, phải đến khoảng cuối năm 2021, tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu mới được cải thiện. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là vì nhu cầu của thị trường. Đại dịch COVID-19 xảy ra khiến nhu cầu chip bán dẫn ở nhiều nước sụt giảm. Khi đại dịch có dấu hiệu giảm nhiệt ở một vài khu vực và vùng lãnh thổ, nhu cầu chip cũng tăng phi mã trở lại, mảng sản xuất không kịp phục vụ nhu cầu của thị trường.
Bản thân Amon cũng cho biết Qualcomm đang chịu sức ép khi các nhà sản xuất smartphone khách hàng của họ có dấu hiệu sụt giảm doanh số, ví dụ như Huawei (do tác động của lệnh cấm vận từ chính phủ Mỹ) hoặc các hãng khác do nhu cầu smartphone giảm sút trong năm 2020. Điều đó đang hình thành một cơ hội vượt lên cho các đối thủ cạnh tranh của Qualcomm. Tuy nhiên cho dù các hãng sản xuất chip bán dẫn có cơ hội đáp ứng nhu cầu bỗng dưng tăng vọt từ cuối năm ngoái đến giờ, thì chuỗi cung ứng cũng không kịp trở tay, dẫn đến tình trạng thiếu hụt như ngày hôm nay.
Amon không đề cập đến mảng smartphone tầm giá nào, hay mẫu sản phẩm nào của Qualcomm bị ảnh hưởng nhiều nhất vì tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn hiện giờ. Nhưng khá chắc chắn rằng những SoC Qualcomm cao cấp, sản xuất dựa trên những tiến trình mới nhất, ví dụ như Snapdragon 888 5nm không thể tránh khỏi ảnh hưởng về mặt sản lượng xuất xưởng.
Theo Android Authority