Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái đơn giản để tạ ơn Bà Mụ và cầu bình an.

25/5/2024 6:28Phản hồi: 1
Chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái đơn giản để tạ ơn Bà Mụ và cầu bình an.
Lễ cúng đầy tháng là một dịp có ý nghĩa đặc biệt đối với các gia đình Việt khi bé tròn 1 tháng tuổi. Hãy cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa của nét truyền thống văn hóa này và cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng bé traibé gái để tạ ơn các Bà Mụ và cầu bình anh cho bé nhé!

Hình ảnh mâm cúng bé trai và bé gái của Đồ Cúng Việt

https://docungviet.vn/wp-content/uploads/2024/04/Mam-cung-day-thang-be-trai-don-gian.jpg


Hình ảnh mâm cúng đầy tháng bé trai của Đồ Cúng Việthttps://docungviet.vn/wp-content/uploads/2024/04/Mam-cung-day-thang-be-gai-don-gian.jpgHình ảnh mâm cúng đầy tháng bé gái của Đồ Cúng Việt

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng

Lễ đầy tháng là gì?


Từ xa xưa, mâm cúng đầy tháng bé trai và bé gái là một nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức khi trẻ sơ sinh tròn một tháng tuổi.

Đây là lễ cúng được tổ chức để gia đình bé bày tỏ lòng thành kính đối với 12 bà Mụ và Đức Ông. Theo dân gian Việt Nam, đây là các vị thần linh đã có công “nặn” nên hình hài của bé và nâng đỡ, che chở cho bé từ khi trong bụng mẹ cho đến lúc đầy tháng.

Cách tính ngày đầy tháng cho bé trai và bé gái

Được tính từ 30 ngày sau khi bé chào đời, ngày này không chỉ là đánh dấu một tháng tuổi cho bé mà còn là dịp để gia đình tổ chức lễ cúng, cầu sức khoẻ và may mắn cho bé.


Vì vậy cho đến bây giờ lễ cúng đầy tháng cho bé vẫn được duy trì, thông thường các gia đình sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng theo âm lịch. Tùy phong tục vùng miền sẽ có cách tính ngày cúng đầy tháng trồi hoặc sụt ngày.
Có hai cách tính ngày đầy tháng là: Gái lùi 2 trai lùi 1 và Nam trồi 2 Nữ sụt 1.
Phổ biến nhất vẫn là cách tính Gái lùi 2 Trai lùi 1.
Ví dụ: Gái lùi 2 Trai lùi 1
  • Bé Gái sinh ra 4 tháng 4 âm lịch sẽ cúng đầy tháng vào ngày 2 tháng 5 âm lịch.
  • Bé Trai sinh ra 4 tháng 4 âm lịch sẽ cúng đầy tháng vào ngày 3 tháng 5 âm lịch.
Ví dụ: Nam trồi 2 Nữ sụt 1
  • Bé Gái sinh ra 4 tháng 4 âm lịch sẽ cúng đầy tháng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch
  • Bé Trai sinh ra 4 tháng 4 âm lịch sẽ cúng đầy tháng vào ngày 2 tháng 5 âm lịch

Cách chọn giờ cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm rằng giờ tốt sẽ đem lại sự may mắn và sức khoẻ bình an cho bé. Nên việc chọn giờ cúng đầy tháng và là một việc quan trọng.


Có 2 cách chọn giờ cúng đầy tháng phổ biến là Giờ Hoàng Đạo trong ngày và Giờ Tam Hợp với tuổi bé

Giờ Hoàng Đạo

Lễ cúng đầy tháng cho bé được tính theo giờ Hoàng Đạo là trong khoảng thời gian trong ngày sẽ mang lại sự may mắn và thuận lợi bình an cho bé, Giờ Hoàng Đạo được xác định dựa vào ngũ hành và âm lịch vào ngày đó.

Quảng cáo


  • Giáp, Kỷ (Thủy): Giờ tốt là Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Mùi, Hợi.
  • Ất, Canh (Mộc): Các giờ tốt là Dần, Mão, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi.
  • Bính, Tân (Hỏa): Chọn giờ Tý, Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Dậu.
  • Đinh, Nhâm (Kim): Lựa chọn giờ Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.
  • Mậu, Quý (Thổ): Giờ Hoàng Đạo là Tý, Sửu, Thìn, Ngọ, Tuất, Dậu.

Giờ Tam Hợp

Giờ Tam Hợp dựa vào sự phối hợp giữa ba con giáp trong một nhóm, mà mỗi nhóm tạo nên sự hỗ trợ và củng cố cho nhau, đem lại may mắn và thuận lợi:


  • Nhóm Tý, Thân, Thìn: Nếu bé thuộc một trong ba con giáp này, hãy chọn các giờ Tý, Thân, hoặc Thìn để tổ chức lễ.
  • Nhóm Sửu, Tỵ, Dậu: Chọn các giờ Sửu, Tỵ, hoặc Dậu.
  • Nhóm Dần, Ngọ, Tuất: Nên chọn giờ Dần, Ngọ, hoặc Tuất.
  • Nhóm Mão, Mùi, Hợi: Lựa chọn các giờ Mão, Mùi, hoặc Hợi phù hợp cho lễ cúng.
Phổ biến hiện nay người ta sử dụng Giờ Hoàng Đạo. Vì vậy việc chọn giờ cúng sẽ quan trọng khi ta cúng kiến thần linh mang ý nghĩa tâm linh. Cúng đầy tháng các ba mẹ nên cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhé, thể hiện sự quan tâm yêu thương của gia đình đối với bé của mình

Cúng đầy tháng cho bé cần chuẩn bị những gì?

Không gian lễ cúng

Khi chọn không gian lễ cúng mọi người nên xem diện tích phòng cúng của mình. Nên hãy lựa chọn một không gian rộng rãi, thoáng mát,… đặc biệt là quần áo phải phù hợp với nghi lễ. Nhắc đến không gian thì ta không thể thiếu sót về mặt trang hoàng, sạch sẽ và yên tĩnh của buổi lễ cúng đầy tháng.


Chuẩn bị lễ vật cúng

Lễ vật cúng là những món lâu đời đã có từ xa xưa, được lưu truyền văn hoá đến nay. Mỗi gia đình khi cúng kiến đều phải có lễ vật dâng cho tổ tiên và thần linh thể hiện lòng thành kính và mong muốn tốt đẹp cho bé yêu của mình.


Hoa, Trái cây và Bánh kẹo:

Những lễ vật này thường không thể thiếu trên các mâm cúng, Gồm: Hoa, Trái Cây và Bánh Kẹo. Mỗi loại đều có nét đặc trưng riêng ý nghĩa khác nhau làm cho mâm cúng trang hoàng và ý nghĩa hơn.

Quảng cáo



Món chính

Các món chính trong lễ cúng đầy tháng thường có những món quen thuộc như là Xôi, Chè, Gà,… Đó là những món đã gắn liền với người Việt, khi nhắc đến cúng đầy tháng, việc chuẩn bị những món ăn trong mâm cúng thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, cầu mong sức khoẻ, bình an và may mắn đối với bé


Trong mỗi món ăn trên mâm cúng đều có ý nghĩa trong đó bày tỏ sự ấm no, thịnh vượng mà còn thể hiện sự mong muốn của bé có một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công

Lễ vật cúng đầy tháng bé trai

Lễ vật cúng bé trai gồm những món sau đây được chia theo vùng miền: Bắc, Trung, Nam


Mâm cúng đầy tháng bé trai miền Bắc

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (13 hài váy áo, Sớ phúc lộc thọ, sở thổ công, sớ gia tiên, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè đậu đỏ, hoặc chè hoa cau (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh
  12. Ly rượu, Nước (16 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Mâm cúng đầy tháng bé trai miền Trung

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (3 bộ nón quai thao, 13 hài váy áo, Sớ phúc lộc thọ, sở thổ công, sớ gia tiên, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè đậu đỏ, hoặc chè hoa cau (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh
  12. Ly rượu, Nước (16 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Mâm cúng đầy tháng bé trai miền Nam

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (giấy độ thế Nam, sớ bình an, giấy cúng mụ, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè đậu trắng (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh (gà ta kèm cháo gỏi)
  12. Ly rượu, Nước (22 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Lễ vật cúng đầy tháng Bé Gái

Tương tự lễ vật cúng bé gái cũng sẽ chia ra tùy thuộc khẩu vị vùng miền: Bắc, Trung, Nam


Mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (13 hài váy áo, Sớ phúc lộc thọ, sở thổ công, sớ gia tiên, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè trôi nước (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh
  12. Ly rượu, Nước (16 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Mâm cúng đầy tháng bé gái miền Trung

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (3 bộ nón quai thao, 13 hài váy áo, Sớ phúc lộc thọ, sở thổ công, sớ gia tiên, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè trôi nước (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh
  12. Ly rượu, Nước (16 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Mâm cúng đầy tháng bé gái miền Nam

  1. Mâm ngũ quả
  2. Hoa (cát tường/đồng tiền)
  3. Nhang trầm
  4. Nến Tealight (15 cây)
  5. Gạo, Muối
  6. Giấy cúng (giấy độ thế Nữ, sớ bình an, giấy cúng mụ, văn khấn)
  7. Trà, Rượu, Nước (330ml)
  8. Trầu têm (13 phần)
  9. Chè trôi nước (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  10. Xôi gấc (12 phần nhỏ 250g, 1 phần lớn 500g)
  11. Gà luộc chéo cánh (gà ta kèm cháo gỏi)
  12. Ly rượu, Nước (22 cái, dùng 1 lần)
  13. Chén, Đũa, Muỗng (13 cái, dùng 1 lần)

Chuẩn bị bài văn khấn

Dưới đây là một bài khấn đã soạn sẵn từ Đồ Cúng Việt bạn có thể tham khảo nhé.


BÀI VĂN KHẤN LỄ CÚNG ĐẦY THÁNG
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. – Con kính lạy Đệ nhị Thiên để đại tiên chúa.
– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
– Con kính lay Tam thập lục cung chư vị Tháng….
Hôm nay là ngày…
Vợ chồng con là sinh được con (trai, gái) đặt tên là.
Chúng con ngu tại:…
Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bay lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cận tâu trình:
Nho on thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là…
sinh ngày…
được mẹ tròn con vuông. Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trưóc án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành này nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn
mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tâm đinh lễ, củi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà phật!
Nam mô a di Đà phật!
Bài khấn cũng bày tỏ sự mong ước về một tương lai tươi sáng cho bé.

Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Trước khi làm nghi thức lễ cúng đầu tiên ta phải có mâm cúng, sau đó đại diện từ phía ông bà hoặc ba mẹ thắp hương cho tổ tiên, thần linh và đọc bài khấn.


Khi nhắc đến cắt tóc máu thì các ba mẹ và một số gia đình không còn xa lạ gì nữa vì khi cắt tóc máu lần đầu cho bé trong lễ cúng đầy tháng là một sư may mắn và bình an cho bé. Vì vậy khi cắt tóc trong buổi lễ cúng đầu tiên trong đời của bé vô cùng quan trọng, loại bỏ đi những xui xẻo mang lại sự thịnh vượng và hạnh phúc sau này cho bé nhà mình.

Nghi thức đặt tên

Nghi lễ đặt tên cho bé một phần không thể thiếu lễ cúng đầy tháng. Trong buổi lễ người chủ lễ sẽ thực hiện nghi thức khấn vái, trình bày với tổ tiên đã chọn được tên phù hợp với bé. Tiếp đó người chủ lễ sẽ gieo hai đồng xu bạc vào chiếc đĩa.


Khi đồng xu úp và một đồng ngửa, thì điều này báo hiệu rằng cái tên đã được tổ tiên chấp thuận. Ngược lại, cả hai đồng xu cùng úp hoặc cùng ngửa thì tên của bé chưa được chấp thuận. Khi đó người chủ lễ sẽ tiến hành gieo xu lại. Sau ba lần gieo tên của bé vẫn chưa chấp nhận thì ba mẹ có thể xem xét và đặt tên mới cho bé. Nghi thức này thể hiện sự thành kính đến với tổ tiên và mong muốn cho bé của mình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và may mắn.

Nghi thức khai hoa bắt miếng

Nghi thức khai hoa còn được gọi là (Bắt miếng). Bé sẽ được ba mẹ bồng sau đó người thân sẽ cầm hoa quơ qua quơ lại và chúc cho bé những lời tốt đẹp như sau:


“ Mở miệng ra cho có bông có hoa, mở miệng ra cho có nhà có đất, mở miệng ra cho xóm giềng quý mến, mở miệng ra cho có tiền có bạc, mở miệng ra cho kẻ thương người nhớ, mở miệng ra mọi điều tốt đẹp, Chúc con một đời bình yên, hạnh phúc và vui vẻ nhé”
Nghi thức này thể hiện tình yêu của bậc cha mẹ đối với con mình luôn mong muốn con được bình an, hạnh phúc và gặp may mắn, bày tỏ sự kính trọng đến với bé.
Vàng mã và hóa vàng
Sau khi đã hoàn thành các nghi thức cúng đầy tháng cho bé, gia đình sẽ tiến hành lễ hóa vàng. Các vật phẩm như là vàng mã, tiền giấy và vàng giả được trưng bày trước bàn thờ Đức Ông và các vị Thần. Tỏ lòng thờ kính đối với các vị thần linh và cầu mong phú quý, may mắn cho bé suốt quãng đời của mình.

Bữa tiệc mừng đầy tháng của bé

Cuối cùng là sau lễ cúng, bữa tiệc mừng đầy tháng cho bé là khoảnh khắc để người thân, gia đình, bạn bè cùng nhau tụ họp lại chia sẻ niềm vui hân hoan và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp đến bé.


Đây là dịp để lưu lại những kỷ niệm khó quên của bé với gia đình bạn bè. Ghi lại những bước ngoặt đầu đời của bé, nhìn lại hành trình một tháng vừa qua của bé, từ những ngày đầu tiên chào đời đến lúc bé được tháng tuổi.

Những lưu ý khi cúng đầy tháng cho bé

Khi tổ chức lễ đầy tháng cho bé, một số điều mà ba mẹ bé cần lưu ý để đảm bảo sự trang trọng và ý nghĩa của nghi lễ:


Hoàn thành tất cả các nghi lễ, người chủ lễ sẽ tiến hành rót trà và dâng lên tổ tiên, khấn vái bày tỏ lòng biết ơn. Sau đó đốt vàng mã thực hiện vẩy rượu, rắc muối và rải gạo xung quanh nhanh nhà để xua đuổi tà khí mang lại may mắn và bình an cho bé và gia đình.
Khi lễ cúng đầy tháng kết thúc, gia đình họ hàng và bạn bè sẽ trao tặng những món quà mừng đến bé bày tỏ những lời yêu thương, lời chúc sức khoẻ và may mắn bình an cho bé trong quá trình bé lớn lên

Câu hỏi thường gặp về việc cúng đầy tháng

12 bà Mụ là những ai ?

Trong nền văn hoá Việt Nam 12 bà Mụ được coi là những vị thần linh thiêng, trong 12 người thì mỗi người đều đảm nhận một vai trò riêng biệt. Các vị đã tạo ra hình hài cho bé và chăm sóc một sinh mệnh khi mới chớm nở cho đến khi ra đời. Các vị thần có trách nhiệm cao cả, bảo vệ và nuôi dưỡng sinh linh trong suốt quá trình hình và phát triển của bé.


  1. Trần Tứ Nương: chú sanh (sinh đẻ)
  2. Lâm Cửu Nương: thủ thai (thụ thai)
  3. Lâm Nhất Nương: an thai (chăm sóc thai)
  4. Hứa Đại Nương: hộ sản (giúp việc sinh)
  5. Tăng Ngũ Nương: bảo tổng (chăm trẻ sơ sinh)
  6. Lưu Thất Nương: tạo hình hài
  7. Lý Đại Nương: chuyển dạ (chuyển sinh)
  8. Vạn Tứ Nương: chú thai (thai nghén)
  9. Mã Ngũ Nương: tống tử (ẵm bồng)
  10. Cao Tứ Nương: dưỡng sinh (ở cữ)
  11. Nguyễn Tam Nương: giám sinh (giám sát sinh nở)
  12. Trúc Ngũ Nương: bảo tử (coi trẻ)

Vì sao nên sử dụng dịch vụ mâm cúng ?

Dịch vụ mâm cúng đang ngày càng trở nên phổ biến khắp mọi tỉnh thành vì dịch vụ nhanh chóng, đẹp mắt, thơm ngon đặc biệt là giá thành bình dân phù hợp cho mọi gia đình. Thay vì phải tới lui chuẩn bị từng chút thì đã có dịch vụ trọn gói lo từ a-z.


Đối với các gia đình không có nhiều thành viên trong nhà và không có sự trợ giúp người thân việc chuẩn bị mâm cúng sẽ rất khó khăn vất vả và chi phí sẽ rất tốn kém đặc biệt sẽ rất mất thời gian. Nên chọn lựa dịch vụ mâm cúng vừa tiện lợi lại càng tiết kiệm được nhiều thời gian.
Do đó việc sử dụng dịch vụ mâm cúng không chỉ là giải pháp tối ưu mà còn tiện ích giúp tiết kiệm thời gian cho các gia đình mà còn là cách đảm bảo lễ cúng được diễn ra một cách trọn vẹn, trang nghiệm phù hợp với truyền thống và tôn giáo.
Xem thêm:
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019