Chuẩn bị máy Mac của bạn để lên OS X Mountain Lion 10.8

Duy Luân
26/6/2012 16:20Phản hồi: 114
Chuẩn bị máy Mac của bạn để lên OS X Mountain Lion 10.8

Tháng 7 này, Apple sẽ ra mắt phiên bản mới nhất cho hệ điều hành OS X, đó là bản 10.8 Mountain Lion. Việc cập nhật lên Mountain Lion hoàn toàn dễ dàng và gần như tự động hoàn toàn, bạn chỉ cần vào Mac App Store, chọn mua bản nâng cấp này, đợi cho quá trình tải về hoàn tất là xong. Tuy nhiên, để có được một cỗ máy thật trơn tru và sẵn sàng cho 10.8 thì chúng ta phải thực hiện vài bước chuẩn bị. Trong bài này mình sẽ đề cập đến một vài biện pháp giúp bạn có được trải nghiệm tốt hơn khi chuyển sang dùng Mountain Lion.

Kiểm tra tính tương thích của phần mềm

Thông thường, khi nâng cấp lên một hệ điều hành mới, vài phần mềm cũ có thể không hoạt động trơn tru, thậm chí không thể chạy lên được. Điều này không chỉ xảy ra với Mountain Lion mà hầu hết tất cả các OS dành cho máy tính cá nhân. Các ứng dụng trên Mac App Store đang trong quá trình cập nhật để đảm bảo tương thích với OS X 10.8, nhưng vấn đề nằm ở các phần mềm mà chúng ta cài đặt từ bên ngoài.


Để giải quyết vấn đề này, có một trang web khá hay mang tên RoaringApp (http://roaringapps.com/apps:table) sẽ giúp bạn biết được những phần mềm nào tương thích với 10.8. Hãy tìm kiếm ứng dụng bạn thường dùng sử dụng, nhìn sang bên tay phải sẽ thấy cột "Mountain Lion Status". Nếu thấy nó hiện vòng tròn màu xanh lá cây thì có nghĩa là RoaringApp đã kiểm thử và nhận xét tính tương thích với 10.8 ở mức tốt. Còn nếu hiện dấu chấm than màu vàng có nghĩa là app đó vẫn chạy nhưng xảy ra vài lỗi. Dấu chấm hỏi màu xanh dương thể hiện rằng app đó chưa được kiểm tra, cuối cùng dấu chéo đó có nghĩa là không hoạt động tốt với Mountain Lion. Trong trường hợp xấu nhất, ứng dụng của bạn không tương thích, bạn hãy chịu khó tìm một app nào đó có chức năng tương tự để thay thế. Hoặc nếu ứng dụng đó quá đặc thù thì chúng ta đành phải ở lại OS X hiện tại của bạn thôi.


Sao lưu

Mặc dù quá trình nâng cấp hệ điều hành OS X đơn giản là thế nhưng vẫn không thể chắc chắn 100% rằng sẽ không có lỗi nào xảy ra trong lúc chúng ta thực hiện. Do đó, tốt nhất hãy sao lưu lại hệ thống để lỡ chẳng may có chuyện gì xảy ra thì chúng ta vẫn có một chiếc máy tính chạy tốt để làm việc với thời gian khôi phục ngắn nhất.

Dùng Time Machine

Một phương pháp sao lưu khá hữu hiệu đó là dùng Time Machine, một chương trình có sẵn của Apple. Time Machine sẽ sao chép toàn bộ nội dung một ổ đĩa nào đó vào nơi khác (ví dụ, bạn có thể sao lưu lại toàn bộ System HD ra một ổ rời, lỡ có chuyện gì thì chép lại nguyên cái System HD là xong). Tất nhiên là bạn có thể lựa chọn để loại trừ một số thư mục không mong muốn sao lưu để tiết kiệm dung lượng. Bạn có thể chọn lấy một phân vùng trên HDD rời, một phân vùng trên ổ đĩa gắn trong máy hoặc dùng Time Capsule của Apple để sao lưu. Ở đây mình sẽ minh họa trên HDD gắn trong và đã từng từ chối dùng Time Machine những lần trước. Nếu thiết bị của bạn mới cắm vào máy tính lần đầu, bạn hoàn toàn có thể làm tương tự như hướng dẫn bên dưới.

Để tiến hành, bạn lấy một HDD rời nào đó có phân vùng dung lượng trống lớn hơn hoặc bằng với dung lượng System HD. Kế đó, vào thư mục Applications trên Mac, chạy ứng dụng Time Machine lên. Hãy gạt thanh gạt sang chữ On. Sẵn tiện chọn dấu Check vào dòng "Show Time Machine status in menu bar".


Cũng trong hộp thoại này, bạn nhấn nút Select Disk. Chọn lấy một HDD rời hoặc một ổ lưu trữ nào đó mà bạn muốn, lưu ý là hãy ước lượng dung lượng của ổ System HD hiện hành để chọn ổ cho phù hợp. Ở đây, vì System HD của mình đang dùng 21GB nên mình có thể chọn phân vùng "Data" để làm Time Machine backup.


Mặc định, toàn bộ ổ đĩa sẽ được sao lưu lại. Nếu muốn, bạn có thể chọn nút Options để tùy biến việc sao lưu để tiết kiệm không gian lưu trữ. Muốn thêm phân vùng, thư mục nào đó vào danh sách không sao lưu, hãy nhấn nút dấu + nhé. Xong xuôi chúng ta nhấn Save.

Quảng cáo




Như vậy là Time Machine đã được thiết lập xong. Giờ đây, hãy chọn vào biểu tượng đồng hồ hình tròn (không phải đồng hồ hiển thị thời gian) trên thanh menu, chọn Backup Now. Chờ đến khi Time Machine sao lưu xong thì ổn. Những lần sau gắn ổ đĩa vào, Time Machine cũng tiến hành sao lưu nữa nhưng chỉ là những gì bạn đã thay đổi mà thôi.

Dùng Carbon Copy Cloner

Bằng việc sử dụng những công cụ sao lưu như Carbon Copy Cloner, bạn sẽ có thể sao lưu lại những dữ liệu của chúng ta. Về cơ bản thì tính năng của chúng cũng khá giống với Time Machine nhưng cho phép chúng ta tùy biến nhiều hơn, tức là nếu chỉ đơn thuần sao lưu dữ liệu thì mình sẽ ưu tiên cho Carbon Copy Cloner. Bạn cần chọn một phân vùng trống trên ổ đĩa lưu trữ rời của mình ở mục Target Disk, còn ô Source Disk thì chọn ổ nào cần sao lưu trên máy tính.


Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Sao lưu và phục hồi dữ liệu với Disk Drill của anh vuhai6 để có thêm kinh nghiệm về việc sao lưu trước khi tiến hành nâng cấp lên OS X 10.8. Trong lúc sử dụng máy hằng ngày bạn cũng nên tạo cho mình thói quen sao lưu để máy tính "lỡ có bề gì" thì ta vẫn còn bản copy.

Sao chép thủ công

Quảng cáo



Thật sự thì không gì nhanh bằng biện pháp này. Cần sao lưu thư mục nào, bạn chỉ việc copy nó ra ngoài. Thế là xong, không phải dựa vào bất kì phần mềm nào cả. Mặc dù nó hơi tốn công hơn một chút nhưng thuận tiện và vẫn nhanh chóng.

Dọn dẹp các tập tin rác

Để có một hệ thống chạy nhanh, việc dọn tập tin không còn dùng đến là một điều cần thiết. Hãy dùng công cụ About This Mac của OS X Lion để kiểm tra xem bạn cần xóa những tập tin gì. Đó có thể là nhạc, phim, ảnh ứng dụng,... Để dùng About This Mac, bạn vào  > About This Mac > More Info rồi chọn thẻ Storage.


Thường thì người dùng Mac chúng ta muốn xóa một ứng dụng nào đó thì sẽ nắm kéo rồi quẳng nó vào thùng rác. Thật ra phương pháp này không có gì sai, cũng chả có ảnh hưởng gì to lớn lắm. Nhưng ở đây là nó để lại vài tập tin rác, tất nhiên là không nguy hiểm gì ngoài việc chiếm bộ nhớ của bạn. Để khắc phục chuyện này, bạn có thể dùng một ứng dụng rất nhẹ nhàng, đó là AppTrap. Cứ mỗi lần bạn định xóa một app nào thì AppTrap sẽ xuất hiện để xóa đi các tập tin còn sót lại.


Bên cạnh đó, các tập tin cache cũng có thể chiếm chỗ trong ổ đĩa của bạn. Những tập tin này có nhiệm vụ giúp tăng tốc ứng dụng trong lúc nó hoạt động, nhưng trong điều kiện "kinh tế (HDD trống) hạn hẹp" thì mỗi GB đều rất quý giá. Để bỏ những tập tin này, bạn có thể dùng hai phần mềm là OnyxCleanMyMac. Cả hai đều rất hữu hiệu trong việc dọn dẹp hệ thống giúp bạn và tính của chúng gần như giống nhau, nhưng mình thấy CleanMyMac chạy nhanh hơn Onyx, có thể là do đây là phần mềm có phí nên nó nhỉnh hơn chẳng? Onyx bạn có thể tải về ở link trên, còn CleanMyMac bạn có thể tìm kiếm trong diễn đàn nhé, đã có nhiều bạn chia sẻ ứng dụng này.


Nâng cấp phần cứng

Hầu hết các máy tính mà OS X 10.8 cho phép cài đặt (Macbook 2008 trở về sau) đều đáp ứng được yêu cầu tối thiểu mà Apple đặt ra về mặt phần cứng. Bạn hãy xem qua danh sách các máy Mac KHÔNG thể cài Mountain Lion để biết thêm. Còn muốn có một chiếc máy nhanh hơn, mạnh hơn, cho mục đích thường ngày nói chung chứ không chỉ dành riêng cho OS X 10.8 thì bạn hãy xem qua một vài việc nâng cấp sau.

RAM:

RAM là vùng bộ nhớ chính của thiết bị để máy tính hoạt động. Việc nâng cấp RAM sẽ làm thiết bị chạy nhanh hơn nếu bạn thường phải dùng các ứng dụng nặng, cỡ như Adobe Photoshop, iMovie hoặc thích chơi game. Để biết được dung lượng RAM tối đa mà máy mình hỗ trợ, hãy xem tài liệu hướng dẫn đi kèm theo máy hoặc đơn giản là hỏi bác Google. Các máy từ đời 2009 trở lên thường hỗ trợ tối đa 6GB RAM hoặc hơn. Bạn có thể dễ dàng chọn mua RAM vì giá tiền của loại linh kiện này giờ đã rẻ đi rất nhiều. Bạn chỉ phải chi khoảng 1,7 triệu đồng là đã có RAM 8GB rồi đấy. Tuy nhiên, trước khi đi mua, xin lưu ý hai điều:
  • Nhớ kiểm tra dung lượng RAM tối đa mà máy chập nhận, chứ không mua RAM 8GB về mà chỉ dùng được 4GB thì rất uống.
  • Xem bus RAM mà máy của bạn dùng bằng cách vào  > About This Mac. Ở dòng Memory, bạn sẽ thấy có một con số với đơn vị là MHz. Hãy chọn mua RAM nâng cấp có bus giống như thế nào để đảm bảo tính tương thích tối đa. Mình đã từng mua RAM 8GB 1333MHz về lắp cho chiếc máy của mình mặc dù RAM gốc của Apple chỉ là 1066MHz. Ngạc nhiên thay, máy nhận luôn 8GB 1333MHz luôn, nhưng máy chạy thường xuyên bị đứng, tắt máy, khi đổi lại RAM 1066MHz thì bình thường trở lại.
Cập nhật: một số bạn bảo là do RAM kén, nếu các bạn mua bus RAM cao hơn thì vẫn có thể chạy được, không hẳn lúc nào cũng bị đúng máy như mình. Một bạn bị tình trạng này thì cài lại Mac OS X lên phân vùng khác là hết.

SSD

Nếu như RAM giúp cho máy của bạn chạy nhanh hơn một chút với số tiền nhỏ thì ổ SSD sẽ làm máy Mac chạy nhanh hơn rất nhiều. Ứng dụng tải nhanh hơn, hệ điều hành boot lên cũng nhanh chóng hơn, và nói chung là cả cỗ máy sẽ có tốc độ cao hơn. SSD không dùng bộ phận xoay cơ học mà dùng các chip NAND để lưu dữ liệu nên tất nhiên là nhanh hơn, và còn an toàn hơn HDD nữa. Mới đây, giá SSD đã giảm nên bạn cũng có thể sắm cho mình một ổ. Tuy nhiên, nếu bạn thích chứa thật nhiều nhạc, phim, ảnh trên ổ lưu trữ của máy thì có thể SSD không phù hợp vì hiện dung lượng của nó còn khá nhỏ. Các mẫu SSD dung lượng cao thì lại rất đắt tiền. Một ổ SSD 256GB hoặc 128GB là vừa đủ để ta cài lên các phần mềm, hệ điều hành và những tập tin quan trọng. Những thứ khác có thể chứa trên HDD rời.

Trên đây là những thứ mà mình thường chuẩn bị để nâng cấp Mac khi Apple ra hệ điều hành mới. Còn bạn thì sao? Bạn dùng những công cụ nào? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé.

Tham khảo Gizmag
114 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

em dùng win không được tận hưởng cái cảm giác sung sướng lên os đó
@superboyvc Dùng Win có cái màn hackintosh cũng hay lắm đó, bạn tìm hiểu thêm về cái này đi. Chạy cũng mượt lắm.
@superboyvc Cái nào cũng có cái sung sướng riêng của nó bạn ah.
Từ Win7 lên Win8 cũng là 1 sự sung sướng mà.
Cái chính ở đây là sự sung sướng mà Win8 đem lại là nó giành cho nhiều người. Vì vậy mà sự sung sướng sẽ được nhân lên gấp bội.😁
navyblue7
ĐẠI BÀNG
13 năm
@superboyvc Theo như thông lệ thì bản RTM( bản chính thức) sẽ có trên msdn và technet trong tháng 7 này, bản thương mại là tháng 10. Mình cũng muốn sở hữu 1 em MacBook chạy MacOS 😃
@Duy Luân Bạn cho mình hỏi: cài lên máy Dell latitude D630 thì loại Hackintosh nào chạy tốt?
Chuẩn bi tiền nữa chứ.....
hay nhở... nhưng cài trên pc liệu có ổn định không....
tranluan
ĐẠI BÀNG
13 năm
Cảm ơn bài viểt rất "tinh tế" của bạn nhé! MBP của mình đời đầu 2011, vừa rồi mới hạ từ 10.7 xuống 10.6, chạy ổn định và nhẹ nhàng hẳn, khởi động và tắt máy cũng nhanh hơn nhiều. Phiên bản 10.8 này không biết có nhanh như 10.6 không chứ các bản update của 10.7 chỉ làm cho máy nặng nề chậm chạp hơn thôi. Dùng Mac này mà cứ đu theo ver mới chỉ có đường phải nâng thêm phần cứng...
Đánh dấu để dành tháng sau lên đọc lại. Hi!
em xài mac mà hổng bít làm gì cả, chán quá! muốn làm gì thì ra ngoài tiệm, phải nói chán quá
Thanks bác chỉ topic!
Chuẩn bị tiền để mua OS, nâng cấp phần cứng là vừa!

Cái này bạn Duy Luân xem lại nhé. Nếu thường xuyên bị Kernel Panic thì là do ram kén hoặc lỗi. Các đời máy 1066 lắp ram 1333 vẫn ok. Đời 2012 thậm chí nhận hẳn bus 1600 chạy vẫn trơn tru nhé
@huyxom lắp 2 thanh khác bú sao mà chạy trơn tru được bạn, đâu phải là lắp 1 thanh mà bus 1333 đâu
olbaid
ĐẠI BÀNG
13 năm
@huuthaolove máy tớ macbook 2011 lắp 2 thanh ram bus 1600 chạy mượt lắm bạn.
@huuthaolove Em đang dùng 2 thanh ram khác bus chạy trơn tru đây. Có làm sao không bác ???
@huyxom U, mình biết. Cảm ơn bạn. Mình chỉ cảnh báo là các bạn mua ram thì nên mua cùng loại với cái ma Apple hỗ trợ. Kì mình hay ram, thử qua hai hãng kingston, kingmax 1333 mà nó vẫn không chạy. Lắp 1066 của thằng nào vào thì vẫn vui vẻ trở lại bình thường.
Mandarker
TÍCH CỰC
13 năm
Mình rất thích dùng thử các hdh

Mình đã dùng qua cả win, mac os, linus: bản ubuntu

Nói thật mình thấy ubuntu là hay nhất, cũng có thể do mac os mà ko có bàn di chuột mutitouch thì ko thấy hay

Nhưng rồi cũng lại phải về win, cụ thể là bản xp 11 năm tuổi, tất cả là do phần mềm công việc ...

Hệ sinh thái rất quan trọng, win ko thể chết trên destop, cũng như ipad ko thể thua trên tablet, mac os và android (cho mtb) sẽ chỉ là gia vị thôi, ko thể là món chính ...
viethakd
ĐẠI BÀNG
13 năm
@Mandarker Em nghĩ vấn đề là thời gian thôi, khi xưa chỉ có wp, simbian rồi bây giờ có ios, androi. Như vậy thì win cũng áp đặt được decktop thôi, laptop còn chưa chắc đã tồn tại lâu. Em nghĩ tương lai máy tính là máy tính bảng hoặc để bàn dạng bảng, cũng có đa chạm... Microsoft không thay đổi thì lại giống nokia thôi mà.
@Mandarker Pác này nói đúng đó.MAC OS chỉ được cái vỏ chứ không thể bằng Win được.Chưa kể là phải mua cái máy MAC book giá thành cao ngất ngưỡng,khó thay thế.Apple nó tính cả rồi,MAC OS chỉ khoảng 30USD nhưng cái máy MAC thì nó đội giá lên thì cũng chẳng khác gì bản Win bán giá ~200USD mà Win thì cái máy nào cũng được,driver và app thì hỗ trợ hầu hết.
@lockhomes Bác lại phát biểu lung tung rồi. MacOS dùng thích hơn nhiều. Nhưng MacOS phải dùng trên MacBook mới thích. Nếu ai có điều kiện thì nên thử.
@lockhomes Bác nói như kiểu ăn k được thì phá cho hôi dậy, ai cũng phải công nhận 1 đìu xài mac rùi k mún way về win trừ khi các bác cần thiết lém mới chêm dô thui nói như kiểu của bác hỏi sao k chiến trên tinhte
chưa biết khi nào nó ra thôi ^^ , bưa xài thử DP4 chưa ổn lắm 😃 , hy vọng mai có 😁
cmknight
ĐẠI BÀNG
13 năm
mình phải để dành vì Logic 9 vẫn chưa tương thích với 10.8
bocua
CAO CẤP
13 năm
Em vẫn xài con MBP late 2007 có trong danh sách lên đc nhưng ko biết có lê đc ko 😆
@NhaLauXeHoi MBP 2007 k lên đc bạn nhé
Hồi dùng bản của DP thấy chạy như ăn cướp!
Thi thoảng lắm mới Crash 1 phát thôi! o_O
Không mua thì lên được không nhỉ🤔
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bài này để sao lưu dữ liệu và cấu hình của các phần mềm đang dùng:
Sao lưu phần mềm để chuyển máy (hay cài lại MacOS) một cách hiệu quả.
@8800 Carbon Arte Mình chưa mò của thằng iTunes, nhưng chắc nó cũng lưu trong Library thôi (có 2 cái Library, 1 của user và 1 của admin 😃 )
Mình đã từng mua RAM 8GB 1333MHz về lắp cho chiếc máy của mình mặc dù RAM gốc của Apple chỉ là 1066MHz. Ngạc nhiên thay, máy nhận luôn 8GB 1333MHz luôn, nhưng máy chạy thường xuyên bị đứng, tắt máy, khi đổi lại RAM 1066MHz thì bình thường trở lại.

Đoạn này thì chưa chắc là điển hình. Tôi dung 986 hôm trước cũng bị y chang. Bực quá cài lại 10.7.4 trên phân vùng khác thì mọi chuyện lại như xưa, không phải gắn lại 4GB 1066. Thật ra là trên phân vùng cũ gắn lại 4GB ram nó vẫn đứng máy, cho tới giờ vẫn chưa hiểu tại xung đột phần mềm hay do nguyên nhân nào khác.
@nghiadalat Dùng Mac thì đừng có vọc phá thay này thay nọ. Muốn vậy chuyển qua win di. Apple đã tối ưu và hạn chế can thiệp rồi.
@azulgranas Em xin nhận khuyết điểm trước những người luôn thần tượng hóa cái quả táo mẻ. Dưng mà em thì em vẫn muốn qua mặt Steve Jobs tí, vì vốn dĩ em đã dùng Windows từ năm 1989 đến giờ.
tiếc là em không có dùng Mac à
Khỏi lên đi. Đang thua cá độ.
Máy of mình chạy ngon 10.8 nhưng bị hạn chế ở bản Dp 1 số tính năng, đặc biệt là Airplay Mirroring. hi vọng bản chính thức sẽ ko bị hạn chế

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019