Chuẩn hóa LiFi 802.11bb: Truyền dữ liệu bằng ánh sáng thay vì sóng radio, tốc độ lý thuyết 224 GB/s

P.W
16/7/2023 13:37Phản hồi: 57
Chuẩn hóa LiFi 802.11bb: Truyền dữ liệu bằng ánh sáng thay vì sóng radio, tốc độ lý thuyết 224 GB/s
LiFi, hay còn gọi là “light-based wireless communications”, đang là công nghệ hứa hẹn có thể góp phần giải quyết giới hạn tốc độ và băng thông cho giải pháp phổ biến nhất hành tinh bây giờ khi truyền dẫn dữ liệu internet không dây, WiFi thông qua sóng radio. Và IEEE, Hội Kỹ sư Điện và Điện tử đang tiến hành chuẩn hóa công nghệ này, với chuẩn kết nối 802.11bb.

Trong những môi trường nhiều vật cản, sóng radio của những chuẩn WiFi, mới nhất hiện giờ là 802.11be, hay anh em quen gọi với cái tên WiFi 7, vẫn là giải pháp lý tưởng. Nhưng trong điều kiện không có vật cản, ánh sáng được truyền thẳng từ router LiFi tới ăng ten nhận sóng ánh sáng của các thiết bị, thì tốc độ truyền dẫn dữ liệu trên lý thuyết có thể đạt ngưỡng 224 GB/s.

Đạt được tốc độ này là nhờ thực tế dải sóng ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được có dải sóng rộng hơn 1000 lần so với toàn bộ 300 GHz dải sóng radio, vi sóng và mmWave đang dùng cho công nghệ 5G hiện tại. Và đương nhiên, nguồn tín hiệu càng sáng thì chất lượng tín hiệu mạng càng cao.

Cũng vì bản chất ánh sáng vận hành, nên LiFi giờ mới chỉ được đề xuất như một giải pháp hỗ trợ cho WiFi, chứ không thể thay thế hoàn toàn WiFi được. Trong một số trường hợp như khu vực chèn phá sóng hoặc cấm sóng radio, vì lý do an ninh chẳng hạn, thì bóng đèn LED phát tín hiệu LiFi có thể là giải pháp thay thế cho công nghệ không dây đã quen thuộc.

Và vì là truyền dẫn bằng ánh sáng, nên chiếc bóng đèn trong nhà cũng có thể trở thành ăng ten kết nối với access point truyền tín hiệu internet tới các thiết bị.


Tinhte-LiFi5.jpg

Fraunhofer HHI, một trong những đơn vị phát triển chuẩn 802.11bb đưa ra giải pháp tiềm năng cho LiFi bao gồm “lớp học, phòng phẫu thuật của các bệnh viện, hay môi trường công nghiệp.” Một lợi thế rất lớn của LiFi là không bị giới hạn bởi những băng tần sóng radio, mà dùng bước sóng ánh sáng.

Dominic Schultz, kỹ sư trưởng nhóm phát triển LiFi tại Fraunhofer HHI cho biết, giải pháp này “đảm bảo mức độ tin cậy của kết nối, giảm độ trễ trong việc truyền dẫn những gói dữ liệu qua lại các thiết bị.” Cũng nhờ việc không dùng tới những băng tần radio, tín hiệu mạng sẽ khó có thể bị can thiệp, chèn phá hoặc theo dõi.

Ngay ở thời điểm hiện tại, đã có những sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ LiFi. Lấy ví dụ một hệ thống access point cắm mạng dây để phát sóng và một loạt những dongle tiếp nhận sóng ánh sáng tên là LiFiMax Flex của Pháp, giá trọn bộ trên 2 nghìn USD. Bộ sản phẩm này dùng được cho mọi hệ điều hành: Windows 7, 8, 10, 11, Linux, Android.

[​IMG]
Tinhte-LiFi2.png
Tinhte-LiFi3.jpg

Có điều đáng đề cập là bộ sản phẩm này chỉ đảm bảo tốc độ tải xuống 150 Mbps, tải lên 140 Mbps, rất thấp so với tốc độ lý thuyết của LiFi. Còn trong khi đó, PireLiFi Light Antenna One, một dạng linh kiện trang bị cho các thiết bị di động thì đủ sức truyền dẫn dữ liệu tốc độ trên 1 Gbps. Tiềm năng của LiFi là rất lớn, nhưng những sản phẩm đầu tiên xuất hiện trên thị trường thì cũng chẳng nhanh hơn những công nghệ WiFi bây giờ là bao, có khi còn thua cả WiFi 7:

Tinhte-LiFi4.jpg

Quảng cáo



Trong trường hợp lấy bóng đèn trong nhà làm ăng ten truyền tín hiệu internet, nhược điểm là không được tắt hẳn đèn, nhưng ưu điểm là tín hiệu vẫn ổn định trong điều kiện ánh sáng trong phòng chỉ đạt 10%, tức khoảng 60 lux. Thay đổi của bước sóng ánh sáng khi truyền dẫn dữ liệu bằng LiFi quá nhanh để mắt người kịp theo dõi tình trạng chớp nháy của bóng đèn.

Theo ArsTechnica
57 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quá bất tiện, cái điện thoại lại phải lắp thêm miếng thu sóng mà che đi hay quay người lại là tịt 😆
| Sent from Mr.Anderson Using IPHONE 14 PROMAX 1TB |
@Mr.Anderson Chữ ký đẹp. 🤣🤣🤣
@Mr.Anderson do người dùng ngu không biết cách cầm nhé
fcuk tạp quá.
Mình nghĩ cái này bố trợ cho wifi. LiFi đảm nhận chiều xuống, wifi đảm nhận chiều lên Trong phòng cần băng thông cao có thể lắp 4-5 điểm phát Lifi để đảm bảo mọi thiết bị trong phòng luôn luôn nhận được tín hiệu.
Vl. Làm tôi nhớ đến cây Thái Dương Năng, đèn pin mà phải có ánh sáng chiếu vào mới xài đc 🤣
@Pháp-Phạm Đèn mặt trời đó 🤣
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh Đạt Dăn Tây :v
@dấu-tên-nhưng-dấu-luôn-năm-sinh Đạt Văn Tây có sống lại cũng ko ngờ có ngày phát minh của minh thành sự thật
@Người Đưa Tin! Thấy có biển báo chạy bằng pin mặt trời thui
Tốc độ đỉnh đấy 224gb/s
Này thằng Tầu nó nghe dc là nó đi chôm lm ngay rồi nhồi nhét vào cho nhất thế giới
wizardan
ĐẠI BÀNG
một năm
@macinPhone Nói thì hơi buồn chứ tàu nghiên cứu cái này từ hơn 10 năm trước rồi, chưa có sản phẩm thương mại nổi trội thôi. Tìm hiểu thì mới thấy các công nghệ tiên tiến trên thế giới cũng có bàn tay của người tàu tham gia cả, có thể chỉ là ở vị trí trợ lý gì đó.
@wizardan Có b..i bạn ơi, bạn dẫn hộ cái
wizardan
ĐẠI BÀNG
một năm
@macinPhone Bạn nghĩ tự nhiên không có nhân lực, chuyên gia về lĩnh vực nào đó mà copy được công nghệ lĩnh vực đó á?
Cười ra nước mắt
thế này là buổi tối hoặc tắt đèn đi hoặc vào góc khuất là chịu à?
@namphuong000 cái 5G còn chưa xài hết đc cái băng tầng 30-300GHz của mmWave nữa là, chưa nói đến 5G ở VN là 5G sub 6 chứ k phải 5G mmWave nữa, nên cái LiFi này còn lâu mới đụng tới :V
@jerryno6 Làm gì có chuyện bị che. Ông bật đèn sau lưng ông có thấy cái bụng ông ko? Ánh sáng nó phản xạ tè xe hột me làm gì có chuyện che đc. Chưa kể làm 2 bóng 2 góc thì khỏi sợ che luôn
@namphuong000 mỗi phòng dùng một repeater như wifi cũng được mà
@fffxxx INFO Ừ hé tui quên cái vụ 2 bóng đèn ở 2 góc. Ok vậy thì chỉ còn vấn đề giá thành thôi.
nitz
TÍCH CỰC
một năm
Thấy công nghệ này cũng hơi xàm, tốc độ thì cũng ko tối ưu được bao nhiêu, chưa kể quá nhiều thứ chưa dc kiểm chứng có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay ko 😁
@nitz Sợ thật. Ánh sáng (gọi đúng là anh sáng nhìn thấy với con người) là phổ sóng mà con người (đôi mắt) có thể chấp nhận được. Nếu bạn là người soi sét, bắt bẻ câu từ thì đúng là anh sáng "có hại" vì dãy sóng xanh lam/tím có năng lượng cao nhìn lâu gây mỗi mắt. Nếu bỏ qua soi xét tiêu cực đó, thì anh sáng (nhìn thấy) là vô hại. Nếu nó có hại thì bạn đã ngủm từ lâu :D.
Theo tôi được biết khi dùng từ "light" mặt định là dãy ánh sáng nhìn thấy. Chứ không phải tia năng lượng cao như cực tím, tia X, gramma.
@nitz wifi nó phá sóng với thu từ xa hack thiết bị dc, ánh sáng thì định hướng khó hơn, dùng vào thiết bị trong nhà như ổ khóa thông minh vẫn ổn từ bên ngoài ko thể bắt dc thì sao bạn, chưa kể môi trường quân sự nữa
wizardan
ĐẠI BÀNG
một năm
@nitz Bước sóng của dải ảnh sáng nhìn thấy gần như vô hại với con người, sóng Radio và sóng Viba thì có. LiFi không thay thế hoàn toàn WiFi được, nhưng có nhiều trường hợp nó có ưu điểm vượt trội hơn.
nitz
TÍCH CỰC
một năm
@wizardan kaka. Ok cảm ơn bác 😁
hợp xài quán cafe hay văn phòng
Bt ở nhà dùng wifi 60- 250Mb thấy ngon lắm rồi
Công nghệ khá vô dụng
@bbvc cái này dùng cho thiết bị trong nhà, TV máy chiếu, thiết bị cần độ bảo mật cao, wifi sóng radio bật một cái cả xóm nó biết, cái này thì ko chỉ nhà xài thôi
@bbvc sau này nó stream 8K, 16K, 32K gì đó thì có vô dụng ko?
@hoanlkpr Rồi đem cục modem đặt ngay trước tivi máy chiếu cho nó truyền ánh sáng qua hả 😆
@bbvc thì đem nó cất gần thiết bị muốn xài xong mesh các thiết bị phát sóng với nhau , nó xa bao nhiêu met chã đc bạn tùy công suất muốn để đâu thì để miễn cho TV nhận tính hiệu thôi, ko khác gì cái remote phát tính hiệu hồng ngoại điều kiển là mấy.
Chưa kể sóng wifi các sóng 5G ko tốt cho sức khỏe, sử dụng ánh sáng gói gọn trong một khu vực nhưng vẫn muốn không dây vẫn là an toàn.
Cái này chắc trang bị cho TV thì được, sau này stream 4k, 8k các kiểu cần tốc độ cao thì món này sẽ hữu dụng chứ đt thì thấy ko khả thi lắm.
tức là chỉ truyền được khi tất cả cùng ở 1 chỗ và không bị chắn.... ánh sáng mà bị chắn 1 chút cũng tạch, tức là chùm sáng tới nới thu sóng của mình mà bị lý do gì đó như là con ruồi bay qua thì cũng đứt mạng...
Thật sáng tạo, bá đạo
Làm nhớ tới cái này 😆))
14054448_1245841455435189_4957574985567678116_o.jpg
Cũng hơi khó, kể cả có làm hỗ trợ thì vẫn bị giới hạn bởi sóng wifi. Hiện giờ mạng dây vốn đã đủ để hỗ trợ cho wifi được rồi.
Dùng từ có vẻ chưa ổn lắm, ánh sáng thì bản chất cũng là 1 sóng radio như sóng điện từ dùng trong viễn thông. Nhưng dải tần và bước sóng khác nhau thôi, các khoảng tần số khác nhau có tính chất khác nhau. Tần số càng cao càng mang được nhiều tín hiệu nhưng lại phức tạp về công nghệ hơn. AM, FM, VHF, UHF, EHF, viba, hồng ngoại, ánh sáng khả kiến, tử ngoại...chúng đều có tính chất giao thoa, phản xạ, tán xạ, nhiễu..ngoài ra mỗi loại có 1 đặc điểm khác nhau nữa
@mandiesel Mới đọc câu đầu là thấy ông sai rồi. "ánh sáng thì bản chất cũng là 1 sóng radio". Ánh sáng khi nói trống không mặt định là ánh sáng nhìn thấy "visible light", còn radio là một dãy khác. Từ khi nào ánh sáng và radio dùng lẫn lộn vậy. Còn đoạn cuối bạn nói nó đều là sóng điện từ thì hoàn toàn OK.
Cái này phù hợp ở cty có các vị trí không kéo dây được nè. ^^
năm 2003 cầm cái lá lớn của bạn bắn dữ liệu qua cái máy Palm của mình bằng Hồng ngoại IR ( để 2 cái cổng hồng ngoại sát rạt nhau thì tốc độ đi nhanh hơn ) . bắn 1 bào 1,3MB hết gần 7 phút . sau này có bluetooth khỏe re

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019