CES 2025

CES 2025


Chùm ảnh: Cận cảnh quy trình sản xuất ống kính máy ảnh bên Nhật

P.W
26/11/2024 10:29Phản hồi: 95
Chùm ảnh: Cận cảnh quy trình sản xuất ống kính máy ảnh bên Nhật
Ví dụ trong đoạn video clip vừa được đăng tải trên YouTube hôm vừa rồi là Sigma 70-200mm F2.8 DG DN OS, ngàm E dành cho những chiếc máy mirrorless của Sony. Toàn bộ quy trình sản xuất mọi linh kiện và lăng kính bên trong chiếc ống kính zoom khẩu f/2.8 này đều được thực hiện ở nhà máy mang tên Aizu của Sigma Corporation tại thị trấn Bandai, Yama, tỉnh Fukushima.



Cũng là kênh ProcessX chừng 1 năm trước cũng đã được vào bên trong nhà máy của Sigma để cận cảnh quy trình sản xuất một mẫu ống kính zoom khác của hãng, 28-70mm F2.8 DG DN. Tuy nhiên, với 16 thấu kính chia thành 12 nhóm bên trong chiếc ống zoom tiêu cự trung bình này, mức độ phức tạp tương đối khác so với chiếc ống zoom 70-200 mm, với 20 thấu kính chia thành 15 nhóm.



Video clip mô tả ba quá trình thực hiện sản xuất linh kiện bên trong ống kính được diễn ra lần lượt. Nhưng kỳ thực ở nhà máy Aizu, cả ba quá trình này cùng được thực hiện đồng thời: Sản xuất lăng kính theo thông số kỹ thuật chính xác, xử lý phủ bề mặt lăng kính. Hai là đúc những chi tiết nhựa bên trong ống kính. Và ba là xử lý CNC chi tiết kim loại đảm bảo độ bền cho ống kính. Rồi kế đến sản phẩm của cả ba quá trình này mới được đưa về xưởng lắp ráp để công nhân lắp ráp và hoàn thiện ống kính, sau đó đem qua đánh giá chất lượng và độ bền trước khi đóng gói.


Đầu tiên và có lẽ là quan trọng nhất, chính là gia công những lăng kính cho ống zoom. Những phôi thủy tinh sẽ được bỏ vào máy mài thô, rồi sau đó đến công đoạn đánh bóng:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.42.02.81.jpg


Đánh bóng xong là bước kiểm tra chất lượng đầu tiên đối với những thấu kính. Đôi mắt của những người kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ xác định bề mặt thấu kính có dị vật, có bị xước hay không. Rồi kế đến là kiểm tra chất lượng quang học bằng cách để hai thấu kính một cong một phẳng chồng lên nhau, tạo ra một hiệu ứng gọi là vòng Newton, tạo ra nhờ sự phản chiếu ánh sáng giữa hai bề mặt.

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.43.28.78.jpg

Sau khi kiểm tra chất lượng quang học bằng mắt thường và lau sạch, những thấu kính bên trong chiếc ống sẽ được đặt lên máy đo để xác định độ cong có đúng như thiết kế ban đầu của các kỹ sư thiết kế ống kính hay không. Sản xuất quy mô lớn nên cứ đúng theo số đo cũng như sai số cho phép đã được đặt ra là lăng kính sẽ đạt chuẩn, trải qua bước tiếp theo.

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.44.09.24.jpg

Và bước kế tiếp ấy, sau khi vệ sinh ống kính một lần nữa, là đặt chúng lên một cái mâm để tiến hành tráng phủ lớp WR ceramic chống xước, chống bám bụi và bảo vệ bề mặt ống kính. Lớp phủ này sẽ được xử lý lên bề mặt thấu kính ở nhiệt độ cao:

Quảng cáo


Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.46.26.63.jpg


Để giảm thiểu tối đa hiện tượng cầu sai, tạo ra một ống kính zoom nét ở mọi tiêu cự và mọi vị trí trên tấm hình, dĩ nhiên là trong mức độ cho phép, Một vài chi tiết thấu kính mặt lồi và mặt lõm sẽ được ghép lại với nhau, dựa theo sơ đồ như dưới đây. Bản thân thiết kế ống kính cũng có vài thấu kính phi cầu hay độ tán xạ thấp và rất thấp. Anh em để ý trong clip, người làm clip chỉ được tiếp cận những dây chuyền sản xuất những thấu kính cơ bản, còn những thấu kính phức tạp hơn có lẽ vì là bí mật kinh doanh của Sigma nên không được ghi hình quá trình sản xuất.

sigma-70-200-f28-dg-dn-os-sports-for-sony-7.jpg

Việc ghép những thấu kính lại với nhau để giảm hiện tượng quang sai, gây giảm chất lượng hình ảnh chụp từ máy được thực hiện:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.46.50.60.jpg

Quảng cáo


Kế đến, để giảm thiểu tối đa tình trạng phản xạ ánh sáng không mong muốn, viền lăng kính sẽ được sơn đen:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.47.51.52.jpg


Sau khi hoàn tất quá trình sản xuất và hoàn thiện mọi chi tiết lăng kính, chúng sẽ được gắn vào inner barrel bằng nhựa của ống, chuẩn bị cho bước kế tiếp là lắp ráp hoàn thiện. Anh em để ý chi tiết của inner barrel có những sợi cáp dẹt và PCB phục vụ nhiều nhiệm vụ, từ vận hành mô tơ lấy nét, cho tới tính năng chống rung quang học, rồi cả việc gửi thông tin tiêu cự khẩu độ về máy ảnh qua kết nối với mount trên máy ảnh, ở trường hợp này là E mount cho những chiếc máy full frame Sony.

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.48.43.50.jpg


Cùng lúc những thấu kính được sản xuất, ở một chỗ khác trong nhà máy Aizu, những chi tiết nhựa ABS được đúc một cách chính xác. Những chi tiết này thường nằm ở inner barrel, phần trong của ống kính, còn bên ngoài sẽ là lớp vỏ outer barrel, chỗ thì là kim loại, chỗ thì là nhựa để tối ưu cả mức giá lẫn trọng lượng của ống. Những chi tiết này được đúc ở nhiệt độ cao.

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.49.56.03.jpg


Đồng thời với quá trình ấy, là việc gia công những chi tiết kim loại, lấy ví dụ trong video clip là khung gia cố để vận hành tính năng zoom của ống kính 70-200 mm. Những đường rãnh trên phần khung này chính là đường ray để di chuyển xa gần những thấu kính bên trong, để khi hoàn thiện, anh em xoay zoom ring bên ngoài ống là hệ thống cơ khí bên trong sẽ điều chỉnh vị trí các thấu kính, đặt ống ở tiêu cự tương ứng với số chỉ thị bên ngoài thân ống:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.51.43.26.jpg
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.52.00.94.jpg

Những khung kim loại này sau đó được đem đi xử lý chống rỉ sét và ăn mòn:

[​IMG]
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.52.16.11.jpg
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.52.23.17.jpg
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.52.48.34.jpg

Xử lý chống rỉ bằng lớp mạ và phủ dầu xong, là đem sơn, tạo ra tông màu đen nhám đặc trưng của những chiếc ống từ nhà Sigma:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 15.53.04.00.jpg


Rồi những chi tiết phủ sơn sẽ được xử lý, bao gồm những vạch chỉ thị hay những con số thể hiện tiêu cự ống kính:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.10.29.09.jpg


Xong xuôi tất cả các bước kể trên, mới đến bước lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm. Ống kính được lắp từ trong ra ngoài, từ mặt trước tới mount, cứ mỗi bước lại kết nối những cáp flex vận hành các tính năng lấy nét tự động hay chống rung của ống kính:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.10.48.51.jpg


Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.11.19.98.jpg


Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.12.11.51.jpg


Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.13.52.43.jpg


Vừa lắp ráp, nhân sự sẽ kiểm tra thêm một lần nữa chất lượng thấu kính bằng mắt thường, cũng như tính năng chống rung quang học để xác định khả năng vận hành của hệ thống điện tử bên trong ống kính.

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.16.08.64.jpg


Những gioăng cao su phục vụ lấy nét tay, zoom và điều chỉnh khẩu độ sẽ lần lượt được buộc vào phần khung bên ngoài của ống kính:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.17.49.35.jpg
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.17.47.96.jpg
Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.17.54.03.jpg

Xong xuôi là lại kiểm tra khả năng vận hành tiếp, lần này chiếc ống kính sẽ được lắp vào máy ảnh lần đầu tiên để chụp:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.18.00.61.jpg


Sau đó, những chiếc ống kính sẽ được đem qua một căn phòng với đủ những body máy với những ngàm mà Sigma có sản xuất ống kính phục vụ thị trường. Ở đây là một tấm hình đầy chi tiết, nhân sự sẽ chụp vài tấm, lấy hình ra để xác định chất lượng ống kính, mức độ của những hiện tượng như chromatic abberation, color fringing hay lens distortion. Anh em để ý Sigma sử dụng đúng chiếc máy do họ tự sản xuất, tên là fp. Chiếc máy này trang bị cảm biến full frame back illuminated CMOS độ phân giải 24.6 megapixel, do Sony sản xuất:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.19.01.49.jpg


Và trước khi đóng gói, đương nhiên cần phải thử nghiệm độ bền bằng hệ thống tự động thêm một lần nữa, xem những gioăng và ngàm vặn zoom, lấy nét có đảm bảo độ bền hay không:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.19.30.93.jpg

Sau bước cuối cùng kể trên mới đến đóng gói và gửi hàng tới các nhà bán lẻ:

Desktop Screenshot 2024.11.26 - 16.19.59.86.jpg
95 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sigma ngon bổ rẻ, mì gói cho sinh viên
@xecatang Sinh viên Rờ mít hả b
@xecatang Mì ly nissin 40k 1 ly 😃?
@xecatang Ngon bổ rẻ giờ là lens tàu (Viltrox?) chứ, sigma làm gì mà rẻ nữa 😁
@xecatang nói rẻ hơn lens hãng như sony thì đúng chứ k rẻ so với phân khúc nha :v
Mấy cái công nghệ lõi về sản xuất ống kính này chắc mấy anh japan trùm rồi, các pháp sư mấy năm gần đây ra nhiều, rất nhiêu lens fix chất lượng từ trung bình khá đổ xuống, chứ chưa thấy ra con zoom nào trong bộ 3 zoom tiêu cự vàng, phải chăng là vấn đề bản quyền hay quá khó để làm?
mình cũng có 1 con có thể coi là con 70200 ngon nhất trên thị trường, dùng k có gì để chê chỉ mỗi tội nặng.
20240922-234021.jpg
@fly07 nh lắm mà nổi nhất chắc là dzo rồi, nhiều lens vchg luôn, nisin sirui từ lâu đã có mấy con anamorphic
meike chưa đủ tuổi
@fly07 đê dét ô =))
@Wangdang76 Lên coi sơ mấy lens dzo thấy giá thấp hơn zeiss hay schneider cùng tiêu cự mà nhỉ.
@Giangcongtu97 chẹp, e đang định qua mà nhìn quả cân hãi hùng quá, thôi yên vị Sony tiếp
thấu kính, hóa chất, vật liệu, quy trình, .. phải phối hợp với nhau mới làm chip dc, tụi tàu thì cứ lẽo đẽo theo sau miệng thì hô to : tụi tao giỏi nhất, éo cần tụi bây, tụi tao làm hết...tttttt=)) rồi tung quân xạo mỏ tàu trên các diễn đàn =)) để lấp liếm yếu yếu của mình
@Still Alove Viltrox ok nhưng vẫn thua hãng có thể nhận ra được, mình từng xài Viltrox cho Fuji, Sony. Canon tất nhiên ko thể trải nghiệm cả phiên bản
Tốc độ focus và độ nét rất ngon nhưng màu và bokeh nó cứ thiếu thiếu gì đó
Gia công nhìn chung là tốt
Đang giữ lại con Viltrox 50/1.4 đây, bokeh ko có bong bóng ko nghệ lắm, cái bg cứ như blur bằng phần mềm nhìn chán
@XBlue viltrox 56 1.4 hoặc 50 1.8 chứ bạn, làm gì có 50 1.4
@taidv1994 Ở đâu cũng có người giỏi nha bạn, vn cũng thế thôi.
rất thích coi mấy cái này, lưu lại mai coi
Chưa từng xài hãng này, quen dùng mỗi Canon chỉ đỏ 😚
@crazysexycool1981 nên xài bạn ơi, thêm trải nghiệm Nhất là các lens thuộc dòng Art
@crazysexycool1981 Canon chỉ đỏ chỉ hơn mỗi cái giá đắt gấp đôi do độc quyền còn lại chỉ ngang ngửa Sigma Art.
@crazysexycool1981 Thằng GÀ
Sigma thì thôi, chả chơi
Quá chất lượng và rõ ràng
cái clip này có lâu lắm rồi, sigma thì ống kính xuống màu theo thời gian
@amdxxx Mình dùng 35 art với 24 art Sigma từ những ngày đầu, dùng 1 thời gian ảnh ra kém trong, hơi ngả vàng, này do chất lượng thấu kính
@Wildgingers Clip này mới đăng gần đây chứ đâu mà lâu bạn ?
@Still Alove mình xem chắc cũng 3 năm rồi, xem trên youtube, hình như petapixel đăng thì phải, có thể là video khác của quy trình sx lens art Sigma
@Wildgingers có thể đó là video con 24 70 art, còn trong video này là 70 200
Đúng là nó đắt là có lí do.
Mấy cái ống kính này toàn mấy anh Japan Germany trùm tỉ mỉ, Mẽo đế còn phải xách dép
Đã từng dùng trên nikon và thấy nước ảnh nhìn chất hơn của hãng... Sau này có cơ hội vẫn sẽ chọn
@J000 market cùi bắp chứ market như làm xe làm chip xem nào.
TQ làm được nhiều thứ nhưng những loại tinh anh thế này thì chưa đủ tầm
@ndthuanx tinh anh thì ko biết nhưng phân khúc phổ thông lens TQ đang là bá nhất rồi đấy. Viltrox, 7artisan,...
@tulekim cứ bỏ tiền tấn RD và có tầm nhìn và quyết tâm là được thôi, ko có nền tảng tốt thì thuê chuyên gia nhật chuyên gia Đức, thue kĩ sư nhật kĩ sư Đức về làm và support . Dần dần cũng có tiến bộ cải tiến và có thành quả. Công thức tuy đơn giản nhưng để làm tới cùng thì ko phải quốc gia nào cũng theo nổi
@tulekim Bác trả lời vậy thằng @ndthuanx câm mồm hết.
Mình xem cái này mấy hôm rồi. Phải nói việc chế tạo ống kính quang học chất lượng cao là một công việc cực kỳ phức tạp. Việc chế tạo, lắp ráp được thực hiện vô cùng tỉ mỉ với rất nhiều công cụ đo lường, kiểm tra nên giá thành đắt cũng là dễ hiểu. Chưa nói nhân công cũng phải tay nghề cao. Bước vào nhà máy mà như vào phòng thí nghiệm. Trang bị bảo hộ trắng tinh từ đầu tới chân.
P/S: Buồn cười nhất trong kênh Process X này là cái chuối ăn được cả vỏ. Mé, nó làm cầu kỳ dễ sợ. Bảo sao bán giá ngất ngưởng. Bên dưới phần bình luận cũng nhiều người kêu ca về giá hơn là chất lượng sản phẩm.
lens sigma sáng hơn len GM, có điều thiên vàng. Ảnh chứ thấy vàng vọt. Nhưng giá rẻ vclin, súng ống đầy đủ, lại còn có cả linear motor lấy nét.
Đề nghị ông thần mod về học lại vật lý cấp 3! Thấu kính với lăng kính khác nhau, dịch tầm bậy tầm bạ! Trong ống kính máy ảnh thì lăng kính nó nằm chổ nào nói nghe thử?!?!?!
Sigma không ra mắt máy ảnh nữa ta. Thích cái cảm biến của sigma.
@Hồ Quốc Trí cảm biến foveon xịn nhưng ISO thấp, dữ liệu cần xử lý nhiều (do có 3 lớp cảm biến nên máy xử lý chậm, hao pin), chi phí sản xuất cao.
Nói chung là ngon nhưng nhiều nhược điểm quá. Ngoài ra, với phần lớn dân xài máy ảnh (tuổi teen → gen Z) chỉ cần ảnh up facebook (chả quan tâm mấy về những yếu tố ưu điểm của cảm biến foveon) thì dòng cảm biến này nó không tồn tại nổi.
sigma với 3 ron thằng nào tốt ta
làm thủ công nhiều nên giá thành mắc hơn
Cả thế giới năm 2023 bán chỉ được 10 triệu máy ảnh đủ mọi phân khúc. Còn Smartphone thì thế giới mỗi năm bán dc 1,6 - 1.7 tỉ chiếc. Gấp hàng ngàn, hàng vạn lần.
https://tinhte.vn/thread/infographic-moi-nam-co-bao-nhieu-chiec-dien-thoai-di-dong-duoc-ban-ra-tren-toan-the-gioi.3592837/
Do thị phần doanh số bán Máy ảnh quá thấp, nên các Siêu Cường như Mỹ, TQ, Anh, Hàn Quốc ko thèm làm, để lại phân khúc còn xương xẩu này lại cho Lùn làm. Mà lợi nhuận từ mảng máy ảnh này bán chả dc bao nhiêu. Chứ cỡ như Mỹ, Anh, Hàn, Trung tụi nó dư sức làm máy ảnh bá đạo và tốt hơn nhiều Lùn làm.

Cứ nhìn như TSMC của Đài Loan, vốn hóa hơn 1000 tỷ USD. 1 mình TSMC mua lại hết cả Mitsubishi, Kawasaki, Sony, Nikon, Canon ,... vẫn còn dư chán. Mà đó là dân số Đài còn chưa = 1/6 dân số của Lùn.
https://thanhnien.vn/tsmc-can-moc-von-hoa-1000-ti-usd-1852407092158118.htm
Buồn ghê...
@Minh anh 368 Không chỉ dân lao động nghèo Chinese tràn quan Nhật kiếm sống, ngay cả dân giàu Chinese cũng thích sống ở Nhật. Chất lượng hàng hoá và cuộc sống ở Japan thì làm sao dân Chinese kế bên cưỡng lại nổi?

https://nguoiquansat.vn/danh-sach-10-quoc-gia-tot-nhat-tren-the-gioi-duy-nhat-mot-dai-dien-chau-a-lot-top-157562.html

https://www.usnews.com/news/best-countries/rankings
@Shoes_Addictive Thằng đần này đâu là chính sử đâu là dã sử cũng đéo biết, chiến tranh nha phiến 1 , 2 được các nhà sử học ở nhiều quốc gia trong đó có các nhà sử học Trung Quốc ghi lại đây là chính sử được quốc tế công nhận , còn chuyện liên Xô tự quay tay tự bịa ra bài để nâng cao tinh thần sĩ khí của quân lính và người dân thì đéo nước nào nó tin . Liên Xô với tàu toàn lâý thịt đè người đánh nhau ngu nên mới chết nhiều nhất thế giới Liên Xô chết 27 triệu người, tàu Khưạ chết 20 triệu người, Liên Xô có chết nhiều nhưng vẫn anh hùng còn tàu khựa cả nghìn năm nay luôn có truyền thống nhận giặc làm cha nhục nhã quá , tàu khựa cứ ai đánh nó thì nó nhận làm cha là xong .

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019