Các nhà khoa học tại Học viện khoa học Trung Quốc vừa đăng tải nghiên cứu của mình lên tạp chí Science cho biết họ đã dùng công nghệ CRISPR tái tổ hợp lại 19 cặp nhiễm sắc thể và tạo ra 1 con chuột được đặt tên là Xiao Zhu, "Măng non".
Đây là động vật có vú đầu tiên được tạo ra bằng bộ gen đã chỉnh sửa hoàn toàn và được coi là nghiên cứu mở đường để những dự án tạo ra các động vật không hề có trong tự nhiên diễn ra trong tương lai. Theo những gì nhóm chia sẻ thì họ dùng công nghệ CRISPR, là công nghệ chỉnh sửa gen tiên tiến nhưng cũng có đầy tranh cãi, để tác động lên nhiễm sắc thể trong tế bào sinh sản và biến đổi chúng theo ý muốn. Lý do bởi trong điều kiện tự nhiên nguy cơ xảy ra lỗi trong quá trình nguyên phân và giảm phân, gây nên các bệnh như down, Edward, Patau... hay ung thư. Nếu anh em còn nhớ tại Trung Quốc trước đây cũng có 1 nhà khoa học cố tình dùng CRISPR để cho sinh ra 2 em bé có khả năng miễn nhiễm với HIV, ông này đã bị bắt và sau hơn 1 năm giam giữ đã được trả tự do vào tháng 4 năm nay.
Trong quá trình thử nghiệm các nhà khoa học cũng gặp vấn đề tương tự khi cố nối các đoạn nhiễm sắc thể quá dài vào với nhau. Việc này đã làm 1 số chuột bị chết hoặc làm 1 số mẫu vật bị dị dạng hoặc có hành vi tâm lý không ổn định. Vì thế họ đã dùng các đoạn nhiễm sắc thể ngắn hơn và giảm số cặp xuống còn 19, ít hơn những con chuột tự nhiên 1 cặp nhiễm sắc thể. Kết quả là họ đã tạo ra 1 loài chuột mới, đủ khỏe mạnh và bình thường, dù các nhiễm sắc thể chúng mang khác hoàn toàn những con chuột sống trong tự nhiên khác.
Bước cuối họ cho 2 loài chuột này giao phối để xem có khả năng sinh nở hay không và kết quả là có, dù tỷ lệ khá thấp. Các nhiễm sắc thể trong thế hệ tiếp theo của những con chuột này cũng có mang những nhiễm sắc thể đã được sửa chữa ở cha hoặc mẹ chúng. Vậy nên nhóm nghiên cứu cho rằng việc này nếu thành công sẽ giúp chữa những căn bệnh như hiếm muộn hay ung thư trong tương lai.
Tham khảo SCMP
Đây là động vật có vú đầu tiên được tạo ra bằng bộ gen đã chỉnh sửa hoàn toàn và được coi là nghiên cứu mở đường để những dự án tạo ra các động vật không hề có trong tự nhiên diễn ra trong tương lai. Theo những gì nhóm chia sẻ thì họ dùng công nghệ CRISPR, là công nghệ chỉnh sửa gen tiên tiến nhưng cũng có đầy tranh cãi, để tác động lên nhiễm sắc thể trong tế bào sinh sản và biến đổi chúng theo ý muốn. Lý do bởi trong điều kiện tự nhiên nguy cơ xảy ra lỗi trong quá trình nguyên phân và giảm phân, gây nên các bệnh như down, Edward, Patau... hay ung thư. Nếu anh em còn nhớ tại Trung Quốc trước đây cũng có 1 nhà khoa học cố tình dùng CRISPR để cho sinh ra 2 em bé có khả năng miễn nhiễm với HIV, ông này đã bị bắt và sau hơn 1 năm giam giữ đã được trả tự do vào tháng 4 năm nay.
Trong quá trình thử nghiệm các nhà khoa học cũng gặp vấn đề tương tự khi cố nối các đoạn nhiễm sắc thể quá dài vào với nhau. Việc này đã làm 1 số chuột bị chết hoặc làm 1 số mẫu vật bị dị dạng hoặc có hành vi tâm lý không ổn định. Vì thế họ đã dùng các đoạn nhiễm sắc thể ngắn hơn và giảm số cặp xuống còn 19, ít hơn những con chuột tự nhiên 1 cặp nhiễm sắc thể. Kết quả là họ đã tạo ra 1 loài chuột mới, đủ khỏe mạnh và bình thường, dù các nhiễm sắc thể chúng mang khác hoàn toàn những con chuột sống trong tự nhiên khác.
Bước cuối họ cho 2 loài chuột này giao phối để xem có khả năng sinh nở hay không và kết quả là có, dù tỷ lệ khá thấp. Các nhiễm sắc thể trong thế hệ tiếp theo của những con chuột này cũng có mang những nhiễm sắc thể đã được sửa chữa ở cha hoặc mẹ chúng. Vậy nên nhóm nghiên cứu cho rằng việc này nếu thành công sẽ giúp chữa những căn bệnh như hiếm muộn hay ung thư trong tương lai.
Tham khảo SCMP