Hôm rồi lên bài trải nghiệm game với DeathAdder V3, phiên bản có dây của mẫu chuột gaming cao cấp nhất từ Razer, mình phát hiện ra một điều là thị trường thiết bị ngoại vi nói chung và chuột máy tính nói riêng giờ vẫn chưa chuyển dịch hoàn toàn từ chuột có dây sang chuột không dây. Mà thực tế, dựa vào rất nhiều bình luận trong bài viết ấy, mình nhận ra vẫn rất nhiều anh em còn tin tưởng chuột có dây, thứ mà nhiều người khác nói là vướng víu, tòi ra cọng dây vừa bất tiện vừa xấu.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/razer-deathadder-v3-re-hon-ban-wireless-gan-2-trieu-bong-nhien-dung-chuot-day-lai-la-hop-ly.3648916/
Nhưng cái cọng dây ấy giải quyết được rất nhiều vấn đề mà những chú chuột không dây, đặc biệt là chuột gaming hiện giờ còn đang đau đầu tìm hướng giải quyết, hoặc tạo ra những giải pháp với mức giá đắt hơn gấp đôi thậm chí gấp 3 lần, trong khi chỉ cần thêm một cọng dây kết nối USB là người dùng không còn gì phải lo lắng, đổi lại một chút bất tiện và vướng víu, nhược điểm cố hữu của chuột dây.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/razer-deathadder-v3-re-hon-ban-wireless-gan-2-trieu-bong-nhien-dung-chuot-day-lai-la-hop-ly.3648916/
Razer DeathAdder V3: Rẻ hơn bản wireless gần 2 triệu, bỗng nhiên dùng chuột dây lại là hợp lý
Thời điểm mình được trải nghiệm game FPS với Razer DeathAdder V3 Pro, có thể đồng tình với quan điểm cho rằng đây là chú chuột không dây hoàn hảo phục vụ cho nhu cầu chơi game bắn súng, đặc biệt là dành cho những gamer chuyên nghiệp.
tinhte.vn
Nhưng cái cọng dây ấy giải quyết được rất nhiều vấn đề mà những chú chuột không dây, đặc biệt là chuột gaming hiện giờ còn đang đau đầu tìm hướng giải quyết, hoặc tạo ra những giải pháp với mức giá đắt hơn gấp đôi thậm chí gấp 3 lần, trong khi chỉ cần thêm một cọng dây kết nối USB là người dùng không còn gì phải lo lắng, đổi lại một chút bất tiện và vướng víu, nhược điểm cố hữu của chuột dây.
Thứ nhất, như tiêu đề, chuột dây luôn luôn có lợi thế là rẻ.
Zowie EC2-C, một trong những chú chuột công thái học xuất sắc nhất phục vụ gamer chơi những tác phẩm game bắn súng giờ có giá khoảng 1.5 triệu Đồng. Để so sánh, mẫu chuột mới ra mắt thời gian gần đây, được nhiều kênh review mệnh danh là chuột không dây công thái học tốt nhất cho game, Razer DeathAdder V3 thì có giá gần 4 triệu Đồng, giờ giảm đâu đó xuống còn 3.4 đến 3.5 triệu.
Tương tự, cũng là DeathAdder, phiên bản không dây đời cũ là V2 Pro vẫn bán giá 2 triệu Đồng trên nhiều trang thương mại điện tử ở nước mình. Chỉ vói một phần tư con số ấy, đem đi mua DeathAdder Essential, anh em vẫn được trải nghiệm cảm giác cầm nắm thiết kế đã quá quen thuộc của DeathAdder, thêm cọng dây, với linh kiện bên trong đời cũ hơn một chút, cảm biến 6400 DPI so với 14000 DPI. Hoặc cũng là DeathAdder V2, nhưng bản có dây chỉ bằng nửa giá so với bản Pro.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/logitech-g502-x-plus-ban-nang-cap-cua-chu-chuot-gaming-ban-chay-nhat-hanh-tinh.3585928/
Logitech G502 X Plus: Bản nâng cấp của chú chuột gaming bán chạy nhất hành tinh
Hoàn toàn có đủ lý do khiến G502, ra mắt lần đầu vào năm 2014 trở thành chú chuột gaming bán chạy nhất thế giới. Trải qua 8 năm, Logitech đã liên tục cải tiến, đưa những tính năng mới vào mẫu chuột best selling này.
tinhte.vn
Chuột mới vẫn có những phiên bản giá mềm với cọng dây kết nối với máy tính. Một ví dụ gần đây nhất chính là G502 X. Mẫu đắt nhất giá gần 4 triệu, có kết nối 2.4 GHz, có cả đèn RGB, thời lượng pin khoảng gần 40 tiếng nếu bật dải đèn LED lên. Chỉ đổi kết nối từ không dây sang có dây, hiệu năng của G502 X vẫn được đảm bảo, vẫn có đèn RGB cực đẹp, nhưng giá chỉ là 1.6 triệu Đồng.
Khi những giải pháp có dây luôn luôn có chênh lệch về giá cao như vậy, chuột dây, đặc biệt là những chú chuột gaming trang bị cảm biến và linh kiện cao cấp vẫn sẽ luôn tìm được đối tượng khách hàng cực kỳ đông đảo.
Quảng cáo
Tiện nhắc câu chuyện “gamer chuyên nghiệp không ai dùng chuột không dây.” Ừ thì mấy năm trước là như thế, khi Zowie hay SteelSeries còn thống trị thị trường. Nhưng giờ hai cái tên mới đang thống trị làng thể thao điện tử, chí ít là ở quy mô hai bộ môn mình hay theo dõi là Valorant và CS:GO, là Logitech G Pro X Superlight, và Razer DeathAdder V3 Pro. Lấy ví dụ mONESY của G2 chẳng hạn, với G Pro X Superlight trắng.
ZywOo bên Team Vitality đã chuyển qua dùng Zowie EC2 CW, và gla1ve bên Astralis thì đổi sang DeathAdder V3 Pro rồi, nói cách khác là đến các nhà vô địch thế giới cũng đã đổi chuột, thì ý kiến “gamer chuyên nghiệp không ai dùng chuột không dây” thiết nghĩ cũng không còn giá trị. Nhưng cùng lúc, vẫn còn nhiều người tin tưởng chuột có dây. Một số khác đi thi đấu chuyên nghiệp với hầu bao không mấy rủng rỉnh, hoặc đã quen với dáng chuột, vì thế những cái tên như Zowie vẫn là lựa chọn đáng tin cậy, ví dụ ông bạn thích “gáy”, apEX chẳng hạn:
Thứ hai, bên cạnh chuyện không phải lo về giá cả, anh em còn chẳng phải lo đến độ trễ kết nối và thời lượng pin.
Đổi lại việc cắt được cọng dây đi, không sợ vướng víu lúc chơi điện tử, với những khoảnh khắc một phần nhỏ của một giây cũng quyết định thắng thua, thì chuột không dây phải giải quyết nhiều nỗi lo hơn: Pin phải đủ khỏe để phục vụ cấp nguồn nhiều giờ đồng hồ. Tiêu chuẩn của thị trường bây giờ phải là tối thiểu 70 tiếng, có khi chạy đua lên 90, 100 giờ đồng hồ liên tục. Đấy là chưa tính đến nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng nếu chuột có đèn RGB.
Quảng cáo
Tính xong được thời lượng pin thì phải tính đến cả kết nối. Thông thường đáng tin cậy nhất vẫn là dongle 2.4 GHz, với những sản phẩm có thể đẩy được polling rate lên 4000Hz, tức là cứ 0.00025 giây, hay 0.25 ms, chuột sẽ gửi dữ liệu của cảm biến về máy tính một lần. Nhưng giải pháp như HyperPolling Dongle của Razer cũng khiến chú chuột chỉ còn khoảng 24 giờ thời lượng pin.
Còn trong khi đó, DeathAdder V3 Pro có thể kéo polling rate lên 8000Hz, mà anh em không phải lo về chuyện chuột nhanh hết pin, vì làm gì có pin? Ở khía cạnh công bằng, 8000Hz ở tốc độ chuột 800 hay 1600 DPI là quá thừa thãi, vì 2000 hay 4000Hz cũng đã là quá đủ. Con số này dùng để chứng minh rằng, công nghệ chuột dây hiện tại vẫn đủ sức tạo ra những sản phẩm vừa tốt hơn, vừa rẻ hơn so với những giải pháp wireless.
Ấy là chưa kể, nếu kết nối Bluetooth, polling rate cũng chỉ còn đâu đó 125Hz để tối ưu thời lượng pin, cao lắm thì có Razer Atheris, 250Hz. Chơi game vui vẻ hoặc dùng làm việc hàng ngày thì được, chứ try hard thì coi như bỏ, chuột khựng một cái vì độ trễ là lên bảng đếm số rồi.
Cá biệt mình còn có một ông đồng nghiệp mua chuột dây cổng USB-C về làm việc với MacBook Pro nữa cơ. Cái lý luận của ông này thì hơi trái khoáy, ý là MacBook đã có touchpad, khi nào cần lắm mới dùng chuột, mà cứ lâu lâu lôi chú chuột ra phải để ý chuyện kết nối, để ý thời lượng pin, để ý xem lần trước tắt chuột hay chưa, nó tạo ra quá nhiều thứ phải suy nghĩ.
Chi bằng đổi một cổng USB-C để dùng chuột có dây, mọi vấn đề kể trên sẽ biến mất.
Cái này mình không đồng ý 100% được, vì ví dụ MacBook 13 inch có 2 cổng USB-C, một cổng sạc pin một cổng cắm chuột, thì hết cổng cắm đầu đọc thẻ nhớ chẳng hạn. Cũng có giải pháp dùng dock, nhưng ra quán cafe làm việc, lôi dock ra thì hơi bất tiện. Nhưng khá chắc chắn là sẽ có người nghĩ theo hướng tương tự.
Thứ ba, đối với nhiều anh em, chỉ ngồi máy tính để bàn, chuột nào cũng được, miễn ngon là OK.
Tính ra, anh em chơi đồ công nghệ nói là khó tính cũng đúng, mà dễ tính cũng chẳng sai. Nói vậy là vì, nếu một sản phẩm đủ tốt để phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày, hoặc đủ rẻ, thì người dùng đồ công nghệ chúng ta sẵn sàng thỏa hiệp với những tính năng chưa hoàn hảo. Ví dụ đơn giản thôi, khi chuột dây có giá một nửa, thậm chí một phần ba so với chuột không dây, hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người vẫn sẵn sàng thỏa hiệp với cọng cáp kết nối lòng thòng trên bàn làm việc.
Khi không có nhu cầu dùng chuột không dây khi xài cùng laptop khi ngồi ở ngoài, cũng không có nhu cầu tạo ra một không gian bàn máy tính sạch không góc chết, thì chuột dây luôn ổn. Thật ra thì lúc tập trung nhìn vào màn hình máy tính, hoặc chịu khó dọn dẹp bàn làm việc, sắp xếp gọn gàng những món đồ trên bàn, thì hai cọng dây của bàn phím và chuột cũng không hẳn là quá vướng mắt, chí ít là đối với mình.
Vả lại, nếu ai cũng quay lưng với chuột có dây, thì tại sao thời gian qua các hãng thiết bị ngoại vi liên tục có những cải tiến về công nghệ dây kết nối, tạo ra những giải pháp vừa nhỏ về tiết diện, lại vừa mềm, vừa nhẹ như Razer Speedflex hay Glorious Ascended?
Thứ tư, kể cả là chỉ ngồi desktop, cũng không phải ai cũng đam mê những setup cực kỳ đẹp mà mọi người chia sẻ trên mạng internet.
Chú chuột không dây đầu tiên sử dụng sóng RF để kết nối chính là của Logitech, tên là Cordless MouseMan, ra mắt năm 1991. Cục vuông vuông bên trái chính là receiver:
Nhưng điều không mấy anh em biết, chú chuột không dây kết nối Bluetooth đầu tiên lại là của Apple và do Mitsumi sản xuất, tên là Mighty Mouse, với hai nút một hòn bi nhỏ để cuộn trang, ra mắt năm 2006. Phải đồng ý rằng, nhu cầu “giấu dây” trên bàn làm việc luôn luôn là một động lực quá lớn từ thị trường để các hãng liên tục có những cải tiến ở nhiều khía cạnh.
Từ thời lượng pin, công nghệ kết nối, năng lượng tiêu hao khi thu phát tín hiệu, hiệu năng cảm biến, độ bền linh kiện như switch hay nút bấm, rồi đến cả thiết kế công thái học để dùng chuột nhiều giờ đồng hồ không bị mỏi tay, công nghệ chuột không dây so với ba chục năm về trước, hay chỉ cần khoảng chục năm trước thôi, đã phát triển theo hướng rất khác. Có những sản phẩm phục vụ hoàn hảo nhu cầu công việc, như Logitech MX Master 3, và cũng có sản phẩm phục vụ hoàn hảo nhu cầu game, như Logitech G Pro X Superlight.
Cũng nhờ chuột không dây, rồi đến tai nghe và bàn phím không dây, anh em mới có cái thú vui là setup bàn làm việc sao cho tối giản và đẹp mắt nhất, rồi đem khoe lên mạng internet. Nhiều người nhìn thấy, cũng thích, vậy là cũng chạy theo xu hướng “không dây hóa” bàn làm việc hoặc bàn máy tính gaming.
Nhưng dám khẳng định, nếu ai cũng thích, thậm chí nghiện setup bàn làm việc, thì giờ chắc chẳng còn ai mua chuột dây nữa. Nhưng nhìn tình hình thị trường rõ ràng không phải vậy. Vẫn có nhiều người, vì chấp nhận giá rẻ, chấp nhận hiệu năng chuột dây mang lại, nên vẫn lựa chọn giải pháp này, thay vì bỏ thêm tiền mua chuột không dây để rồi phải đánh đổi nhiều thứ trong quá trình sử dụng.