Chụp Ảnh Với Dù Hắt Sáng

17/3/2014 11:14Phản hồi: 0
Chụp Ảnh Với Dù Hắt Sáng
Theo JPMorgan



Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách vận dụng dù hắt sáng vào nhiếp ảnh. Dù đã là một công cụ chính trong điều chỉnh ánh nhiếp ảnh từ thuở sơ khai. Chúng có trọng lượng nhẹ, giá thành thấp, và điều chỉnh ánh sáng rất linh hoạt. Trong bài viết này sẽ tập trung vào loại dù cỡ lớn 72” với nhiều cách sử dụng khác nhau.



1. Đầu tiên chúng tôi bắt đầu đặt chiếc dù 72” này bên cạnh một cửa sổ có ánh sáng mềm. Đặt chiếc dù này ở phía bên trái máy ảnh để làm giả một nguồn sáng như mặt trời đang chiếu xuyên qua cửa sổ. Sau đó đặt một tấm hắng sáng 72” Lite Panel màu trắng để bù sáng ở phía còn lại.




2. Đây là tấm ảnh được chụp với tốc độ 1/80s, f/7.1. Ống kính Tamron 24-70 tại tiêu cự 70mm. Tấm ảnh này chụp khi không có đèn flash và hắt bù sáng.



3. Sau đó chúng tôi cho đánh đèn flash để tạo ra cảm giác giống mặt trời. Tôi rất thích sử dụng đèn Flash để làm cho ánh sáng sẵn có trở nên tốt hơn. Ánh sáng trong tấm ảnh này đã khá đẹp rồi tuy nhiên vẫn cần phải bù thêm một ít sáng ở vùng tối. Sau đây là các tấm ảnh chụp thử trong buổi chụp.



4. Đây là một tấm ảnh khác chụp chỉ với ánh sáng có sẵn tại điểm chụp. Ý tưởng chụp vẫn giống nhau nhưng ở đây tôi sử dụng tiêu cự 38mm để lấy được nhiều không gian trong phòng hơn. Để ghi lại được chuyển động của các tấm rèm cửa, tôi quyết định chụp ở tốc độ 1/25s f/16, trường nét dày không làm tôi bận tâm bằng việc ghi lại chuyển động của tấm rèm khi chụp ở tốc độ thấp.



5. Tấm ảnh này được chụp với ánh đèn flash hắt lên mặt chủ thể. Tôi đặt đèn flash cao hơn và hắt xuống chủ thể, tạo ra ánh sáng xiên trên mặt của mẫu. Trong tấm ảnh này tôi vẫn sử dụng miếng hắt sáng với mục đích bù sáng lên mảng tối trên mặt chủ thể.

Quảng cáo



6. Tôi bắt đầu chụp với hiệu ứng phần nền bị nhòe đi, cầm máy ảnh trên tay và chụp ở tốc độ 1/25. Rõ ràng đây không phải là một ý hay, trừ khi bạn đã lên kế hoạch từ trước, sử dụng đèn flash để đóng băng chuyển động của người mẫu và sử dụng chuyển động của máy quay để làm nhòe nền, chỉ cần di chuyển máy ảnh ngay khi đèn flash vừa nháy xong.



7. Ở bước kế tiếp, tôi sẽ sử dụng một chiếc dù hắt sáng 72” với đèn flash đặt ở ngay chéo sau lưng người mẫu, chiếu sáng mẫu từ đằng sau và sử dụng tấm rèm trắng để hắt ánh sáng lên mặt của người mẫu.

8. Ở bước sắp đặt này chiếc ô hắt sáng hoạt động như một đèn đánh sáng ven và ánh sáng sẽ hắt từ tấm rèm lên mặt của người mẫu. Ở bước này tôi sử dụng thông số 200mm, f/11, tốc độ 1/60s, và chiếc dù hắt sát đã tạo ra ánh sáng ven rất đẹp.



9. Tiếp theo tôi sử dụng dù 72” như một nguồn sáng chính đơn nhất cung cấp ánh sáng lên mặt của người mẫu. Chiếc dù được đặt ở trên cao so với máy ảnh và hắt trực tiếp vào mặt chủ thể. Đây là một nguồn sáng có cường độ cao và được xem như là nguồn sáng chính trong các tấm ảnh kiểu tương tự. Tôi đặt một chiếc quạt ngay bên trái mái ảnh để thổi tóc người mẫu và bắt đầu chụp.

Quảng cáo





10. Tấm ảnh trên đây được chụp với ánh sáng tự nhiên trong phòng. Để công suất đèn có thể thắng được ánh mặt trời, tôi quyết định chụp với thông số 1/80s ở f/18.



11. Tiếp theo tôi bật đèn lên và bắt đầu chụp, đèn được đặt ở phía trên cao và hắt xuống mặt mẫu, tạo ra một ít vùng tối xuất hiện ngay dưới gò má, đây gọi là hiệu ứng “bươm bướm” và tạo ra một bức ảnh chân dung rất đẹp.



12. Có một điều rất thú vị trong cách sắp đặt ánh sáng này. Ở tốc độ chụp 1/80s, đèn flash tạo ra một vùng tối ở khoảng dưới cùng của tấm ảnh, tuy nhiên khi sử dụng chiếc dù hắt sáng 72” thì vùng tối này sẽ được loại bỏ.



13. Khi chụp ở tốc độ 1/60 tấm ảnh sẽ trở nên trong và không bị hiệu ứng viền đèn, tùy theo độ mạnh và thời gian nháy của mỗi đèn và tốc độ chụp sẽ xảy ra hiệu ứng đen viền ảnh. Với một số đèn có tốc độ 1/80 có thể hơi nhanh và tạo ra hiệu ứng trên.



14. Ở cách sắp đặt đèn và dù hắt sáng cuối cùng, tôi sử dụng dù xuyên 72” đặt trước một cửa sổ để làm ánh sáng đi từ cửa sổ vào trong hơn.



15. Tấm ảnh này được chụp với tốc độ 1/60s f14. Như các bạn có thể thấy là tấm ảnh này quá tối và chưa tạo cho người xem thấy được cảm giác ánh nắng đi xuyên từ cửa sổ vào.



16. Bằng cách thêm vào ánh sáng của đèn flash thông qua dù xuyên, tôi đã có được một tấm ảnh đủ sáng, tạo được cảm giác ánh nắng xuyên qua cửa sổ và lấy được chuyển động của những tấm rèm ở phía sau. Giảm tốc độ chụp xuống còn 1/30s và thêm vào một chiếc đèn flash kết hợp với dù xuyên 72”, chính cách sắp đặt này đã tạo ra một bức ảnh có ánh sáng mềm mại và trong trẻo.

Nguồn Pro Photo Coalition
Dịch All Image
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019