Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, đôi khi chúng ta có cảm giác như các thiết kế phần cứng phần nào nhường bước cho các các tính năng điều khiển bằng phần mềm. Tuy nhiên, những ai từng sở hữu chiếc iPod classic chắc khó có thể nào quên được click wheel vô cùng đặc biệt của nó. Vòng xoay này mang lại khả năng tùy biến cao, truy cập và duyệt nhạc nhanh khi mà lúc đó điều khiển trên màn hình cảm ứng là một cái gì đó quá xa xỉ. Thiết kế điều khiển này xét theo mặt nào đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay và chính Apple cũng không ngừng phát triển nó, dễ thấy nhất chính là phần Digital Crown trên chiếc Apple Watch, cung cấp khả năng cuộn nhanh các dòng văn bản dài trên màn hình nhỏ bé của chiếc smartwatch.
Phiên bản iPod 4th Gen có thể nói là chiếc máy nghe nhạc có thiết kế click wheel ấn tượng nhất từng được tích hợp. Không như các hãng khác thường hay “thêm thắt” cho các thiết kế có sẵn của mình nhằm mang lại những cái mới hơn cho người dùng, đôi khi còn bị đánh giá là “chữa lợn lành thành lợn què”, Apple đã cố gắng không thay đổi quá nhiều trong thiết kế click wheel của mình ngay cả trên chiếc iPod Nano tí hon. Phần bánh xe điều khiển được giữ nguyên sao cho đơn giản và dễ ứng dụng nhất cho bất cứ ai dù là mới sử dụng lần đầu hay đã quen.
Điểm đáng chú ý nhất của click wheel cũng chính là thứ chúng ta đã mất đi trong thời đại điều khiển cảm ứng hiện nay: khả năng điều khiển mà không cần phải nhìn vào màn hình máy. Có thể đây chỉ là điểm nhỏ, tuy nhiên nó lại trở nên rất quan trọng khi bạn cần thao tác nhanh như qua bài hay tua nhanh 1 đoạn trong bài hát. Với chiếc smartphone, bạn không thể nhấn “loạn xị” trên màn hình điện thoại khi không nhìn vào nó.
Phiên bản iPod 4th Gen có thể nói là chiếc máy nghe nhạc có thiết kế click wheel ấn tượng nhất từng được tích hợp. Không như các hãng khác thường hay “thêm thắt” cho các thiết kế có sẵn của mình nhằm mang lại những cái mới hơn cho người dùng, đôi khi còn bị đánh giá là “chữa lợn lành thành lợn què”, Apple đã cố gắng không thay đổi quá nhiều trong thiết kế click wheel của mình ngay cả trên chiếc iPod Nano tí hon. Phần bánh xe điều khiển được giữ nguyên sao cho đơn giản và dễ ứng dụng nhất cho bất cứ ai dù là mới sử dụng lần đầu hay đã quen.
Điểm đáng chú ý nhất của click wheel cũng chính là thứ chúng ta đã mất đi trong thời đại điều khiển cảm ứng hiện nay: khả năng điều khiển mà không cần phải nhìn vào màn hình máy. Có thể đây chỉ là điểm nhỏ, tuy nhiên nó lại trở nên rất quan trọng khi bạn cần thao tác nhanh như qua bài hay tua nhanh 1 đoạn trong bài hát. Với chiếc smartphone, bạn không thể nhấn “loạn xị” trên màn hình điện thoại khi không nhìn vào nó.
Steve Jobs từng nhận định khi Apple lần đầu ra mắt chiếc iPhone: “Một thiết bị không có phím điều khiển cũng có nghĩa là nó sở hữu số lượng phím điều khiển không giới hạn”. Bù lại “số lượng phím điều khiển không giới hạn” đó chỉ tồn tại khi bạn nhìn vào chúng mà thôi. Điều khiển click wheel thì hoàn toàn ngược lại. Thay vì “số lượng phím điều khiển không giới hạn” như nói trên, nó chỉ cung cấp cho bạn 5 phím, đi kèm cùng tính năng xoay, và luôn hiện diện ở nơi bạn dễ “sờ tay” vào nhất. Tăng giảm âm lượng, qua bài, chơi hay dừng nhạc... đều có thể được thao tác nhanh chóng và bị động, nghĩa là bạn không phải cầm chiếc iPod trên tay hay mở khóa màn hình máy để làm những việc đó.
Thiết kế bề mặt phím bánh xe cũng rất đáng phải nhắc đến khi sở hữu lớp tráng matte khác biệt hoàn toàn với lớp vỏ ngoài nhẵn bóng của chiếc iPod, kèm với phần tâm phím nhẵn bóng, từ đó làm phần phím bánh xe trở nên dễ phân biệt hơn khi sử dụng mà không cần nhìn vào máy.
Dĩ nhiên màn hình cảm ứng vẫn có những điểm hay của riêng chúng. Chiếc iPhone chắc chắn sở hữu nhiều tính năng hơn hẳn so với chiếc iPod, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người hoài niệm về cảm giác ngày xưa, khi có thể bấm qua bài nhanh chóng mà không cần phải nhìn vào màn hình điện thoại thông minh.
Nguồn theverge