Trong một bài viết cách đây mấy tháng mình có chia sẻ với anh em về bộ máy PC chỉnh ảnh và video của mình. Lúc đó vẫn còn đang dùng card màn hình RTX 1650. Sau mấy tháng thấy không đã nên cho dù lúc đó đang đỉnh giá VGA mình đã nâng cấp lên RTX 3060Ti, và cũng nâng RAM lên 32GB. Chip mình vẫn dùng AMD Ryzen 5600X. Combo này đã giúp mình làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Mình xài combo này cũng gần sáu tháng, và rồi mình quyết định trải nghiệm Intel i5-12600K và RTX 3090 (ổ cứng vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu).
RTX 3060Ti giá 20 triệu lúc đỉnh.
Tâm trạng mình những ngày qua là những ngày qua thực sự lẫn lộn, giống như đi tàu lượn vậy, khấp khởi có, thất vọng có vì chuyển qua Intel và RTX 3090. Chính xác hơn là đi tìm sự tối ưu để khai thác hết, hay nói cách khác là làm sao cho nó vượt trội hơn so với hệ thống AMD cũ. Trong bài này, mình sẽ chia sẻ với anh em trải nghiệm của mình với combo i5-12600K và RTX 3090, và phần nào đó sẽ so sánh với combo cũ 5600X và RTX 3060Ti. Mình cũng không biết cần đặt tiêu đề của bài viết này như thế nào cho chuẩn xác nhất, chẳng hạn như “Có cần RTX 3090 cho việc chỉnh ảnh hay làm video đơn giản?” hay “RTX 3060Ti có phải là card đồ họa tốt nhất cho nhu cầu chỉnh ảnh và làm video đơn giản?”, hay “Chia sẻ trải nghiệm với i5 12600K và RTX 3090 dùng chỉnh ảnh và làm video.”
MSI Geforce RTX 3090: 24G VRAM và rất to.
RTX 3060Ti giá 20 triệu lúc đỉnh.
Tâm trạng mình những ngày qua là những ngày qua thực sự lẫn lộn, giống như đi tàu lượn vậy, khấp khởi có, thất vọng có vì chuyển qua Intel và RTX 3090. Chính xác hơn là đi tìm sự tối ưu để khai thác hết, hay nói cách khác là làm sao cho nó vượt trội hơn so với hệ thống AMD cũ. Trong bài này, mình sẽ chia sẻ với anh em trải nghiệm của mình với combo i5-12600K và RTX 3090, và phần nào đó sẽ so sánh với combo cũ 5600X và RTX 3060Ti. Mình cũng không biết cần đặt tiêu đề của bài viết này như thế nào cho chuẩn xác nhất, chẳng hạn như “Có cần RTX 3090 cho việc chỉnh ảnh hay làm video đơn giản?” hay “RTX 3060Ti có phải là card đồ họa tốt nhất cho nhu cầu chỉnh ảnh và làm video đơn giản?”, hay “Chia sẻ trải nghiệm với i5 12600K và RTX 3090 dùng chỉnh ảnh và làm video.”
MSI Geforce RTX 3090: 24G VRAM và rất to.
Nhiều anh em sẽ nghĩ ngay đó là với Intel i5 12600K, với VGA tích hợp UHD 770, và đặc biệt là RTX 3090 thì mọi thứ sẽ nhanh hơn gấp bội, một cuộc đại nhảy vọt, nhưng đó chỉ là lý thuyết mà thôi, chỉ có khi nào ứng dụng vào thực tế thì mới thấy được sự khác nhau giữa hai hệ thống là như thế nào. Mình không phải là người quá chuyên sâu về việc đánh giá chi tiết hiệu năng các con chip và card đồ họa vì bản thân mình không chơi game cũng như không làm các mô hình 3D hay render hạng năng nên trong bài viết này mình chỉ chia sẻ những gì mình đã trải qua từ công việc hằng ngày của mình. Mình nói như vậy chỉ muốn nói mình chỉ chia sẻ trải nghiệm của mình sau khi trải nghiệm với những gì mình đã và đang làm mà thôi, còn những tác vụ khác như chơi game hay render mô hình 3D mình không bàn đến ở đây.
Mình làm gì?
Công việc chủ yếu của mình là dựng video trong Adobe Premiere Pro và chỉnh ảnh trong Adobe Photoshop. Video mình quay bằng iPhone 13, DJI Pocket 2, GoPro HERO6, và GoPro HERO10, tất cả đều là 4K 60fps. Ảnh mình chụp bằng Nikon D5500 định dạng RAW và chụp bằng iPhone 13. Ngoài ra, mình làm thêm một số thứ linh tinh trên Excel nhưng chuyện này không đáng bàn ở đây vì hệ thống cũ hay mới thì vẫn quá “dư sức” cho những tính toán Excel hay Office. Tựu chung lại là mình làm video và hình ảnh là chính.
Hệ thống cũ
Với AMD Ryzen 5600X, RTX 3060Ti, RAM 32GB, và Windows 10, mọi thứ khá trơn tru cho dù mình phải hạn chế một số thứ để làm việc sao cho tối ưu nhất. Chẳng hạn như khi chỉnh video thì để preview ¼ chứ không để Full, hay như khi đang render video thì mình hạn chế chỉnh ảnh trong Photoshop vì sẽ không mượt mà (vẫn chỉnh được, nhưng không được mượt mà thôi). Gom chỗ này bóp chỗ kia một chút thì vẫn làm việc được ngon lành. Thời gian render video 4K 60fps hoàn toàn chấp nhận được, nói chung mình không cảm thấy quá phiền lòng về thời gian render. Ví dụ một video 4K 60fps tầm 10 phút thì hệ thống sẽ mất khoảng đâu đó 12-15 phút để hoàn thành (tùy thuộc video có chèn nhiều hiệu ứng không). Chỉnh ảnh cũng không quá sượng, vẫn có thể chỉnh ảnh RAW một cách thoải mái. Lâu lâu mình cũng có chơi vài ván game đua xe MotoGP nhưng vì game này khá nhẹ và mình chỉnh cấu hình ở mức vừa phải nên cũng hệ thống “kéo” một cách vô tư. Thực sự là khi mọi thứ đã thông suốt và công việc trôi chảy rồi thì mình không để ý nhiều lắm đến việc máy tính sẽ hoạt động như thế nào, trừ những lúc gặp trục trặc hay sự cố gì đó mới tìm hiểu tại sao. Kết lại, mình hạnh phúc với cấu hình vừa kể như trên.
Hệ thống mới
Nhưng ngày nào cũng nghe cậu em thủ thỉ về PC và cũng thấy giá VGA đang giảm và giảm mạnh nên mình đã nhờ cậu em bán đi bộ cũ để chuyển qua bộ mới. Lúc đầu chỉ tính thay chip thôi, vẫn tiếp tục xài RTX 3060Ti nhưng khi qua lắp chip mới cho mình, cậu em cầm theo RTX 3090 và nói anh xài trải nghiệm đi, ưng thì mua luôn. OK, Computer!
Thông số giữa RTX 3060Ti và RTX 3090 giống như là một bên là cỏ cây, một bên là mây trời. RTX 3090 có VRAM gấp ba lần, nhân CUDA gấp gần 2,2 lần, và kích thước vật lý cũng to hơn kha khá.
Quảng cáo
Việc đầu tiên cần làm là lên Windows 11 để tận dụng được mấy cái nhân hiệu năng (performance) và nhân tiết kiệm (efficiency) trong con chip mới. Một cảm giác khó chịu và cam chịu bắt đầu xâm chiếm khi phải dùng Windows 11, một trong những phiên bản hệ điều hành ngớ ngẩn nhất mà Microsoft từng làm. Đối với một người dùng phổ thông thì Windows 11 đúng là đi giật lùi so với Windows 10 khi nó bất tiện hơn rất nhiều. Nhưng mình cũng đành phải dùng để tận dụng được thiết kế mới của con chip mới vì không còn cách nào khác cả. Bước tiếp theo là cập nhật bộ Adobe lên những phiên bản mới nhất để nó có thể tận dụng hết sức mạnh của i5 12600K và RTX 3090. Nhưng đây cũng là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên lộn xộn. Sau khi nâng cấp Adobe Premiere Pro lên phiên bản 22.3.0, hệ thống bắt đầu crash. Đầu tiên là màn hình xanh, tiếp theo là render nửa chừng nó sụp, và cuối cùng là file xuất ra rất nặng (hình minh họa). Bình thường với một file 4K 60fps có thời gian từ 10-15 phút thì dung lượng file xuất ra chỉ tầm 1-2GB là cùng, đằng này với Premiere Pro mới, file xuất ra nó nặng tới 17GB. Thật khủng khiếp!
Crash liên tục.
File xuất ra rất nặng, tận 17GB!
Đi vào chi tiết hơn nữa thì lúc chỉnh video nó cũng không mượt mà cho lắm so với hệ thống cũ, hay nói cách khác là nó không hề vượt trội hơn, cho dù để preview ¼ chứ không phải ½ hay full. Bắt đầu tìm hiểu và tìm cách khắc phục. Đầu tiên là hạ bus RAM từ 3200 xuống còn 3000 để phần cứng và phần mềm không xung đột với nhau nữa. Sau khi hạ thì không còn thấy màn hình xanh nữa. Tiếp theo là hạ phiên bản Premiere Pro, về 22.2.0. Lúc này thì mọi thứ dần ổn định hơn, preview mượt hơn một chút và không còn chuyện file xuất ra nặng 17GB nữa.
Sau khi mọi thứ ổn định rồi thì công việc trơn tru hơn rất nhiều. Sau đây là trải nghiệm của mình (mình không phải là dân chuyên benchmark thông số mà chỉ là một người dùng máy tính để làm ảnh và video nên thông số thời gian hay sức mạnh mình không thử, chỉ là trải nghiệm của mình thôi). Đầu tiên là chỉnh ảnh. Photoshop khởi động nhanh hơn, mở file RAW cũng nhanh hơn cũng như là những hiệu ứng cũng được xử lý nhanh hơn. Có nhanh hơn nhưng không phải là nhanh như chớp mắt mà cảm giác nó mượt hơn và không khựng lại khoảng một giây như hệ thống cũ. Xét về khía cạnh chỉnh ảnh thì mình thấy hài lòng.
Quảng cáo
Còn công việc chỉnh video thì sao? Mình vẫn để ¼ (và thử full) khi preview để thử xem có như hệ thống cũ hay không thì với Premiere Pro phiên bản 22.3.0, combo i5 12600K và RTX 3090 vẫn có hiện tượng gợn sóng khi chạy preview, nhưng khi về phiên bản 22.2.0 thì hiện tượng này không còn nữa. Thử để preview lên full vẫn không có hiện tượng gợn sóng. Điều này chứng tỏ hai điều: (i) phiên bản 22.2.0 “hợp” với hệ thống mới hơn, và (ii) RTX 3090 và VGA UHD 770 được tích hợp trong i5 12600K, và phần nào đó là chính bản thân con chip làm việc cùng nhau quá tốt. Một điều tốt hơn nữa là chính là thời gian render được rút ngắn đi, nhanh hơn hệ thống cũ tầm 4-5 phút cùng một video. Sức mạnh của UHD 770 và RTX 3090 là không thể bàn cãi. Nhưng câu hỏi là liệu có đáng để bỏ ra hơn 40 triệu đồng cho RTX 3090 nếu, vâng, nếu nhu cầu của anh em là làm video và chỉnh ảnh ở mức không quá cầu kỳ.
Qua trải nghiệm, mình thấy rằng nếu anh em cũng làm công việc như mình hoặc gần như mình thì RTX 3060Ti là lựa chọn tốt nhất nếu xét về hiệu năng và giá cả. Cộng thêm Intel i5 12600K với VGA UHD 770 tích hợp thì càng tốt hơn nữa. Còn nếu anh em đang dùng AMD Ryzen 5600X như mình trước kia hoặc Intel thế hệ trước 12 thì vẫn rất ổn để chỉnh ảnh và làm video. Một khi công việc trơn tru và mọi thứ vào guồng rồi thì con chip nào, VGA nào dần dần chìm vào quên lãng. RTX 3090 là một chiếc VGA quá mạnh và với yêu cầu công việc của mình, mình không thể nào khai thác hết sức mạnh của nó ngoài việc tốc độ mở Photoshop và render video trong Premiere Pro nhanh hơn một chút. Sự khác biệt là có nhưng bỏ ra một số tiền đâu đó khoảng 40 triệu đồng cho những tác vụ vừa kể trên, trong khi RTX 3060Ti chỉ khoảng 11-12 triệu đồng với có thể đảm đương được, thì thật không đáng. Hoặc nếu có điều kiện thì anh em cứ mua 3070Ti.
Tuy nhiên, có một điều hơi cá nhân cũng muốn chia sẻ luôn với anh em đó là việc sở hữu (dù chỉ tạm thời) RTX 3090 mang lại một cảm giác sung sướng khó tả lắm. Kiểu như lúc nào cũng nghĩ cách để khai thác hết sức mạnh của nó, hoặc làm việc với một phong thái cực kỳ tự tin, vừa chỉnh ảnh vừa để máy render video. Đó là một cảm giác lãng quên hoàn toàn về cấu hình máy tính vì nó dư sức đáp ứng những gì mình cần.