Cơ quan quản lý độ tuổi chơi game của Mỹ đòi dùng AI nhận diện gương mặt người chơi, kể cả trẻ em

P.W
3/4/2024 10:34Phản hồi: 28
Cơ quan quản lý độ tuổi chơi game của Mỹ đòi dùng AI nhận diện gương mặt người chơi, kể cả trẻ em
Trên những bìa đĩa game hay thông tin của những trò chơi anh em thưởng thức hàng ngày có những tem kiểm định độ tuổi phù hợp cho trò chơi ấy. Nhật là CERO, châu Âu là PEGI, và Mỹ là ESRB.

Cơ quan phi lợi nhuận không do chính phủ Mỹ quản lý này vừa có một ý tưởng chắc chắn sẽ trở thành cơn ác mộng về quyền riêng tư và bảo vệ quyền trẻ em trên mạng internet. May mắn là chính quyền Mỹ đã không cấp phép cho giải pháp này.

Số là, ESRB, Entertainment Software Rating Board hồi năm 2023 đã kết hợp cùng công ty nhận diện danh tính số Yoti và đơn vị marketing nhắm tới giới trẻ Superawesome phát triển một phần mềm quản lý độ tuổi chơi game. Họ đăng ký lên ủy ban FTC một giải pháp “cơ chế nhận diện độ tuổi và sự cho phép của phụ huynh”, ước lượng độ tuổi của người chơi game dựa vào gương mặt và thuật toán AI. Không khó để nhận ra vì sao FTC nhanh chóng nói không với ý tưởng này.

Về cơ bản, ESRB muốn quản lý việc trẻ em chơi game đúng theo độ tuổi mà họ đánh giá cho từng tác phẩm game, bằng cách tải lên một tấm hình selfie, rồi thuật toán AI sẽ phân tích đường nét trên gương mặt để dự đoán tuổi, rồi xem người ngồi trước máy tính chơi điện tử có đúng độ tuổi so với rating mà ESRB đã công bố với một trò chơi nhất định hay không.

Theo FTC, ý tưởng phải đăng tải hình ảnh để xác định độ tuổi chắc chắn không phải giải pháp xứng đáng để xóa tan những lo ngại trẻ em chơi game bạo lực. Rồi chưa kể đến những thiên lệch còn đang tồn tại trong công nghệ machine learning hiện tại.

ESRB thì nhanh chóng trấn an dư luận bằng cách nói rằng hệ thống này không dùng để xác định cá nhân và nhận diện gương mặt, mà chỉ ước lượng độ tuổi, không lưu trữ dữ liệu hình ảnh sau khi người dùng chụp và gửi lên hệ thống. ESRB cũng nói thêm, phần mềm AI này không dùng để quản lý độ tuổi chơi game theo đánh giá của ESRB, mà là để tuân thủ đạo luật COPPA, đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em. Đạo luật này yêu cầu “cha mẹ phải cho phép” trước khi các công ty và đơn vị thu thập dữ liệu cá nhân của trẻ dưới 13 tuổi.

Những con số trên tem đánh giá độ tuổi phù hợp của ESRB trên bìa đĩa game chỉ là khuyến nghị, mang giá trị tham khảo cho các bậc phụ huynh khi chọn game cho con em mình chơi. Còn COPPA là luật, không làm theo là bị phạt. Epic Games hồi năm 2022 phải trả 275 triệu USD tiền phạt vì vi phạm đạo luật COPPA. Microsoft cũng nhận án phạt 20 triệu USD vì vi phạm đạo luật này trong dịch vụ Xbox Live.

FTC từ chối phê duyệt ý tưởng xác thực gương mặt của ESRB không chỉ vì những tiếng nói phản đối và những lo ngại về quyền trẻ em và quyền riêng tư. Một yếu tố rất đơn giản, không một ai biết chính xác hệ thống nhận diện độ tuổi bằng AI này sẽ hoạt động như ý muốn, chính xác 100%.

Theo PCGamer
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cách thức ESRB đề xuất không khác mấy cách quản lý của Trung Quốc. Phải chăng sẽ đến lúc thế giới cần học hỏi Trung Quốc trong chừng mực nào đó?
@Hieu.bom.777 Cách ly theo Vũ Hán đúng vì thằng nào ban đầu chởi TQ cách ly không có nhân quyền thì sau đấy cũng áp dụng giống hệt cách đã làm của TQ ở Vũ Hán.
@gauto988 Có ng ae đông lào theo chứ nhân quyền ng ta cho tự đề kháng tự sinh diệt mà làm gì có như vũ hán.
@Hieu.bom.777 Cách ly là đúng khi chưa có vaccine hay vaccine chưa tiêm đủ cho nhiều người. Khi đã tiêm được số lượng nhất định, có được mức độ mẫu kháng thể nhất định rồi thì nên nới dần cách ly để hồi phục kinh tế.
@kcatter Theo thống kê 2023 ở bên Anh từ cơ quan bảo hiểm sức khỏe, cả mấy triệu lao động (nhất là những ngành nghề phục vụ, thời gian làm dài) có vấn đề về sức khỏe sau khi nhiễm covid, đây là hậu quả của chính sách lây nhiễm trong cộng đồng trong khi ai cũng chưa dc tiêm vaccine đầy đủ hoặc ko chịu tiêm vaccine.
Mấy thằng đề xuất chắc gốc tàu
Ịt ẹ gián điệp tàu khựa cài vào chắc luôn
Hoa Kỳ dự định giám sát khuôn mặt trẻ em chơi game là một hành động cực kỳ văn minh tự do. Không như T.àu giám sát khuôn mặt trẻ em chơi game rất ư là lạc hậu, kém văn minh và vi phạm quyền tự do con người. Cần phải lên án việc giám sát khuôn mặt trẻ em chơi game của T.àu !
Cười ra nước mắt
Kinh vãi
Ơ kìa…
Sao nhìu người ý kiến thế nhỉ? Giừo con mấy người cắm đầu chơi game, nạp game thì sao?
@Thiên biến vạn hoá Bố mẹ đi mà quản mà dạy con, chứ giờ con hư đổ tại nhà nước ah?
Chơi game mà cũng quản lý
Riết r hại điện ghê, AI các kiểu tốn năng lượng, tương lai mà k có nguồn năng lượng như phim thì có mà viễn cảnh phim mad max có thật :v
Mai thuý số gồm game, phây, za, tít, du túp. Không quản là toi.
@tichchu2203 za là cái gì thế bác?
@tichchu2203 Biết mai thúy nghĩa là gì không mà so với game. Dính vào chỉ có bán nhà chứ đó mà so với game. Mây con nghiện đánh bạc ở Phú Quốc còn cho mở sòng bài.
Mộc9
ĐẠI BÀNG
25 ngày
@tichchu2203 Bạn nói vậy là bạn quá xem thường ma tuý
Học theo đối thủ nhưng hàng Mẽo luôn xịn xò hơn hàng TQ
Hun cái nè
có chắc nó nhận diện dc người châu Á ko, dân châu Á h toàn đứa hack tuổi, nhìn trẻ hơn tuổi thật.
nierec
TÍCH CỰC
25 ngày
Cơ quan phi chính phủ lên ý tưởng, mà tinhte đăng lên cho mấy con bò lên gây war, dm tinhte
taducanh
TÍCH CỰC
25 ngày
Cũng được chứ ai như VN để game freefire nhãn 12 tuổi làm cho thằng cu nhà nó thoát được quyền family link quản lý của google. Game đó bắn nhau phải 18 mới được chơi. Bọn game lẫn google quản lý không chặt tý nào. Đặc biệt youtube vì lợi nhuận mà nội dung bẩn còn được lăng xê lên đầu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019