Anh em mê lịch sử đều nhớ hai chi tiết của ngành “công nghệ”: Quả bom nguyên tử đầu tiên loài người tạo ra được kích nổ vào ngày 16/07/1945 ở bãi thử nghiệm Trinity, bang New Mexico. Còn trò chơi điện tử tương tác đầu tiên được con người tạo ra là Tennis For Two, được trình diễn ngày 18/10/1958 tại phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven. Có điều ít người biết, đó là món vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất lịch sử nhân loại, và tác phẩm giải trí tương tác định hình lại vài thế hệ con người đều có chung một cha đẻ: William Higinbotham.
Năm 1958, nhà vật lý người Mỹ biết được thông tin rằng cỗ máy tính mới nhất đặt tại Brookhaven, chiếc Donner Model 30 có khả năng mô phỏng hành trình đạn đạo bằng việc tính toán lực cản của gió, và thay vì tạo ra một ứng dụng có lợi cho bất kỳ mục đích dân sự hay quân sự nào, Higinbotham quyết định tạo ra một ứng dụng giải trí. Cùng với một khoa học gia khác, Robert V. Dvorak, hai người họ bỏ ra 3 tuần để tạo ra một phần mềm mô phỏng quần vợt, với những đường xanh mô phỏng đường đi trái bóng và sân thi đấu dưới dạng 2D trên màn hình hiện sóng của cỗ máy tính.
Nhưng, vẫn chính là Higinbotham, 25 năm trước khi tạo ra Tennis For Two, ông chính là một trong những nhà khoa học thuộc dự án Manhattan, đảm trách vai trò phát triển hệ thống điện tử cho bom nguyên tử, cụ thể hơn là hệ thống đánh lửa kích nổ và trang bị đo đạc cho vũ khí hạt nhân, dẫn đầu một nhóm khoa học gia và nhà vật lý học tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Và rồi, sau những trải nghiệm của chính bản thân mình với vũ khí hạt nhân, William Higinbotham về sau chính là một trong những người thành lập Liên đoàn Khoa học gia Hoa Kỳ, một nhóm vận động hành lang kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân. Nói theo cách của chính Kenneth Bainbridge khi nhìn thấy trái bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ ở Trinity: “Giờ tất cả chúng ta đều là những đứa con hoang,” và mô tả cảm giác nhìn thấy trái bom ấy phát nổ là “một hình ảnh nhơ nhớp và tuyệt vời.”
Cuối cùng, có một bộ phim tài liệu rất hay mà anh em có thể xem miễn phí trên YouTube của sử gia ngành game Ahoy (Stuart Brown), mô tả cái cách mà cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân thời chiến tranh lạnh đã kích thích tốc độ phát triển của trò chơi điện tử, một trong những công cụ giải trí được nhiều người yêu mến nhất ở thời điểm hiện tại. Từ những phát triển công nghệ của tụ điện bán dẫn, cho tới chính cái tâm lý “phe ta - phe địch” đã tạo ra được một nền tảng hoàn hảo cho ngành game phát triển tới tận ngày hôm nay:
Theo Kotaku
Năm 1958, nhà vật lý người Mỹ biết được thông tin rằng cỗ máy tính mới nhất đặt tại Brookhaven, chiếc Donner Model 30 có khả năng mô phỏng hành trình đạn đạo bằng việc tính toán lực cản của gió, và thay vì tạo ra một ứng dụng có lợi cho bất kỳ mục đích dân sự hay quân sự nào, Higinbotham quyết định tạo ra một ứng dụng giải trí. Cùng với một khoa học gia khác, Robert V. Dvorak, hai người họ bỏ ra 3 tuần để tạo ra một phần mềm mô phỏng quần vợt, với những đường xanh mô phỏng đường đi trái bóng và sân thi đấu dưới dạng 2D trên màn hình hiện sóng của cỗ máy tính.
Nhưng, vẫn chính là Higinbotham, 25 năm trước khi tạo ra Tennis For Two, ông chính là một trong những nhà khoa học thuộc dự án Manhattan, đảm trách vai trò phát triển hệ thống điện tử cho bom nguyên tử, cụ thể hơn là hệ thống đánh lửa kích nổ và trang bị đo đạc cho vũ khí hạt nhân, dẫn đầu một nhóm khoa học gia và nhà vật lý học tại phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Và rồi, sau những trải nghiệm của chính bản thân mình với vũ khí hạt nhân, William Higinbotham về sau chính là một trong những người thành lập Liên đoàn Khoa học gia Hoa Kỳ, một nhóm vận động hành lang kêu gọi giải giáp vũ khí hạt nhân. Nói theo cách của chính Kenneth Bainbridge khi nhìn thấy trái bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ ở Trinity: “Giờ tất cả chúng ta đều là những đứa con hoang,” và mô tả cảm giác nhìn thấy trái bom ấy phát nổ là “một hình ảnh nhơ nhớp và tuyệt vời.”
Cuối cùng, có một bộ phim tài liệu rất hay mà anh em có thể xem miễn phí trên YouTube của sử gia ngành game Ahoy (Stuart Brown), mô tả cái cách mà cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân thời chiến tranh lạnh đã kích thích tốc độ phát triển của trò chơi điện tử, một trong những công cụ giải trí được nhiều người yêu mến nhất ở thời điểm hiện tại. Từ những phát triển công nghệ của tụ điện bán dẫn, cho tới chính cái tâm lý “phe ta - phe địch” đã tạo ra được một nền tảng hoàn hảo cho ngành game phát triển tới tận ngày hôm nay:
Theo Kotaku