Vào năm 1933, các nhà nghiên cứu tìm thấy được một hộp sọ hoá thạch tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, phía đông - bắc Trung Quốc. Chiếc hộp sọ này được bảo tồn một cách hoàn hảo trong tự nhiên, nó có phần hốc mắt hơi vuông, viền chân mày dày và hàm răng tương đối lớn. Lúc bấy giờ, các nhà khoa học không thể xác định được chính xác thì đây là hộp sọ của ai hay loài gì.
Về kích thước, nó lớn hơn so với hộp sọ của Homo sapiens (tức người hiện đại) và các loài người khác từng xuất hiện trong lịch sử. Ngoài phần hộp sọ được tìm thấy, người ta không phát hiện thêm được gì về nguồn gốc, thời gian sống hay những thông tin liên quan về chiếc đầu này, ít nhất là cho tới hiện tại. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Úc và Anh sau khi tìm hiểu và cố gắng giải thích về sự tồn tại của hộp sọ này, đã đăng tải kết quả lên tạp chí Innovation, nói rằng đây chính là họ hàng gần nhất với loài người chúng ta.
Hộp sọ người Homo erectus và người Homo longi (ngoài cùng bên phải)
Loài người mới này được đặt tên là Homo longi, theo tên mà nơi nó được tìm thấy. Các phép đo đạc và phân tích thành phần hoá học của các trầm tích mắc kẹt bên trong hộp sọ cho thấy nó thuộc về một người đàn ông 50 tuổi. Sử dụng phân tích đồng vị uranium cho thấy niên đại của hộp sọ này đã ít nhất được 146.000 năm tuổi. Mặc dù vậy, việc xác định mối quan hệ giữa các loài đã tuyệt chủng chưa bao giờ là dễ dàng cho các nhà khoa học.
Về kích thước, nó lớn hơn so với hộp sọ của Homo sapiens (tức người hiện đại) và các loài người khác từng xuất hiện trong lịch sử. Ngoài phần hộp sọ được tìm thấy, người ta không phát hiện thêm được gì về nguồn gốc, thời gian sống hay những thông tin liên quan về chiếc đầu này, ít nhất là cho tới hiện tại. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Úc và Anh sau khi tìm hiểu và cố gắng giải thích về sự tồn tại của hộp sọ này, đã đăng tải kết quả lên tạp chí Innovation, nói rằng đây chính là họ hàng gần nhất với loài người chúng ta.
Hộp sọ người Homo erectus và người Homo longi (ngoài cùng bên phải)
Loài người mới này được đặt tên là Homo longi, theo tên mà nơi nó được tìm thấy. Các phép đo đạc và phân tích thành phần hoá học của các trầm tích mắc kẹt bên trong hộp sọ cho thấy nó thuộc về một người đàn ông 50 tuổi. Sử dụng phân tích đồng vị uranium cho thấy niên đại của hộp sọ này đã ít nhất được 146.000 năm tuổi. Mặc dù vậy, việc xác định mối quan hệ giữa các loài đã tuyệt chủng chưa bao giờ là dễ dàng cho các nhà khoa học.
Loài Homo longi được cho là đã từng sống giữa cộng đồng hominin ở khắp châu Phi, châu Âu và châu Á trong kỷ Pleistocen giữa. Với niên đại cổ xưa như vậy, các DNA của các mẫu hoá thạch đã dần bị phân huỷ theo thời gian, do đó rất khó để xác định DNA và thiết lập mối quan hệ loài. Do đó nhóm nghiên cứu đã tạo ra một cây phả hệ của loài người để tìm ra các mối quan hệ giữa loài này với loài người hiện đại. Cây phả hệ này được dựa từ dữ liệu hình thái học của 95 mẫu hoá thạch lớn hoàn chỉnh của các loài khác nhau sống trong kỷ Pleistocen giữa, bao gồm Homo erectus, Homo neanderthalensis, Homo heidelbergensis và Homo sapien.
Sau khi lập được cây phả hệ, người ta dự đoán rằng loài Homo sapien chúng ta và Homo longi có một tổ tiên chung sống cách đây 950.000 năm. Chưa dừng lại ở đó, cả Homo sapien và Homo longi đều có tổ tiên chung với người Neanderthal cách đây hơn 1 triệu năm. Điều này đồng nghĩa với việc loài người hiện đại và Neanderthal đã tách nhau ra sớm hơn 400 ngàn năm so với những suy nghĩ rằng hai loài tách khỏi nhau vào 600 ngàn năm trước.
Và kết quả này cũng đã thay đổi những suy nghĩ trước giờ của các nhà khoa học. Neanderthal và Homo sapien được cho là hai họ hàng gần nhất với nhau, nhưng giờ thì Homo longi thậm chí còn gần gũi với loài người hiện đại hơn. Mặc dù vậy, chính tác giả của bài nghiên cứu cũng khẳng định rằng vẫn còn nhiều điểm về mốc niên đại cần xem xét khi chúng vẫn có những mâu thuẫn với mốc thời gian của các hoá thạch khác, hoặc mâu thuẫn với các kết quả phân tích DNA trước đó.
Ví dụ, trong nghiên cứu này, người Homo sapien có mặt ở lục địa Âu - Á vào khảong 400.000 năm trước. Song, hoá thạch lâu đời nhất của loài này lại cho thấy số liệu thực tế có khác biệt. Đồng thời, việc dự đoán thời điểm phân tách giữa Neanderthal với Homo sapien diễn ra cách đây 1 triệu năm không hoàn toàn phù hợp với các kết quả phân tích DNA khi mà kết quả này cho rằng sự phân tách này diễn ra trễ hơn.
Mặc dù việc xác định bằng cách lập phả hệ loài người có thể được cho là khá logic, nhưng cũng vẫn còn quá sớm để khẳng định bất kì điều gì hoặc cho rằng kết quả này là chân lý. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng phần nào làm sáng tỏ thêm cách mà loài người xuất hiện và lan truyền đi khắp các lục địa thế giới vào kỉ Pleistocen giữa. Mong rằng sẽ có thể nhiều nghiên cứu cụ thể về phả hệ các loài người và cách mà chúng ta phát triển, thống trị thiên nhiên.
Tham khảo ScienceAlert