Công nghệ pin hiện tại đang cản trở máy bay điện cất cánh

Lê Q Khánh
18/8/2022 6:29Phản hồi: 85
Công nghệ pin hiện tại đang cản trở máy bay điện cất cánh
Các công ty startup đang tìm cách để máy bay điện làm sạch hơn hoạt động di chuyển bằng đường hàng không, vốn chiếm khoảng 3% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vấn đề là hiện tại máy bay điện chỉ có thể chở khoảng một chục hành khách trong khoảng 50 km mà thôi. Yếu tố cản trở là pin, cụ thể là lượng năng lượng có thể lưu trữ trong một thể tích nhỏ. Pin ngày nay trên những chiếc máy bay nhẹ nhất cũng chỉ đi xa ngang bằng với một chiếc xe đạp điện. Sự thật là pin càng ngày càng hiệu quả khi lưu trữ được nhiều năng lượng hơn vào các thể tích nhỏ hơn trong khoảng 30 năm vừa qua và việc tiếp tục cải tiến có thể giúp máy bay điện trở thành một lựa chọn ngày càng khả thi hơn. Nhưng những gì hiện có vẫn chưa đủ, và nói tới nói lui, tương lai của máy bay điện phụ thuộc vào sự tiến bộ của công nghệ pin.

Triển vọng của chuyến bay điện là điều vô cùng hấp dẫn. Hàng không thải ra ngày càng nhiều lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và máy bay bay bằng pin có thể giúp tăng tốc độ khử cacbon trong một lĩnh vực đang thu hút sự chú ý lớn hơn bao giờ hết. Lượng carbon giảm được là đáng kể. Một chiếc máy bay chạy bằng pin được sạc bằng năng lượng tái tạo tạo ra ít khí thải hơn gần 90% so với những chiếc máy bay bay bằng xăng. (Lượng khí thải còn lại phần lớn là từ việc sản xuất pin, nhiều khả năng sẽ cần được thay thế mỗi năm cho hầu hết các máy bay.)

Pin cũng là một cách sử dụng điện hiệu quả. Trong một máy bay điện, khoảng 70% năng lượng được sử dụng để sạc pin sẽ cung cấp năng lượng cho máy bay. Có một chút hao tổn trong pin và trong động cơ, nhưng sự hiệu quả này cao hơn kha khá so với các lựa chọn bay khác. Ví dụ, với hydro và nhiên liệu tổng hợp, hiệu suất có thể thấp từ 20 đến 30%. Với tiềm năng như thế, một số công ty khởi nghiệp đang hy vọng tạo ra những chiếc máy bay điện nhỏ để bay những chuyến tương đối ngắn trước khi thập kỷ này kết thúc.

batteryairplane_1.jpg

Heart Aerospace, một công ty khởi nghiệp của Thụy Điển, nằm trong số các công ty đang cố gắng tận dụng tiềm năng về pin để thương mại hóa máy bay điện. Theo Giám đốc điều hành Anders Forslund, chiếc máy bay 19 chỗ của họ sẽ bắt đầu bay thử vào năm 2024 và có thể bay thương mại vào năm 2026. “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra cách di chuyển hợp lý nhất, nhanh nhất, xanh nhất để đi khắp thế giới,” Forslund nói. Công ty có kế hoạch bắt đầu ở các thị trường ngách — như bay qua các vịnh hẹp (fjords) ở Scandinavia. Những tuyến đường này không phù hợp với di chuyển trên mặt đất, và ở một số quốc gia, như Na Uy, chuyện này có thể được chính phủ trợ cấp. Forslund nói rằng những chuyến đi này mới chỉ là bước khởi đầu và mục tiêu là mở rộng đường bay trong khu vực trên toàn cầu. Công ty tuyên bố, ngay cả với công nghệ pin hiện tại, máy bay của họ có thể bay khoảng 400 km, tương đương với khoảng cách giữa New York và Boston hoặc Paris và London. Tuy nhiên, yêu cầu về pin để bay ngay cả những chuyến đi ngắn này là khá lớn. Máy bay 19 chỗ của Heart sẽ chở khoảng 3,5 tấn pin trên khoang, với tổng công suất tương đương từ 8 đến 10 xe điện. Còn Wright Electric, một công ty khởi nghiệp của Mỹ, thì nhắm đến những chiếc máy bay lớn hơn nữa. Công ty có kế hoạch lắp pin cho máy bay 100 chỗ ngồi cho các tuyến đường ngắn, dự kiến bay vào năm 2026.

Một số người trong ngành hoài nghi rằng những chiếc máy bay điện như vậy khó có thể thành công nếu không có những cải tiến lớn về pin. Phạm vi hoạt động của máy bay điện sẽ bị hạn chế rất nhiều với công nghệ lưu trữ năng lượng hiện có. Sử dụng ước tính về mật độ pin hiện tại và giới hạn trọng lượng máy bay, các nhà phân tích ước tính rằng máy bay 19 chỗ ngồi sẽ có hành trình tối đa khoảng 260 km, ít hơn đáng kể so với tuyên bố của Heart Aerospace là 400 km. Tuy nhiên, Forslund lập luận rằng các ước tính của các nhà quan sát bên ngoài không đưa ra bức tranh chân thực về công nghệ của công ty mình, vì họ không nắm rõ thông tin chi tiết về bộ pin và thiết kế máy bay của công ty. (Công ty này có kế hoạch thiết kế máy bay riêng thay vì lắp pin lên một chiếc máy bay hiện có.)

Các yêu cầu dự trữ [năng lượng] có thể hạn chế tầm hoạt động thực sự của máy bay điện. Một máy bay cần thêm năng lượng để bay vòng vòng trên sân bay trong 30 phút trong trường hợp không thể hạ cánh ngay lập tức và nó cũng phải có khả năng bay đến một sân bay khác cách đó 100 km trong trường hợp khẩn cấp. Khi tính đến tất cả những điều đó, phạm vi bay của máy bay 19 chỗ là từ 250 km xuống còn khoảng 50 km. Đối với một chiếc máy bay lớn hơn như máy bay 100 chỗ ngồi mà Wright đang chế tạo, thì khoảng cách đó chưa đầy 10 km.

Cuối cùng, tương lai của máy bay điện phụ thuộc vào tương lai của những cải tiến về pin. Về cơ bản, pin sẽ cần tăng gấp đôi mật độ năng lượng để có thể thực hiện các chuyến bay ngắn mà các công ty khởi nghiệp đang hướng tới. Ngay cả với tiến bộ về pin như vậy, máy bay điện chỉ có thể cắt giảm ít hơn 1% lượng khí thải từ ngành hàng không vào năm 2050.
85 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy anh EU khởi động lại nhà máy điện than, anh Lươn thì đi máy bay riêng trên quãng đường ngắn...
Phải chi ngày xưa giỏi Văn là giờ lập startup về pin rồi
Máy bay với xe tải đường trường thì xài hydro thôi, nhẹ hơn tiếp nhiên liệu nhanh hơn.
@BenGlo Tesla Semi chưa công bố chi tiết nhé, và người ta ước lượng pin của nó nặng 11.8 tấn. Vậy bạn xem có giống ước lượng của mình không?
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@Walleye_Pixel2 hmm pin xe oto tesla có dung lượng ~100KWh nặng >500kg trong khi xe tải tesla pin chưa đến 1MWh thì nặng lắm cũng chưa đến đâu đó 6t chứ nhỉ.
@BenGlo Thì chính bạn bảo nó chưa tới 1MWh trong khi các chuyên gia trong ngành ước tính nó phải khoảng 2MWh ~ 11.8 tấn.

Mà chưa có nhiều thông tin Tesla Semi. Ví dụ như chạy 300 miles hay 480 miles là full tải hay chạy không tải. Tốn <2kWh/miles là Full tải hay không tải. Xe không tải + tài xế (Curb Weight) là bao nhiêu? Payload 37 tấn đó có tính pin không (37 tấn hàng hay 36 tấn hàng + pin).
Bill gate nói đúng. Năng lượng trong 1 thể tích xăng lớn hơn rất nhiều năng lượng trong 1 thể tích pin
@boybala VN ông nhất rồi. Cứ ở đó mà tận hưởng =)) Nhớ là thằng henry ford vẫn là đám sx xe hơi trên dây chuyền đầu tiên để đưa xe giá rẻ tới mọi người. Cái điện thoại ông xài vẫn là do bell labs của Mỹ chế. Cái internet ông đang xạo lèo cũng là do DARPA của quân đội Mỹ nghĩ ra.

Ngày xưa cái gì cũng ở mỹ, tại sao tụi nó outsource thì tui giải thích ở trên rồi. Còn nhập khẩu thì để đa dạng thị trường thôi. Tụi cộng sản nhà ông còn muốn được bán hàng ở đây để kiếm $ nữa mà cứ chửi làm gì.

Còn tụi nó cứ phát hành bond rồi ông đưa tiền của ông cho nó xài thôi, rồi nó xài hết là phát hành trái phiếu tiếp. Nó in trong nước riết thì siêu lạm phát thì sao nên nó mới qua mấy thằng third world như VN. Còn vụ nhà máy thì tui ko tin thím Vượng tốt tới mức đó đâu =))) trốn thuế hay tẩu tán tài sản thì nghe có lí hơn. Còn vụ homeless thì do corruption thôi. Thuế cao lương éo tăng thì chẳng mấy chốc mà ra đường.

Tui sống ở nông thôn nên 5G ko tới kịp. Sorry bạn. Tui đọc sách thôi à.

Tui search số 7 thiền quang ko ra ông ơi, ông cho tui xin tên shop được ko?
boybala
CAO CẤP
2 năm
@B1tches keep reporing but can't stop Nhớ mong cái cc gì ? Xe hơi mà giá rẻ thì là xe tàu nhé. Đến cái thằng mả tổ nước mẽo là tesla còn phải sx ở tàu. Xông nghệ tàu mà cứ nhận là mẽo. Mẽo sao không mang về mẽo mà sx cho bớt homeless đi. Mang tiếng nv giàu dân pahri ăn bờ ở bụi ngoài đường.
Méo nào phát minh ra internet. Tiền đề là ông người Bỉ Paul olet để xuất kết nối mạn TV vs đt toaanf cầu. WWW do team berners lee ở viện cern nghĩ ra. Mấy thằng mỹ lúc đó cá cái beep mà biết internet là gì. Mà inter net liên quan gì đến việc phải đi thuê công nghệ sx của tàu không ? Giởi thế sao không tự sx như xe Vin làm ở ĐÌnh Vũ vs Bình Dương. Do cái đám ông vs thầy ông đếch làm dc chứ còn sao ? Làm dc sao không vào mà nhận thầu sx ?
Nói chung là COn nợ của Vn thì là con nợ. Có tiền việc đêhcs phải vay . Nợ là nợ, mỗi thằng góp 100$ cho cp đi mà giả nợ cho khỏi nhục, hay không làm dc.
Còn nhà tao nó lù lù GG. Cho địa chỉ đủ thứ đéo tìm dc thì là dốt internet lại còn đòi tìm shop.
Ở Mẽo oai lần sau bớt vào web tiếng Việt xàm lông đi, Mẽo không có cái mạng xh nào mà giải trí à ? Hay mấy thằng Mẽo trắng nó không giao lưu cùng ? quê vlllllll
Mang tiếng không phải làm trong khi tao đi chơi lễ quốc khánh cả tuần mới rep dc. Giơi rmaf nhà rep 1:1 vs tao cả ngày đi, tao có mỗi việc ăn cafe vs nghe điện thoại thôi rảnh lắm
@boybala LOL, gõ phím chậm thôi man. Sai chính tả tùm lum kìa =))
Nếu nói về công suất tích năng thì tàu ngầm có lẽ là phương tiện có dung lượng pin cực lớn ,thế nhưng tai nạn liên quan đến pin không phải là nhỏ
@anhcom67 Tàu ngầm đc thế thì đã lắp cho mb rồi. Tàu ngầm là diesel- điện (hybryd) chứ nó có chạy thuần điện đâu.
Mb cần mật độ nl cao hơn nhưng chưa có loại pin đủ tốt
@anhcom67 Đã có tàu ngầm hydrogen-điện
@T.NC động cơ máy dầu trên tàu ngầm thực chất không dùng dẫn động quay động cơ mà chỉ có tác dụng chạy máy phát điện nạp pin cho tàu thôi bác, dĩ nhiên vì nằm ở dưới nước nên khối lượng ko phải vấn đề như bằng máy bay.
Làm 1 bài toán nhỏ nếu lấy pin vinfart e34 đi chia ra thi 1kw đi được 7km ở điều kiện tối ưu, pin lithium trữ lượng tối đa 200w/kg viện chi là 1kg pin giúp xe đi được 1,2km, trong khi 1l xăng chỉ 0,7kg giúp xe chạy 12-15km, như vậy là biết mật độ năng lượng xăng cao như nào rồi.
xmanvu
ĐẠI BÀNG
2 năm
@namnguyen1011 nhưng mà sạc đầy hết 120k, đi được ~200km, còn xe xăng 200km thì bèo nhèo cũng 10-15 lít ~ 250-300k .Tính ra là rẻ ít nhất gấp đôi, gấp ba đó fen à. Công nghệ cứ để cho khoa học nghiên cứu thôi, quan trọng túi tiền của mình đã.
@xmanvu xe điện ok mà, nếu là máy bay thương mại thì ko ổn thôi bác ... nếu có điều kiện thì cái xe hơi đầu tiên e mua chắc chắn sẽ là xe điện vì chi phí vận hành với bảo trì thấp.
Kể nó đi được tốc độ tầm 400 km/h, giá từ nam qua Bắc tầm 4h, giá 500k thì cũng ngon đấy. Ko phát thải các bon là tốt rồi.
@BenGlo Công ty rôn roi của anh nghe nói làm được máy bay điện tốc độ lớn nhất tầm 500 hay 600 km/h gì đó. Lâu ngày quên rồi……….Động cơ phản lực (máy bay dân dụng) tốc độ gấp đôi tốc độ đó. Mà bạn biết là tăng tốc độ rất khó (về mặt năng lượng tốn) nhất là ở tốc độ cao ko?
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@ussh999 ờm có ai nói đến trực thăng à bạn.
BenGlo
CAO CẤP
2 năm
@dlv.thickgame tùy nhu cầu mà trang bị Động cơ, nếu khoảng 500km/h thì xài Motor là dư sức, còn Động cơ phản lực thì hơi tốn kém và ồn.
@ussh999 có mẫu trực thăng raider X của lockheed martin gần 500kmh rồi, kiểu dáng đẹp hơn mấy con bell với apache nữa, mà điểm chung gọn nhẹ được là nhờ chạy động cơ phản lực turboshaft chứ lắp pin vào thì còn khướt vì nặng.
Công nghệ pin nó cản trở điện thoại lâu rồi nói chi mấy thứ khác 😆
Máy bay chạy pin lấy gì đạt được tốc độ cao nhỉ?
@ducleminh trừ phi pin bây giờ mật độ trữ cao hơn 10-20 lần hiện nay may ra có thể mà chỉ so với trực thăng và loại cánh quạt dẫn động chứ loại thuần phản lực thì còn khướt, cánh quạt có tối ưu mấy cũng chỉ là nén áp lực ko khí trước sau 1:1, còn phản lực là lấy khí vào 1 nhưng áp suất cho ra hàng chục hàng trăm lần.
Máy bay chờ công nghệ hydro thôi, pin đưa vào dân dụng chở 200 hành khách khó lắm
Cần lắm một hãng tái định nghĩa công nghệ pin
@ntroppld có thể do giới hạn về trí tuệ hoặc chi phí nên con người nói chung vẫn đang miền mài tìm kiếm giải pháp. trong đó có pin về cơ bản các hãng và các nhà khoa học cũng bắt tay liên tục rồi thành quả nhân loại cũng tiến triển nhiều nhưng dường như tốc độ mong muốn của con ng nhanh hơn. nên cảm giác pin tụt lại chứ mình thấy pin cũng cải tiến khá nhiều. giờ đòi cục pin bằng ngón tay mà trữ dc 1 triệu mAh chắc hơi xương @@
Mình vẫn luôn có một thắc mắc là ngoài việc ít khí thải trực tiếp hơn, thì liệu công nghệ pin điện nói chung có thực sự tốt hơn cho môi trường, so với xăng dầu ko nhỉ?
@crazyfox Trc mắt thấy thành phần của pin đa số là kim loại, khai thác luyện các kim loại này chắc cũng ko sạch đâu, ô nhiễm gián tiếp thôi
@crazyfox Kiểu như chuyển từ ô nhiễm không khí sang ô nhiễm đất và nguồn nước ấy nhỉ? Liệu chăng chúng ta đang bị dắt mũi ko?
cho em hỏi là tại sao k dùng siêu tụ làm pin hả các bác?
@W41k3r43937 dòng xả cao chứ mật độ lưu trữ thấp hơn pin từ 10-20 lần
@W41k3r43937 Siêu tụ là siêu tụ mà, siêu tụ có power density lớn nhưng energy density thấp tè. Nói cách khác là xả dòng lớn trong thời gian ngắn là hết điện
Để máy bay cất cánh cần pin có mật độ năng lượng lớn, thêm nữa là phải an toàn. Với công nghệ pin lithium hiện tại thì khó mà bay xa được vì mật độ năng lượng (kể cả trên lí thuyết) kém xa kerosen, may ra thế hệ lithium-sulfur hoặc lithium-không khí
Thực ra là họ làm đc rồi, nhưng vẫn muốn tối ưu lợi nhuận từ nhiên liệu hoá thạch nên chưa có áp dụng công nghệ mới thôi. Thay loại nhiên liệu đồng nghĩa với việc phải thay dây chuyền sản xuất.....tốn cả khối tiền mà đem lại lợi nhuận ko cao. Các bạn nhìn mấy chiếc tàu bay hiện đại ngày nay sẽ rõ, bọn nó cứ na ná nhau vì cùng trên một dây chuyền sx cả. Vòng đời 1 loại tàu bay trung bình là 12-15 năm. Có nghĩa là tính từ thế hệ tàu bay mới nhất sắp xuất xưởng ( B777-X ) thì sau 15 năm nữa động cơ điện và động cơ nhiên liệu sạch sẽ ra đời. Tóm gọn lại là động cơ điện CHỈ ĐC PHÉP RA ĐỜI khi có SỰ ĐỒNG Ý từ các bố già mafia.
Mình thì thấy không tin tưởng lắm nếu có loại máy bay chạy pin dân dụng được đưa vào khai thác.
Thì mình suy nghĩ chạy máy bay bằng nhiên liệu khác thì pin hết thành cản trở chứ gì đâu, cố đấm ăn xôi làm gì
còn tốc độ sao không nói, động cơ cánh quạt thì so sao được với động cơ phản lực, đi lâu gấp mấy lần máy bay phản lực thì ai đi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019