Elon Musk xác nhận bệ phóng tàu Starship đang ở trong “tình trạng tuyệt vời” sau khi tên lửa đẩy Super Heavy thực hiện thành công cuộc tách rời với tàu Starship trong cuộc phóng thử nghiệm lần hai hôm 18/11.
SpaceX đã chia sẻ một loạt hình ảnh và thông tin sau cuộc phóng thử nghiệm lần hai của tàu vũ trụ tích hợp Starship. Đây là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới hiện nay, được đưa lên bầu trời hôm thứ bảy và nó đã đi được một quãng đường xa hơn đáng kể so với cuộc thử nghiệm lần một vào tháng Tư. Trong lần thử nghiệm đầu, nó đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi thực hiện tách rời.
Còn đối với lần này, SpaceX tự kích hoạt thủ công một vụ nổ cho tên lửa đẩy Super Heavy tầng dưới không lâu sau cuộc tách rời, nhưng tàu vũ trụ Starship ở tầng trên vẫn tiếp tục bay cho tới khi SpaceX mất liên lạc với nó, trước khi đưa được tàu vào quỹ đạo. Dù vẫn chưa đạt được mục tiêu nhưng nhìn chung thì lần thứ nhì này là một cuộc phóng thành công đối với SpaceX khi mà công ty nhấn mạnh là họ sử dụng một cách thiết kế hệ thống fail-fast, learn-fast (tạm dịch: phát hiện sớm sai sót và học hỏi mau chóng) cho quy trình phát triển tên lửa. Trong lần phóng thứ hai này Starship lần đầu tiên đã thực hiện một cuộc tách rời hot-staging. Điều này đã tạo ra một số bức ảnh ấn tượng.
Luồng khí thải từ 33 động cơ Raptor. Ảnh: X.
Trong một bài đăng trên X không lâu sau khi phóng tàu, SpaceX đã giải thích rằng "với một cuộc thử nghiệm như thế này, thành công đến từ điều chúng tôi học hỏi được, và cuộc thử nghiệm hôm nay sẽ giúp chúng tôi cải thiện độ tin cậy của Starship khi SpaceX tìm cách biến việc sinh sống trên các hành tinh thành hiện thực."
Việc con tàu bị rơi không phải là điều đáng tiếc với SpaceX vì họ có vài nguyên mẫu luôn sẵn sàng phóng đi, cho nên cuộc thử nghiệm lần ba sẽ diễn ra không lâu nữa. Điều đáng chú ý là bệ phóng hiện nay đủ sức chịu được lực đẩy cực mạnh của tàu Starship khi cất cánh và không thổi các mảnh vụn đi xa hàng dặm theo mọi hướng như trước kia.
SpaceX đã chia sẻ một loạt hình ảnh và thông tin sau cuộc phóng thử nghiệm lần hai của tàu vũ trụ tích hợp Starship. Đây là tên lửa lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới hiện nay, được đưa lên bầu trời hôm thứ bảy và nó đã đi được một quãng đường xa hơn đáng kể so với cuộc thử nghiệm lần một vào tháng Tư. Trong lần thử nghiệm đầu, nó đã rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi thực hiện tách rời.
Còn đối với lần này, SpaceX tự kích hoạt thủ công một vụ nổ cho tên lửa đẩy Super Heavy tầng dưới không lâu sau cuộc tách rời, nhưng tàu vũ trụ Starship ở tầng trên vẫn tiếp tục bay cho tới khi SpaceX mất liên lạc với nó, trước khi đưa được tàu vào quỹ đạo. Dù vẫn chưa đạt được mục tiêu nhưng nhìn chung thì lần thứ nhì này là một cuộc phóng thành công đối với SpaceX khi mà công ty nhấn mạnh là họ sử dụng một cách thiết kế hệ thống fail-fast, learn-fast (tạm dịch: phát hiện sớm sai sót và học hỏi mau chóng) cho quy trình phát triển tên lửa. Trong lần phóng thứ hai này Starship lần đầu tiên đã thực hiện một cuộc tách rời hot-staging. Điều này đã tạo ra một số bức ảnh ấn tượng.
Luồng khí thải từ 33 động cơ Raptor. Ảnh: X.
Trong một bài đăng trên X không lâu sau khi phóng tàu, SpaceX đã giải thích rằng "với một cuộc thử nghiệm như thế này, thành công đến từ điều chúng tôi học hỏi được, và cuộc thử nghiệm hôm nay sẽ giúp chúng tôi cải thiện độ tin cậy của Starship khi SpaceX tìm cách biến việc sinh sống trên các hành tinh thành hiện thực."
Việc con tàu bị rơi không phải là điều đáng tiếc với SpaceX vì họ có vài nguyên mẫu luôn sẵn sàng phóng đi, cho nên cuộc thử nghiệm lần ba sẽ diễn ra không lâu nữa. Điều đáng chú ý là bệ phóng hiện nay đủ sức chịu được lực đẩy cực mạnh của tàu Starship khi cất cánh và không thổi các mảnh vụn đi xa hàng dặm theo mọi hướng như trước kia.
Tàu Starship ngay sau khi phóng đi.
Trong vòng vài giờ sau khi tàu Starship bay lên bầu trời, CEO SpaceX Elon Musk đã đăng lên X những bức ảnh ấn tượng về bệ phóng Starship tại sân bay vũ trụ Starbase ở Boca Chica, phía nam bang Texas.
Hai bức ảnh bệ phóng tàu Starship trong “tình trạng tuyệt vời” được Elon Musk chia sẻ trên mạng xã hội X. Ảnh: X.
Ngoài các hình ảnh này ông còn cho biết mình “vừa thẩm tra bệ phóng tàu Starship và nó đang ở trong tình trạng tuyệt vời! Không cần phải sửa chữa gì cả cho tấm thép làm mát bằng nước trong lần phóng kế tiếp. Chúc mừng đội ngũ SpaceX cùng các nhà thầu vì đã thiết kế và chế tạo một hệ thống mạnh mẽ trong thời gian ngắn như vậy!”
33 động cơ Raptor của tên lửa đẩy khi nhìn từ xa.
Không phải ngẫu nhiên mà CEO SpaceX nhấn mạnh về tình trạng của bệ phóng, vì trước đó các vấn đề liên quan đến bộ phận quan trọng này đã kéo dài thời gian giữa hai lần phóng lên tới hơn nửa năm, từ tháng 4 đến tháng 11. Trong lần phóng thử nghiệm đầu tiên hôm 20/4 nhiều tin tức cho biết rằng bụi bặm và các mảnh vỡ đã được phát hiện ở cách xa nơi phóng tàu hàng dặm. Cho nên một nhóm hoạt động môi trường đã đệ đơn kiện Cục Hàng không Liên bang (FAA) vì đã cho phép SpaceX phóng tên lửa lớn nhất từng được chế tạo từ sân bay vũ trụ Boca Chica mà thiếu sự đánh giá toàn diện về môi trường.
Nhưng lần này vấn đề môi trường của bệ phóng không còn là trung tâm của sự chú ý nữa. Mặc dù Starship vẫn chưa bay được tới quỹ đạo, và trước sự kiện phóng Musk cũng cho biết con tàu có khoảng 60% khả năng làm được điều đó. Điều đáng nói là sau lần phóng tháng 4 thì SpaceX liền thực hiện hàng trăm cuộc chỉnh sửa đối với Starship và nỗ lực của họ đã được đền đáp khi tên lửa bay xa hơn bao giờ hết.
33 động cơ Raptor của tên lửa đẩy Super Heavy trong quá trình phóng đi.
Quảng cáo
Starship đã chia sẻ nhiều bức hình ấn tượng bao gồm nhiều ảnh chụp của 33 động cơ Raptor thổi ra tia lửa khi tên lửa đẩy Super Heavy từ từ lao ra khỏi bệ phóng. Starship đã trở thành tên lửa mạnh nhất thế giới khi 33 động cơ này đồng thời tạo ra lực đẩy 17 triệu pound (khoảng 75,619,000 Newton) khi phóng đi.
Hình ảnh tàu Starship khởi hành từ sân bay vũ trụ Starbase và 33 động cơ Raptor.
Hai bộ phận chính của tàu Starship. Ảnh: Terra.
Cuộc phóng hôm thứ bảy là lần đầu tiên một tên lửa có kích thước lớn như vậy thực hiện được hoạt động tách rời hot-staging (tạm dịch: đốt nóng tầng trên), đó là khi tàu vũ trụ Starship ở tầng trên (tầng dưới là tên lửa đẩy Super Heavy) khai hỏa các động cơ riêng của nó ngay trước lúc tách rời để duy trì quán tính bay. Các tên lửa Soyuz của Nga cũng thực hiện được hoạt động tách rời hot-staging này, nhưng chúng lại có công suất và khả năng chịu tải nhỏ hơn nhiều lần so với Starship.
Video cho thấy quá trình tách rời hot-staging trong sự kiện phóng Starship hôm thứ bảy 18/11, cho thấy ba động cơ ở trung tâm của tầng trên tàu Starship đang rung lắc ngay sau khi tách ra. Ngay trước khi chúng kích hoạt cho quá trình hot-staging, các động cơ sẽ tự hướng ra ngoài để hướng khí thải về phía các khe thông hơi liên tầng trước khi chụm trở lại để tiếp tục bay lên. Nguồn: X.
Tàu Starship đang thực hiện việc tách rời hot-staging: Các động cơ riêng của tàu vũ trụ Starship ở tầng trên khởi động ngay trước lúc nó tách ra khỏi tên lửa đẩy bên dưới. Chúng ta quan sát thấy hầu hết 33 động cơ Raptor của tên lửa đẩy Super Heavy sẽ bị tắt, nhưng một số ít (3) động cơ vẫn hoạt động khi động cơ ở tầng trên của Starship bắt đầu kích hoạt.
Quảng cáo
Trước khi có được sự cho phép từ FAA cho cuộc phóng thử nghiệm lần hai, SpaceX đã chia sẻ nhiều bức hình về những chỉnh sửa mà họ đã làm đối với Starship, bao gồm việc lắp đặt thêm một bộ phận “thông hơi liên tầng” (vented interstage) có hình dáng như chiếc vòng và một tấm chắn nhiệt ở trên đỉnh nguyên mẫu tên lửa đẩy Super Heavy để kích hoạt việc tách rời hot-staging.
Bộ phận thông hơi liên tầng (bên trái) và tấm chắn nhiệt được lắp đặt trên đỉnh Booster 9 (tên gọi cũ của tên lửa đẩy tầng dưới Super Heavy). Ảnh: X.
Sự tiến bộ được thể hiện trong lần phóng thứ hai này có lẽ sẽ làm các quan chức NASA vui mừng khi mà trước đó họ từng bày tỏ lo ngại về tiến độ phát triển của Starship. NASA lo lắng rằng tiến độ chậm chạp này có thể làm trì hoãn sứ mệnh Artemis III, vì tên lửa khổng lồ này đã được ký hợp đồng cho việc đưa con người quay lại Mặt trăng vào cuối năm 2025, lần đầu tiên kể từ năm 1972.
Không chỉ Mặt trăng, tàu Starship cũng được dự kiến ngày nào đó sẽ đưa con người lên sao Hỏa. Tên lửa khổng lồ cao gần 400 feet (122 mét) này hoàn toàn có thể tái sử dụng khi hoạt động, nghĩa là cùng một tên lửa sẽ phóng được nhiều lần. Về lý thuyết, điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho các lần phóng liên tiếp, cho phép tầm nhìn của Musk về việc con người có thể sống trên nhiều hành tinh dần thành hiện thực.
Theo Interesting Enginering.